Tỷ phú cam sành ngậm ngùi bỏ cam chuyển sang trồng mía, nuôi gà

Theo dõi VGT trên

Xã Tân Thành, thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) từng nổi tiếng là “thủ phủ” cam sành, đỉnh điểm là Câu lạc bộ (CLB) “tỷ phú” cam sành ra đời. Nhưng thời gian gần đây, do dịch bệnh nặng nề nên diện tích cam sành bị thu hẹp đáng kể, nhiều “tỷ phú” cam sành phải chuyển sang trồng mía, nuôi gà…

CLB tỷ phú cam sành “phá sản”…

Tìm đến xã Tân Thành vào thời điểm này, không khó để bắt gặp cảnh những người nông dân với vẻ mặt buồn rầu, tay cầm búa đốn hạ cây cam sành vì bị dịch bệnh hoành hành. Theo tìm hiểu của chúng tôi, thì bệnh vàng lá gân xanh và vàng lá thối rễ là nguyên nhân chính làm cho vườn cam của nhiều nhà vườn bị hư hại.

Tỷ phú cam sành ngậm ngùi bỏ cam chuyển sang trồng mía, nuôi gà - Hình 1

Theo số liệu thống kê của xã Tân Thành, thì tổng diện tích cam của địa phương là 1029,3ha, trong đó diện tích cam bị hư chiếm hơn 50% (515,3277ha), diện tích cam hư đã đốn là 215,08ha.

Nói về dịch bệnh này, ông Nguyễn Thiện Khiêm, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Thành ngán ngẩm: “Cam sau khi trồng 1 – 2 năm thì vẫn phát triển bình thường, đến khi cho lứa trái đầu tiên thì mới bắt đầu nhiễm bệnh. Hiện tượng đầu tiên là đọt cam bị vàng dần, sau đó lan ra cả cây. Khi cây cam bị nhiễm bệnh thì năng suất cũng như chất lượng quả không đạt. Hội cũng đã tiến hành hội thảo, mời kỹ sư xuống tận vườn tìm hiểu, với mong muốn giảm bớt thiệt hại cho bà con nhưng “vô phương cứu chữa”.

Từng là niềm tự hào của nông dân miền Tây với khoảng thu nhập t.iền tỷ hàng năm, nhưng giờ đây những thành viên trong CLB “tỷ phú” cam sành của xã Tân Thành cũng đang phải “cắn răng” đốn hạ loại cây từng được xem là cho “trái vàng” của địa phương.

Bà Trương Ngọc Điệp, Chủ nhiệm CLB Nông dân làm vườn có thu nhập cao, cho biết: “Trước đây, lúc mới hình thành CLB có tên là “Tỷ phú cam sành”, vì vào thời điểm đó các thành viên thu nhập hàng tỷ đồng sau mỗi lứa cam nên nhiều người gọi là “tỷ phú”. Nhưng từ năm 2014, CLB đổi tên thành CLB Nông dân làm vườn có thu nhập cao”.

Tỷ phú cam sành ngậm ngùi bỏ cam chuyển sang trồng mía, nuôi gà - Hình 2

Gia đình bà Trương Ngọc Điệp cũng như nhiều hộ nông dân tỷ phú khác đã chuyển sang nuôi gà để ổn định kinh tế gia đình.

Theo bà Điệp, một trong những nguyên nhân chính khiến CLB đổi tên là do cây cam sành bị hư hại, ảnh hưởng đến thu nhập của thành viên trong CLB. Tiếc nuối thời kì “hoàng kim” của cây cam sành, bà Điệp chia sẻ: “Lúc đó, thu hoạch cam mà đếm t.iền rung cả tay. Nhưng đến khi cam bị nhiễm bệnh thì CLB trở tay không kịp, cứu chữa bằng bao nhiêu thứ phân thuốc cũng không đem lại kết quả”.

Video đang HOT

Theo đó, tổng diện tích cam sành của CLB trên 55ha, nhưng đa phần giờ đang bị dịch bệnh phải đốn bỏ và thay thế bằng các loại cây trồng vật nuôi khác nhằm ổn định kinh tế gia đình và cải tạo đất, t.iêu d.iệt mầm bệnh.

