Tỷ phú Ai Cập và cái chết của người tình triệu đô
Quyết định của Tổng thống Ai Cập ân xá cho cựu nhân viên cảnh sát Mohsen Al-Sukkari bị kết tội giết ca sĩ người Liban Suzanne Tamim được đưa ra hồi tháng 5 đang gây phẫn nộ ở quốc gia Bắc Phi này.
Trước đó 3 năm, tỷ phú, ông trùm kinh doanh Hisham Talaat Mostafa, kẻ đã thuê Mohsen Al-Sukkari sát hại người tình cũng được tha bổng một cách vô lý sau 8 năm ngồi tù.
Cái chết của nữ ca sĩ tai tiếng
Suzanne Tamim (SN 1977) là một ca sĩ người Liban. Cô bắt đầu nổi tiếng trong thế giới Arab sau khi giành giải cao nhất của chương trình truyền hình Studio El Fan năm 1996. Theo CNN, Tamim là một ca sĩ tài năng. Cô không chỉ được ca ngợi về vẻ đẹp bên ngoài mà còn có giọng hát phù hợp với các giai điệu nhạc pop và giai điệu Arab cổ điển. Album cuối cùng của Tamim được sản xuất vào năm 2002 bởi Rotana với tên gọi “Saken Alby”.
Tỷ phú Hisham (trái) và nữ ca sĩ Tamim từng có mối tình nồng thắm kéo dài 2 năm. ảnh: Getty
Chỉ trong thời gian ngắn, “Saken Alby” đã thiết lập các kỷ lục phát hành và đây cũng là đĩa nhạc đánh dấu đỉnh cao sự nghiệp của nữ ca sĩ. Bài hát cuối cùng của Tamim mang “Lovers”, được thu âm vào năm 2006, để tưởng nhớ cố Thủ tướng Liban Rafik Hariri cũng trở thành bản “hit” trên toàn thế giới. Thế nhưng, nổi tiếng luôn đi kèm với tai tiếng và riêng với Tamim đó là những rắc rối về đời sống riêng tư. Khi cô ly hôn người chồng đầu tiên-Ali Muzannar, tin tức tràn ngập các phương tiện truyền thông Arab. Không lâu sau đó, Tamim kết hôn với nhà sản xuất người Liban Adel Matouk, người trở thành quản lý của cô.
Nhưng cuộc hôn nhân thứ 2 cũng chẳng mấy vui vẻ. Ngược lại, cả Tamim và Matouk đều luôn cảm thấy bất bình với người bạn đời của mình. Xung đột xảy ra thường xuyên giữa hai người và đỉnh điểm là vào năm 2005, Tamim bị cảnh sát quốc tế bắt tại Ai Cập với cáo buộc ăn trộm 350.000 USD từ người chồng Matouk.
Toà án Liban đã tuyên phạt Tamim 2 năm tù giam và sau đó, khi về Ai Cập, nữ ca sĩ lại đối mặt với nhiều cáo buộc khác liên quan đến ma tuý. Hai năm sau, cô cùng người cha là một thương nhân Ai Cập tiếp tục bị cáo buộc tội cố mưu sát Matouk. Chạy trốn khỏi nhà chức trách, Tamim bay tới Cairo và gặp gỡ Hisham Talaat Mostafa.
Video đang HOT
Thời điểm đó, Hisham là một chính trị gia, một ông trùm bất động sản giàu có và đầy thế lực ở Ai Cập. Cả hai đi lại với nhau khoảng 2 năm nhưng cuối cùng lại kết thúc trong chia ly. Báo chí Ai Cập đưa tin, khi sống với Hisham, về mặt pháp luật, Tamim vẫn là vợ của Matouk do hai người từng ký hợp đồng ràng buộc hôn nhân 10 năm. Và dù luôn được Hisham chiều chuộng, Tamim dường như vẫn chưa thoả mãn.
Sau một cuộc cãi vã lớn, tháng 7-2007, Tamim khăn gói trở lại Dubai và đến ngày 28-7-2008 thì người dọn dẹp vệ sinh trong nhà phát hiện xác chết của cô. Có thông tin cho rằng, Tamim đã bị chặt đầu nhưng theo tiết lộ từ luật sư của chồng cô thì giấy chứng tử ghi cổ họng của Tamim bị rạch toác. Và vào thời điểm qua đời, Tamim đã hoàn tất ly hôn với Matouk và đã kết hôn với nhà vô địch kickboxing người Anh gốc Iraq Al-Azzawi được khoảng 12 tháng.
Nữ ca sĩ Tamim và người chồng thứ 3 Al-Azzawi. ảnh: The National.
2 triệu USD cho 12 phút gây án
Thời điểm đó, nhiều tờ báo Arab đã khai thác câu chuyện về cuộc đời của Tamim cũng như những bí ẩn xung quanh cái chết của cô. Sau này, người ta cho rằng, Tamim đã “cắm sừng” nhà tài phiệt Hisham ngay khi còn là tình nhân của ông ta. Kết quả điều tra của cảnh sát Dubai cho hay, năm 2008, theo lệnh của Hisham, cựu nhân viên Mohsen Al-Sukkari đã truy lùng tung tích người tình Tamim và theo cô từ Cairo (Ai Cập) đến London (Anh) và sau đó là Dubai.
