Tỷ phú chơi trội khi mua liền lúc 6 chiếc Rolls-Royce mới
Bộ sưu tập Rolls-Royce của tỷ phú Reuben Singh đã lên tới 20 chiếc sau khi được bổ sung 6 chiếc mới.
Hầu hết người dùng không thể với tới một chiếc Rolls-Royce mới, chưa nói tới bộ sưu tập hàng chục chiếc. Nhưng đó không phải là trường hợp của tỷ phú Reuben Singh.
Reuben Singh là doanh nhân người Anh gốc Ấn Độ, giám đốc điều hành công ty alldayPA và công ty cổ phần tư nhân Isher Capital. Reuben Singh từng rất nổi tiếng với bộ sưu tập Rolls-Royce mỗi chiếc một màu, đi kèm trang phục (quần áo, giày và khăn) đồng màu với xe.
Tỷ phú người Anh gốc Ấn Reuben Singh có sở thích sưu tầm xe Rolls-Royce. Ảnh: News18.
Reuben Singh nổi tiếng từ giữa những năm 90 khi công việc kinh doanh của ông phất như diều gặp gió. Thú chơi của tỷ phú này là siêu xe và xe siêu sang. Thay vì mua từng chiếc Rolls-Royce, CEO của alldayPA và Isher Capital mua liền lúc 6 chiếc.
Theo thông tin trên Instagram của vị tỷ phú người Anh, Singh vừa nhận ba chiếc Phantom và ba chiếc “siêu SUV” Cullinan mới. Đây là khoản tiền lớn với bất kỳ ai, kể cả tỷ phú bởi mỗi chiếc Cullinan có giá khởi điểm 325.000 USD, Phantom từ 450.000 USD.
Bộ sưu tập Rolls-Royce đầy màu sắc của tỷ phú Reuben Singh. Ảnh: Mensxp.
Video đang HOT
Giá khởi điểm cho sáu chiếc Rolls-Royce mới là 2,3 triệu USD. Tuy nhiên, là tỷ phú khó tính và có đòi hỏi khắt khe, chắc chắn mỗi chiếc Rolls-Royce được cá nhân hóa theo yêu cầu riêng của Reuben Singh, đẩy giá xe cao hơn nhiều giá khởi điểm.
Có thể nhiều người thắc mắc tại sao Reuben Singh không mua 7 chiếc Rolls-Royce mới để mỗi ngày đi làm bằng một xe khác nhau. Tuy nhiên, với bộ sưu tập 20 chiếc Rolls-Royce, tỷ phú người Anh không phải quá bận tâm về điều này.
T ỷ phú Reuben Singh mua liền lúc 6 chiếc Rolls-Royce mới. Ảnh: Instagram.
Ngoài sáu chiếc Rolls-Royce mới mua thuộc bộ sưu tập Jewels Collection, tỷ phú Reuben Singh còn sở hữu nhiều mẫu Rolls-Royce khác, trong đó có một chiếc sedan Phantom, Phantom Coupe và nhiều mẫu Dawn mui trần.
Không chỉ là tín đồ của Rolls-Royce, Reuben Singh còn sở hữu nhiều siêu xe thể thao đắt tiền, gồm Bugatti Veryon, Porsche 918 Spyder và Mercedes SLR.
Theo Nghean24h.vn
Cửa mở kiểu Rolls-Royce và tiếng xấu 'cửa tự sát'
Cửa mở ngược kiểu Rolls-Royce được cho là lấy cảm hứng từ xe ngựa thời thế kỷ 19, nhưng cũng có luồng ý kiến cho rằng mất an toàn.
Lincoln Continental thế hệ mới có hai cánh cửa hành khách mở đối diện vào nhau, tạo nên nhiều ý kiến trong ngành. Loại này có bản lề cửa sau đặt tại cột C và các cánh cửa mở ngược ra sau, còn các cánh cửa trước thì mở bình thường. Kiểu cửa này được giới truyền thông đặt tên là "suicide doors", tạm dịch "cửa tự sát".
Cửa xe Lincoln Continental thế hệ thứ 10.
Thực tế, kiểu mở này không lạ. Rolls-Royce nổi tiếng với thiết kế từ lâu trên tất cả các mẫu xe của hãng. Cây viết Roger Schlueter của trang News-Democrat nói rằng cửa không đơn giản chỉ mở, đóng khi dừng như nhiều người nghĩ, mỗi nhà thiết kế khi áp dụng điều gì lên mỗi chiếc xe đều phải trải qua một quá trình làm việc miệt mài.
Hãy tưởng tượng với thiết kế thông thường, người ngồi trong xe sẽ rất khó mở cửa khi tốc độ cao, bởi áp lực không khí. Càng cố mở cửa, càng có nhiều luồng không khí chống lại. Điều này sẽ giúp cho người ngồi bên trong không bị rơi ra ngoài, tránh những tai nạn đáng tiếc.
Trái lại, nếu cánh cửa mở theo hướng ngược lại, nghĩa là mở ra sau, luồng không khí nhắc đến ở trên vô tình trở thành lực trợ giúp để cửa bật ra nhanh hơn. Người vô tình mở cửa sẽ rơi vào trạng thái hoảng loạn cố gắng kéo cánh cửa lại. Nặng hơn, người ngồi sau sẽ bị thương, rơi ra ngoài và nhiều điều không mong muốn có nguy cơ xảy ra. Ngoài ra, nhiều người cho rằng những cánh cửa ngược mở ra sau cũng sẽ dễ bị bật ra khi va chạm trực diện.