“Đốn” cam sành sang trồng mía, nuôi gà…

Sau khi vườn cam của gia đình bị hư hại, bà Điệp quyết định chuyển sang chăn nuôi gà Bình Định và trồng cây mãng cầu trên 1ha đất vườn. Đang cùng chồng săn sóc cho đàn gà, bà Điệp ngưng tay thở dài: “Giờ phải chuyển sang chăn nuôi ổn định kinh tế, chờ cây mãng cầu cho thu hoạch. Chứ không thể nào trồng lại cây cam sành vì mầm bệnh vẫn còn trong đất”.

Cùng hoàn cảnh với bà Điệp, ông Lê Minh Hùng, ấp Đông Bình, xã Tân Thành, từng là một trong những “tỷ phú” cam sành, nhưng hiện tại vườn cam “t.iền tỷ” của gia đình đã không còn mà thay vào đó là cánh đồng mía bạt ngàn.

Chia sẻ về vườn cam bị dịch bệnh của mình, ông cho biết: Năm 2013 sau khi thu hoạch đợt trái “khủng” thì vườn cam sành 1,7ha của gia đình bắt đầu có dấu hiệu nhiễm bệnh vàng lá thối rễ. Bằng kinh nghiệm hơn 10 năm trồng cam sành của mình, ông Hùng không ngần ngại chặt bỏ những cây mang bệnh với mong muốn cứu được số còn lại. Nhưng do bệnh phát triển khá nhanh, lại không có thuốc điều trị, đến cuối năm 2014 thì vườn cam của ông Hùng đã “nằm ngoài tầm kiểm soát”.

Tỷ phú cam sành ngậm ngùi bỏ cam chuyển sang trồng mía, nuôi gà - Hình 3

Ông Lê Minh Hùng quyết định trồng mía, với hy vọng có thể cải tạo đất và t.iêu d.iệt mầm bệnh để trồng lại cây cam sành.

Nhận định không thể trồng lại cây cam sành trên nền đất cũ nên ông Hùng cho máy cuốc trở liếp lại và quyết định trồng mía. Với tình yêu dành cho cây cam sành ông hy vọng sau 2 – 3 năm, mầm bệnh trong đất bị t.iêu d.iệt.

Chỉ tay về phía ngôi nhà khang trang của mình ông Hùng nói: “Tôi yêu cây cam sành lắm, vì nhờ nó mà gia đình của tôi có được như ngày hôm nay. Nhưng nay, mình phải có hướng đi đúng, chứ không thể mạo hiểm trồng lại liền được, phải cải tạo vài năm mới an toàn được”.

Ông Ngô Văn Khởi, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thành cho biết: Dịch bệnh vàng lá gân xanh và vàng lá thối rễ trên cây cam sành gây ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế của các hộ nông dân chuyên canh cây cam vì nay không có thuốc điều trị. Hiện tại, bà con nông dân trên địa phương đang chuyển sang các loại cây trồng khác như: mía, mãng cầu, chanh không hạt, ổi…. Để hỗ trợ một phần khó khăn cho những nhà vườn có cam sành bị nhiễm bệnh và đốn hạ sẽ được hỗ trợ 500.000 đồng/ha. Hiên nay, không ít nông dân đã mạo hiểm trồng lại cây cam sành (184,48ha), đây là chuyện địa phương đang lo ngại”.

Nguyễn Hành – Nguyễn Trần

Theo Dantri

Đại gia sở hữu hơn 1.000ha đất nên cơ nghiệp từ... một con trâu

Từ 1 con trâu được nhà nước bán trả chậm, ông Nguyễn Văn Còn, ngụ ấp Thạnh An, xã Thạnh Bình, huyện Tân Biên (Tây Ninh) đã cùng gia đình vỗ béo để trâu đẻ, bán trả nợ nhà nước rồi chuyển sang nuôi bò. Nhờ chí thú làm ăn, đến nay ông đã trở thành đại gia với hơn... 1.000ha đất

Nên cơ nghiệp từ... 1 con trâu

Theo hẹn, tôi đến nhà gặp ông. Vừa tới trước cổng, ông Còn đã hào hứng chỉ đường cống thoát nước trước nhà, rồi nói: "Tụi tôi vừa hoàn thành công trình thoát nước. Mấy bữa nay bà con trong xóm vui lắm vì hết bị ngập nước".

