Tỷ phú Campuchia xin lỗi vụ đánh đập ngôi sao truyền hình
Tỷ phú bất động sản Sok Bun đã lên tiếng xin lỗi ngôi sao truyền hình Sasa vì vụ tấn công trong một nhà hàng tại thủ đô Phnom Penh hồi tuần trước.
Tỷ phú Sok Bun và nạn nhân Ek Socheata (Ảnh: YouTube)
Sau khi hình ảnh ghi lại vụ đánh đập hồi đầu tháng 7 được lan truyền trên mạng Internet, dư luận Campuchia đã bày tỏ thái độ phản đối hành vi của tỷ phú Sok Bun, trong khi Bộ trưởng Nội vụ Sar Kheng cũng đề nghị cảnh sát bắt giữ ông này.
Phát biểu trong một cuộc họp của Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Sar Kheng cho rằng: “Nếu để tỷ phú Sok Bun thoát tội, đó sẽ là một sự xúc phạm với chúng ta. Không những vậy, đó còn là một sự xúc phạm với Thủ tướng và cảnh sát. Chúng ta không thể chấp nhập điều đó”.
Trong khi đó, nhằm xoa dịu dư luận sau vụ đánh đập nữ diễn viên Sasa (Ek Socheata), tỷ phú Sok Bun đã tuyên bố sẽ bồi thường cho cô này 100.000 USD.
Đề nghị trên đã được luật sư của tỷ phú Sok Bun thông báo bằng văn bản. Cũng trong thông báo này, ông Bun đã xin từ chức Chủ tịch Hiệp hội Đại diện Bất động sản và Giá trị Campuchia. Đây là hiệp hội hiện đang sở hữu nhiều dự án bất động sản có giá trị cao tại Campuchia.
Video đang HOT
Cùng ngày, nạn nhân Ek Socheata cho biết cô đã trở lại Campuchia sau khi sang Thái Lan chữa trị vết thương. Trước đó, cô đã từ chối nhận khoản bồi thường trị giá 40.000 USD.
Cô Ek Socheata hoan nghênh quan điểm của Bộ trưởng Nội vụ Sar Kheng, đồng thời khẳng định cô không muốn sử dụng vụ việc này để “làm tiền” tỷ phú Sok Bun.
Hiện có tin cho rằng tỷ phú Sok Bun đang tạm thời lánh nạn tại Singapore. Tuy nhiên, một quan chức cấp cao của Bộ Nội vụ Campuchia, ông Sok Khemrin khẳng định cơ quan chức năng của nước này vẫn nắm được hành tung của tỷ phú Sok Bun.
Trước đó, đoạn video được tải lên mạng Internet cho thấy tỷ phủ Sok Bun trong tình trạng say xỉn đã tấn công nạn nhân Ek Socheata, trong khi các vệ sĩ của ông này dí súng vào đầu nạn nhân.
Ngọc Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Pháp phá vỡ âm mưu chặt đầu binh sĩ
Pháp đã ngăn chặn kịp thời một kế hoạch tấn công nhằm vào quân đội nước này, Bộ Nội vụ cho biết. Một nguồn tin thân cận với cuộc điều tra còn tiết lộ rằng các các nghị phạm đã lên kế hoạch một vụ chặt đầu binh sĩ Pháp.
Lửa, khói bốc lên ngùn ngụt trong vụ cháy tại nhà hóa dầu ở miền nam nước Pháp ngày 14/7 (Ảnh: AFP)
Bộ trưởng Nội vụ Pháp Bernard Cazeneuve ngày 15/7 nói với báo giới rằng 4 người đã bị cáo buộc lên kế hoạch một hành động khủng bố nhằm vào các cơ sở quân sự Pháp hiện đã bị các cơ quan tình báo Pháp, DGSI, bắt giữ. Các nghi phạm trong độ tuổi từ 16-23, trong đó có một nghi phạm từng tham gia hải quân.
Các nghi phạm bị bắt giữ tại các địa điểm khác nhau ở pháp, ông Cazeneuve nói thêm.
Thông tin về các vụ bắt giữ trên diễn ra sau khi Tổng thống Pháp Francois Hollande đưa ra một tuyên bố nói rằng các vụ tấn công đã được ngăn chặn trong những ngày gần đây.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Cazeneuve cho hay không có mối liên hệ giữa âm mưu tấn công trên và 2 vụ nổ ngày 14/7 tại một nhà máy hóa dầu gần Marseille.
Một nguồn tin giấu tên thân cận với cuộc điều tra âm mưu tấn công cho biết thêm, 4 tên bị bắt còn lên kế hoạch ghi hình vụ chặt đầu một binh sĩ.
Theo ông Cazeneuve, một trong 4 nghi phạm, kẻ được xác định là chủ mưu, đã lên kế hoạch tới các khu vực do các phần tử thánh chiến kiểm soát tại Syria.
Trước đó, một nguồn tin an ninh chỉ cho biết rằng 4 nghi phạm có "lai lịch Hồi giáo cực đoan" đã bị bắt vì bị tình nghi lên kế hoạch một vụ tấn công tại Pháp nhưng không tiết lộ thông tin chi tiết.
Bộ trưởng Cazeneuve cho biết thêm, 2 vụ nổ tại nhà máy hóa dầu hóa dầu ở Berre L'Etang, miền nam nước Pháp, hôm thứ Ba dường như là "một hành động phạm tội" nhưng các nhân viên điều tra chưa tìm ra động cơ.
Giới chức đã tìm thấy các thiết bị được cho là kích hoạt 2 vụ nổ liên tiếp tại nhà máy vào sáng sớm ngày 14/7, gây hỏa hoạn lớn, nhưng may mắn không ai bị thương.
Pháp vẫn đang trong tình trạng báo động an ninh sau vụ tấn công nhằm vào tòa báo châm biếm Charlie Hebdo hồi tháng 1, làm 17 người thiệt mạng.
An Bình
Theo AFP
Cử tri Hy Lạp nói "Không" trong cuộc trưng cầu dân ý lịch sử Với phần lớn số phiếu được kiểm, kết quả từ cuộc trưng cầu dân ý mang tính lịch sử tại Hy Lạp cho thấy phần lớn cử tri phản đối các điều kiện cứu trợ mới của chủ nợ quốc tế. Tương lai của Hy Lạp trong khối Eurozone sẽ được các lãnh đạo châu Âu định đoạt. Phe phản đối các điều...