Bởi nguy cơ mất an toàn cao, nên nhiều luồng ý kiến cho rằng chỉ có tự sát mới thiết kế kiểu cửa như vậy, từ đó cái tên "cửa tự sát" ra đời.
Nhưng, Roger Schlueter cũng nhấn mạnh, ông chưa tìm thấy một báo cáo nào về việc có bao nhiêu người đã thiệt mạng hay bị thương gây ra bởi cánh cửa kiểu này. Đó dường như là mối lo ngại quá mức cần thiết của các chuyên gia an toàn. Loại cửa này được cho là rất phổ biến trong những năm 1930. Các tay trộm thường sử dụng loại cửa này để thoát khỏi phương tiện di chuyển khi đang trong tầm ngắm, Dave Brownell, cựu biên tập viên của Hemmings Motor News cho biết.
Xe ngựa của nữ hoàng Anh Elizabeth II.
Các nhà thiết kế xe hơi có lý do của họ. Thế kỷ 19, xe ngựa là phương tiện phổ biến nhất được sử dụng. Xe ngựa với cánh cửa ngược đặc biệt hữu dụng với các quý cô váy dài. Họ sẽ dễ dàng bước lên, bước xuống, xoay xở trên xe và có được vị trí ngồi thoải mái. Tất nhiên, việc ngồi sau vài con ngựa phi nước kiệu với hàng trăm con ngựa dưới nắp ca-pô là hoàn toàn khác nhau. Đó cũng là lý do mà các công nghệ an toàn được phát minh.
Sau đó, Lincoln vẫn tiếp tục sử dụng loại cửa này trên chiếc Continental bao gồm phiên bản SS-100-X mà Tổng thống John F. Kennedy sử dụng. Nhiều người nghĩ rằng loại cửa này không còn được sử dụng hàng loạt khi Ford ngừng áp dụng cho chiếc Thunderbird vào năm 1971. Tuy nhiên, "suicide doors" một lần nữa được hồi sinh vào năm 1998, trên những chiếc bán tải kéo dài và đặc biệt là trên chiếc Rolls-Royce Phantom vào năm 2003.
Cô Barbara, một thợ làm bánh tại vùng biển Pismo từng chia sẻ khi nói về chiếc Honda Element của mình trên Los Angeles Times vào năm 2007. "Cánh cửa là một trong những điều tôi thực sự thích chiếc xe này. Tôi có thể ra vào một cách dễ dàng".
Cửa mở trên Rolls-Royce Ghost. Ảnh: Autoevolution
Để đảm bảo sự an toàn của người ngồi bên trong, từ cuối thập niên 1960, Ford và Lincoln hợp tác với nhau để áp dụng tính năng không thể mở cửa đột ngột khi xe đạt tốc độ 13 km/h. Cánh cửa sau chỉ có thể mở khi cửa trước đã được mở ra.
Sau này, các nhà sản xuất áp dụng kiểu cửa này trên những mẫu xe của mình đã cố gắng loại bỏ cái tên "cửa tự sát". Mỗi hãng tự đặt cho mình một cái tên riêng, mang hàm ý tốt đẹp hơn. Mazda gọi đây là cửa phong cách tự do Freestyle Doors với chiếc RX-8, Rolls-Royce gọi là cửa xe khách Coach Doors, Opel gọi là cửa uốn cong Flex Doors, Toyota thì gọi đây là cửa kiểu vỏ sò Clamshell Doors. Thậm chí, một cái tên chú trọng đến sự an toàn như Volvo, cũng từng giới thiệu cửa mở ngược trên một phiên bản concept vào năm 2003.
Bên cạnh các ý kiến hoài nghi, cửa mở ngược nhận được nhiều nhận định tích cực. Không đơn thuần là sự tiện dụng khi ra vào, đặc biệt với những quý cô với bộ váy dạ hội. Cánh cửa này còn đảm bảo sự riêng tư, an toàn cho những nhân vật nổi tiếng khỏi những paparazzi từ phía sau. Với một vài hãng xe như Rolls-Royce, việc đóng cửa kiểu này cũng dễ dàng hơn với chỉ một nút bấm, không cần phải nhoài người ra. Hơn thế nữa, thường khó để mở từ trong, những ông/bà chủ đi xe siêu sang, sẽ có tài xế lo mở cửa. Rolls-Royce là hãng xe sang duy nhất sử dụng kiểu cửa này và nhận được những thành công lớn.
Theo Nghean24h.vn
Siêu du thuyền 'Lamborghini Aventador' giá hàng triệu USD Du thuyền 6 chỗ với thiết kế lấy cảm hứng từ siêu xe Italy có thể di chuyển trên mặt nước với tốc độ 290 km/h. Sau gần hai năm cho quá trình thiết kế và hoàn thiện với nhiều công đoạn thủ công, bộ đôi du thuyền MTI G6 Super Veloce và siêu xe Lamborghini Aventador SV Roadster niêm yết giá gần...