Ông Nguyễn Văn Còn (sinh năm 1964), là con áp út trong gia đình 6 anh chị em. Từ nhỏ, ông đã phải chịu nhiều thiệt thòi vì cha ông bị giặc phát hiện làm cách mạng nên bắt giam rồi t.hủ t.iêu, mẹ ông phải một nách nuôi 6 con thơ dại. "Năm 1973, cuộc sống bên Campuchia quá khó khăn nên mẹ tôi đưa cả gia đình về huyện Tân Biên sinh sống. Hồi đó, khu vực này toàn là rừng với trảng tranh nên bị Mỹ đ.ánh bom thường xuyên" - ông Còn mở đầu câu chuyện.

Đại gia sở hữu hơn 1.000ha đất nên cơ nghiệp từ... một con trâu - Hình 1

Ông Nguyễn Văn Còn trong cơ ngơi trị giá hàng chục tỷ đồng.

Sau ngày đất nước giải phóng, gia đình ông Còn vẫn thuộc diện nghèo nhất vùng. "Nhìn thấy mẹ quần quật làm ruộng suốt ngày nhưng vẫn thiếu đói, tôi phải tự đi tìm nhà nào có bò để xin được chăn thuê, chỉ mong kiếm cơm qua ngày. Chăn bò mãi cũng không giúp được gì nhiều cho gia đình, năm 13 t.uổi tôi theo người lớn vào rừng le phát rẫy lấy đất trồng lúa. Mỗi năm phá 1ha, trồng hết 1 vụ lại chuyển sang phát nơi khác" - ông Còn nhớ lại.

Năm 1977, nhà nước có chính sách bán trâu trả chậm cho những gia đình có công, gia đình nghèo nuôi để phát triển kinh tế và cày ruộng. Mẹ ông Còn được mua thiếu 1 con trâu cái, giá 120.000 đồng. Nhờ đã từng chăn bò thuê nên ông Còn nhanh chóng vận dụng hết kinh nghiệm sẵn có, ra sức chăm bẵm "tài sản" của gia đình và giúp mẹ tập trung trồng đậu, mè (không trồng lúa như trước - PV) trên diện tích 5ha. Một năm sau trâu mẹ đẻ con, cộng với cánh đồng đậu, mè cho sản lượng khá cao nên mẹ ông Còn quyết định bán luôn 2 con trâu cùng nông sản thu được để trả nợ cho nhà nước, số t.iền còn lại dồn vào mua bò về nuôi. Khi giặc Pôn-Pốt tràn sang nước ta đ.ánh phá các tỉnh biên giới Tây Nam, nhà nước đưa đất đai của dân vào tập đoàn, người dân trong vùng lại chuyển sang trồng lúa sống qua ngày.

"Đến năm 1984, nhà nước trả ruộng cho dân, mẹ tôi nhận lại 5ha. Thời đó, nghề làm bánh tráng ở Tây Ninh bắt đầu manh nha phát triển, vậy là gia đình tôi chuyển hướng sang trồng mía để ép đường tán và trồng mì (sắn) bán cho những lò làm bánh tráng. Cùng năm này tôi lấy vợ, vì nghèo nên mẹ chỉ cho vợ chồng tôi được cặp bò cái, xe bò và đôi bông tai. Sau đám cưới, vợ chồng tôi quyết định bán đôi bông tai lấy t.iền mua thêm bò mẹ, bò con" - ông Còn tâm sự.

Nhờ "mát tay" nên 4 con bò của ông Còn lớn như thổi, sinh sản đều đặn. Với mơ ước phát triển đàn bò lớn nhất vùng nên khi bò mẹ đẻ ra con đực, ông Còn bán lấy t.iền lời tập trung mua bò cái và mua thêm đất mở rộng diện tích sản xuất. Đến năm 1990, đàn bò nhà ông Còn đã lên tới hơn 200 con. Nhưng lúc đó đồng cỏ bắt đầu khan hiếm, việc phát rừng cũng bị cấm, vì vậy ông Còn hợp đồng với lâm trường trồng rừng sao trên diện tích 20ha để có thêm diện tích trồng cỏ nuôi bò. Trồng xong rừng, thấy vốn bỏ ra quá nhiều, trong khi muốn thu hồi vốn phải mất nhiều thời gian nên ông Còn quay trở lại trồng mía, mì và tiếp tục nuôi bò.

Đếm t.iền mỏi tay

Kinh tế ổn định, một hôm mẹ ông Còn nói tại sao không trồng cao su vì đó là "vàng trắng". Nghe phân tích hợp lý, ông Còn bán bớt bò, mua giống cao su về trồng trên toàn bộ 50ha của gia đình. Ông Còn bảo, thời điểm năm 1991 giá đất rất rẻ, vì thế hễ nghe ai bán đất là vợ chồng ông bán bò mua đất. Thậm chí có lúc không đủ t.iền, vợ chồng ông vay nặng lãi để mua rồi chờ thu hoạch nông sản và bò đẻ bán lấy t.iền trả nợ. Dần dần số đất cao su vợ chồng ông tích lũy được lên tới 300ha.

Những năm mủ cao su được giá, vợ chồng ông mua thêm 300ha trồng mía. Khi các loại cây công nghiệp lên ngôi, đồng cỏ giảm dần, trong lúc đàn bò không ngừng sinh sôi, năm 1994 ông Còn nghĩ ra cách dùng phương pháp "nuôi rẽ" (chia cho dân nuôi để bò có cỏ ăn - PV). Theo đó, hộ nào nuôi 4 bò cái, khi bò đẻ sẽ được chia đôi bò con, người nuôi được quyền lựa chọn con khỏe mạnh. Đến năm 2002 thì nhà nhà trồng mía, trồng cao su khiến những cánh đồng cỏ ở Tân Biên thưa dần, người dân trả hết bò cho ông Còn. Lại một lần nữa, ông Còn phải tìm cách giữ đàn bò của mình, ấy là sang huyện Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước) để mua 260ha đất làm trang trại và trồng cao su.

Đại gia sở hữu hơn 1.000ha đất nên cơ nghiệp từ... một con trâu - Hình 2

Ông Nguyễn Văn Còn chỉ đường cống thoát nước do ông cùng một số người dân hỗ trợ địa phương.

Đến nay, sau khi đã cho 4 người con hàng trăm ha đất làm của hồi môn, vợ chồng ông Còn vẫn nắm giữ trên 1.100ha cao su, mía, mì. Với số diện tích này, mỗi năm ông Còn tạo việc làm thường xuyên cho 280 công nhân cạo mủ với thu nhập từ 4,5 - 6 triệu đồng/người/tháng; nuôi thường xuyên 250 lao động thời vụ trong trang trại mía, mì. Hai năm trở lại đây, mặc dù giá mủ cao su rớt xuống chỉ còn 23.000 đồng/kg mủ khô, nhưng ông Còn vẫn thu lãi khoảng 13 tỷ đồng/năm.

Lúc đã thành đạt, với suy nghĩ mình từng đi lên từ hai bàn tay trắng, có được ngày hôm nay cũng nhờ nhà nước bán thiếu trâu, vì vậy năm 2003, thấy người dân trong ấp phải chôn cất người thân ở khá xa, ông Còn đã hiến cho ấp hơn 1ha để xây nghĩa trang. Năm 2006, ông tiếp tục hiến 12 lô đất cho người dân các xã trong huyện Tân Biên, đồng thời xây thêm 4 căn nhà tình nghĩa tặng người nghèo. Đến nay, số nhà tình nghĩa, tình thương và nhà đại đoàn kết do ông Còn xây tặng người dân đã lên tới 70 căn.

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Tấn Thành - Chủ tịch UBND xã Thạnh Bình nói: "Tết năm nào ông Còn cũng tặng hàng trăm phần quà cho người nghèo trên địa bàn xã. Đặc biệt là từ năm 1991, ông Còn đã bỏ ra khoảng 300 triệu đồng làm tuyến đường dài trên 2,8km, rồi bắc cầu qua suối ở bàu Xăng M.áu, ấp Thạnh Thọ, xã Thạnh Bình để giúp người dân bớt cực mỗi khi đi làm rẫy. Thời đó, 300 triệu đồng có thể mua được hơn 100ha đất".

Tiên phong trả đất để trồng rừng Khi nhà nước kêu gọi trồng rừng tại Dự án rừng Văn hóa - Lịch sử Chàng Riệc, xã Tân Lộc, huyện Tân Biên, dù đất của gia đình đã được cấp sổ, nhưng trước cái lợi lâu dài, ông Còn đã tiên phong chặt bỏ 78ha cao su đang cạo mủ được 2 năm để trồng rừng sao, dầu và keo. Thấy ông Còn làm gương, nhiều người có đất trong khu vực dự án cũng chặt bỏ 5-10ha cao su của gia đình được giao khoán để trồng lại rừng.

Theo Danviet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

2 vợ chồng bị chó dại cắn rồi làm thịt chó ăn, người vợ t.ử v.ong
19:31:02 04/07/2024
Cha ôm con 1 t.uổi nhảy cầu Cửa Đại mất tích
11:15:58 05/07/2024
Hà Nội: Phát hiện camera giấu kín trong ổ điện nhà vệ sinh
15:19:25 03/07/2024
Máy bay móp cánh vì đ.âm trúng cột đèn chiếu sáng sân bay Tân Sơn Nhất
20:14:33 04/07/2024
Bình Thuận: Xe lu cán một công nhân t.ử v.ong trên công trường
19:11:35 04/07/2024
Vụ hơn 100 công nhân ngộ độc: Món cá kho có hàm lượng histamin quá cao
19:27:39 04/07/2024
Cháy nhà 5 tầng trong ngõ nhỏ ở Hà Nội
22:25:23 04/07/2024
Xuyên đêm dập tắt đám cháy lớn tại Công ty Cổ phần nhựa và bao bì Vĩnh Phúc
07:25:36 05/07/2024

Tin đang nóng

Phản hồi chính thức vụ Nam Thư bị tố giật chồng, l.ộ c.lip nhạy cảm
07:05:29 05/07/2024
Vợ chồng Đỗ Mỹ Linh lần đầu đăng ảnh nét căng của "con gái rượu", hot kid mới đây rồi!
07:17:15 05/07/2024
Chồng Midu k.hoe b.ody vạm vỡ, ôm chầm vợ trong chuyến đi tuần trăng mật
07:13:21 05/07/2024
Tranh cãi động thái của mẹ Nine Naphat giữa lúc con trai khóc nức nở vì chia tay Baifern Pimchanok
08:41:46 05/07/2024
Vụ cô gái ở Hà Nội bị s.át h.ại bằng s.úng: 'Đến viện, tôi thấy con tím tái rồi'
08:55:32 05/07/2024
Tùng Dương bị khán giả nói: "Nhìn thấy chú là con muốn tắt tivi"
08:01:03 05/07/2024
Baifern Pimchanok đã tính đến chuyện kết hôn với Nine Naphat trước khi chia tay
10:25:46 05/07/2024
Phía homestay vụ drama Nam Thư bị tố giật chồng lên tiếng làm rõ 1 điều
12:39:09 05/07/2024

Tin mới nhất

Vụ máy bay móp cánh khi đ.âm trụ đèn ở Tân Sơn Nhất, đơn vị quản lý bay nói gì?

07:37:17 05/07/2024
Trao đổi với PV VietNamNet chiều nay, đại diện Tổng công ty quản lý bay Việt Nam cho hay: trong sự cố máy bay Eva Air móp cánh, phía kiểm soát không lưu đã kiểm tra quy trình cấp huấn lệnh cho tàu bay đi (tại điểm chờ).

TP Hồ Chí Minh: Mưa lớn, hầm chui trước Bến xe Miền Đông mới 'thất thủ'

07:29:51 05/07/2024
Đến 20 giờ cùng ngày, hầm chui vẫn ngập nước lênh láng. Đây không phải là lần đầu hầm chui này bị ngập. Trước đó, hầm chui này đã từng 2 lần bị ngập khi có mưa lớn, lần gần đây nhất là vào chiều ngày 7/5/2024.

Kiểm tra hiện trường, điều tra nguyên nhân nước đổi màu, cá c.hết trên sông Nậm Huống

07:27:52 05/07/2024
Còn theo ông Hà Đăng Ninh, xóm Chăm Hiêng, xã Châu Thành, huyện Quỳ Hợp: Nếu quan sát kỹ bên dưới đáy sông sẽ thấy có kết tủa màu vàng đục.

Đắk Nông ghi nhận ca t.ử v.ong đầu tiên do sốt xuất huyết

19:33:56 04/07/2024
Do bệnh tình diễn tiến nặng, bệnh nhân được chuyển tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông. Tuy nhiên, sau 4 ngày điều trị tại đây, bệnh nhân đã t.ử v.ong.

Bến Tre: Xây dựng bờ bao chống ngập gây sạt lở, thiệt hại cho người dân

14:59:07 04/07/2024
Chủ đầu tư dự án cho biết, ngay sau khi nhận được phản ánh của người dân, chủ đầu tư cùng đơn vị thi công đã tiếp xúc với các hộ bị ảnh hưởng với tinh thần cầu thị để tìm hướng giải quyết.

Các địa phương triển khai kịp thời công tác ứng phó với mưa lớn

13:37:57 04/07/2024
Để chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở, tránh thiệt hại cho nhân dân, UBND tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các sở, ngành theo chức năng, nhiệm vụ tập trung ứng phó với thiên tai.

Hà Giang: Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lớn gây ngập úng cục bộ

13:33:54 04/07/2024
Đồng thời rà soát lại các vị trí xung yếu, các điểm có nguy cơ sạt lở để chủ động các biện pháp sơ tán người dân đến các khu vực an toàn khi có lũ lụt xảy ra; bố trí lực lượng trực 24/24 giờ tại các khu vực ngập úng, sạt lở để cảnh báo ...

Bắc Kạn chủ động ứng phó với đợt mưa lớn

11:41:26 04/07/2024
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Công an tỉnh chủ động chỉ đạo các lực lượng đóng trên địa bàn phối hợp, hỗ trợ địa phương triển khai công tác ứng phó; khắc phục hậu quả mưa lũ theo quy định.

Cháy 2.000 m2 nhà xưởng cho thuê tại Khu công nghiệp Nam Tân Uyên

11:38:52 04/07/2024
Đến 23 giờ 10 phút, đám cháy đã cơ bản được khống chế. Hiện, lực lượng phòng cháy, chữa cháy đang dồn toàn lực để dập tắt hoàn toàn vụ cháy.

Miền Bắc có nơi mưa lớn gần 500mm, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất

19:17:05 03/07/2024
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia cho biết, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với vùng áp thấp nóng phía Tây, từ chiều qua (2/7) đến chiều nay (3/7), mưa lớn đã bao phủ nhiều khu vực ở miền Bắc.

Mưa lớn gây ngập úng cục bộ tại Hà Giang

16:40:30 03/07/2024
Tại thành phố Hà Giang, mưa lớn kéo dài khiến 4 điểm bị ngập úng cục bộ, chủ yếu ở khu vực đường Lý Tự Trọng và các phường Trần Phú, Minh Khai và Ngọc Hà.

Xe bồn chở xăng bốc cháy dữ dội trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sau tai nạn

09:39:22 03/07/2024
Xe bồn chở xăng bốc cháy dữ dội trên cao tốc Hà Nội Hải Phòng sau va chạm giao thông, còn tài xế bị thương nặng.

Có thể bạn quan tâm

Tử vi hôm nay ngày 5/7: 3 con giáp mở cửa đón quý nhân, đột phá trong sự nghiệp, hưởng trọn lộc Trời

Trắc nghiệm

14:03:10 05/07/2024
Theo tử vi hôm nay ngày 5/7, 3 con giáp này gặp được quý nhân, đạt được thành công nhất định troNgay khi tháng 6 Âm lịch đến, 4 con giáp có vận mệnh đảo chiềung sự nghiệp.

Động thái của Son Ye Jin khiến fan cặp đôi tin đồn Kim Soo Hyun - Kim Ji Won tranh cãi dữ dội

Sao châu á

13:53:48 05/07/2024
Tối 4/7, Son Ye Jin khiến cộng đồng mạng dậy sóng khi bất ngờ nhấn theo dõi 1 tài khoản ship Kim Soo Hyun với Kim Ji Won.

Mưa lũ ảnh hưởng đến trên 1,5 triệu người ở Trung Quốc

Thế giới

13:36:48 05/07/2024
Theo đề nghị của chính quyền tỉnh Giang Tây, nhiều cơ quan nhà nước đã cung cấp trang thiết bị cứu nạn, cứu hộ, với tổng giá trị khoảng 8,13 triệu Nhân dân tệ cho tỉnh này.

Những bộ phim hoạt hình stop-motion hay nhất thập kỉ qua (P2)

Phim âu mỹ

13:29:37 05/07/2024
Shaun the sheep movie: Người bạn ngoài hành tinh(tựa tiếng Anh: A Shaun the Sheep Movie: Farmageddon) là một bộ phim điện ảnhstop-motionthuộc thể loại phiêu lưu hài hước, khoa học viễn tưởng công chiếu năm 2019.

Được hỏi làm gì khi đóng cảnh hôn có phản ứng sinh lý, Lưu Diệc Phi trả lời 1 câu khiến ai cũng thán phục

Hậu trường phim

13:00:39 05/07/2024
Sina đưa tin Lưu Diệc Phi luôn được đ.ánh giá là ngôi sao diễn xuất hết mình. Cô không ngại các cảnh hành động, cảnh nhạy cảm hay những phân đoạn n.óng b.ỏng tình tứ.

Nam Thư có động thái gấp để "tránh bão" khi bị tố giật chồng

Sao việt

12:57:28 05/07/2024
Giữa lùm xùm, nữ diễn viên sinh năm 1987 đã phải ngay lập tức có hành động giới hạn bình luận ở các bài viết trên trang cá nhân.

Sao Kim b.ắn tim sao Hỏa - Tập 4: Đào phát hiện chồng giao con cho hai "gái ngành" chăm

Phim việt

12:49:21 05/07/2024
Bận đi làm lên Đào giao con cho chồng chăm sóc. Tuy nhiên, lúc về cô lại phát hiện con đang ở bên nhà Huyền - Trinh.

"Chị đẹp" có Mỹ Linh, "Anh tài" có Tiến Luật!

Tv show

12:41:46 05/07/2024
Nhìn những hình ảnh của Tiến Luật từ MV đến khi hát live, netizen thích thú ví von, Chị đẹp của diva Mỹ Linh thì Anh tài có Tiến Luật.

Kiểu tóc ngắn trẻ trung và đẹp nhất cho chị em U40

Làm đẹp

12:21:37 05/07/2024
Tóc ngắn layer ghi điểm ở nét ngọt ngào và tươi trẻ. Dù vậy, kiểu tóc này vẫn phù hợp với phụ nữ trên 40 t.uổi. Tóc ngắn layer sẽ mang đến nét nữ tính và dịu dàng.

Đi ngang nhà chồng cũ, anh bất ngờ chạy vội chặn đường rồi dúi vào tay tôi món đồ khiến tôi sững sờ kinh ngạc

Góc tâm tình

12:08:31 05/07/2024
Tôi thật sự rối bời vì hành động của chồng cũ, càng không thể hỏi thẳng anh. Giờ tôi phải làm sao đây? Tôi và chồng từng có một năm hạnh phúc, sau đó quyết định ly hôn.

Baza VietNam 'gây sốt' với bộ sưu tập 'Nữ hoàng hạnh phúc'

Thời trang

11:47:09 05/07/2024
Bộ sưu tập Nữ hoàng hạnh phúc của thương hiệu thời trang Việt - Baza VietNam mang những sắc màu ngọt ngào, tựa như những bông hoa nở rộ, thể hiện sự vẻ đẹp cùng sự tự tin của phụ nữ.