Cũng chính Mohsen đã thông báo cho Hisham biết về việc Tamim đang ẩn náu tại căn hộ mà ông đã mua cho nữ ca sĩ khi hai người còn mặn nồng cũng như thông tin về người chồng mới của cô. Theo cáo trạng, cựu nhân viên cảnh sát Mohsen đã mua một con dao, gõ cửa căn hộ xa xỉ của cô ca sĩ xinh đẹp tại Dubai, bảo rằng ông ta là người của chủ tòa nhà. Vào được bên trong, Mohsen đâm chết nạn nhân một cách tàn bạo.
Ủy viên công tố ở Dubai cho biết, Mohsen bị bắt giữ sau hơn 1 giờ gây án. Từ đây, nhân thân của Mohsen được hé lộ. Không chỉ là cựu cảnh sát Ai Cập, Mohsen còn là “cai thầu” an ninh cho nhiều công ty ở Ai Cập. Trong những lần bị thẩm vấn, Mohsen thừa nhận đã được Hisham trả 2 triệu USD để tới Dubai thực hiện hợp đồng “giết người thuê”. Trước khi ra tay, Mohsen đã thuê phòng ở khách sạn gần căn hộ của Tamim để theo dõi và tính phương án gây án nhanh gọn nhất cùng cách thức tẩu thoát an toàn. Nhưng dù Mohsen đã nhắc đến tên Hisham ngay từ đầu nhưng mọi thông tin đều bị giữ bí mật. Chỉ duy có tờ nhật báo Al Dustur thì đưa tin rằng có một nhân vật quan trọng ở Ai Cập liên quan đến vụ giết hại ca sĩ Tamim.
Mohsen tại phiên toà xét xử tháng 5-2009. ảnh: Getty
Tờ báo này thậm chí còn nói rằng, nhà tài phiệt đã đề nghị Tamim lấy mình với cái giá là 50 triệu USD nhưng lại bị từ chối. Tờ báo này sau đó bị đình bản. Phải mất hơn 1 tháng, cuối cùng, vai trò chủ mưu của Hisham mới chính thức được công bố. Tháng 9-2008, Hisham bị bắt tại du thuyền sang chảnh và bị tước quyền miễn truy tố đã được cấp với tư cách là thành viên của Hội đồng Shurra, tức Thượng viện Ai Cập. Lúc đó, không chỉ là chính trị gia nổi tiếng, Hisham còn là người đứng đầu bộ phận bất động sản của Tập đoàn Talaat Moustafa – Công ty buôn bán bất động sản lớn nhất ở Ai Cập. Tổng tài sản của Hisham vào năm 2007 được ước tính là 800 triệu USD.
Sau vụ bắt giữ đình đám này, bạn trai của Tamim – Al-Azzawi đã kể với tờ Sunday Times của Anh rằng, nữ ca sĩ kể Hashim đã đưa ra một thoả thuận chết người: “cưới tôi với giá 50 triệu USD; nếu từ chối, tôi sẽ trả 2 triệu USD để thuê người tìm em”. Nhà vô địch kickboxing còn cho biết thêm rằng, cặp đôi đã bị theo dõi và bị đe dọa khi họ đang sống ở London, ngay trước khi Tamim chuyển đến Dubai. Al-Azzawi cho biết họ đã khiếu nại việc này với cảnh sát Anh và cung cấp bản ghi âm các cuộc gọi từ kẻ bị cáo buộc là giết người.
Còn Hashim, từ trong phòng giam đã viết một bức thư xúc động gửi tờ Akhbar el Youm trong đó ông tuyên bố mình vô tội và tố cáo những người tố cáo mình. “Làm sao tôi có thể ném tất cả thành công của mình, vốn là nguồn tự hào cho tôi và Ai Cập. Tôi không thể tự huỷ hoại bản thân, công ty bằng một hành động hấp tấp như vậy. Họ mài dao và đang ăn thịt tôi và xé xác tôi khi tôi còn sống”, ông viết. Luật sư của Hashim khi đó cũng nói với tờ Akhbar al Youm là thân chủ của ông không có bất kỳ động cơ nào để giết Tamim.
“Hisham yêu Tamim. Anh ấy sẽ cưới cô ấy bất chấp sự phản đối của gia đình”, luật sư Fareed Al Deeb nói và cho biết thêm Hashim đã kết hôn và có 3 con trai nhưng vẫn muốn lấy Tamim làm vợ thứ hai, theo luật Hồi giáo. Đáp lại, bên công tố và gia đình Tamim khẳng định, động cơ rõ ràng của Hashim là trả thù cho tình yêu đơn phương. “Cách thức mà vụ giết người diễn ra cho thấy một động cơ trả thù, vì không có gì được lấy từ căn hộ và không có gì bị xáo trộn”, Thiếu tướng Khamis Mattar Al Mazeina, quyền Cảnh sát trưởng Dubai lúc đó, nói và cho biết thêm rằng, toàn bộ tội ác chỉ diễn ra trong 12 phút… Tháng 5-2009, cả Hisham và Mohsen bị một toà án ở Cairo tuyên án tử hình bằng hình thức treo cổ.
Những lần ân xá vô lý
Gần một năm sau khi bị tuyên án tử hình, “vận may” đã đến với Hisham và Mohsen khi Tòa án Hiến pháp tối cao của Ai Cập tuyên bố kết án và tuyên án đối với hai người bị kết án và ra lệnh xét xử lại họ về mặt kỹ thuật pháp lý (tháng 3-2010). Sau khi tái thẩm năm 2014, Hisham bị kết án 15 năm, còn Mohsen được giảm án xuống tù chung thân. Nhiều người nói rằng, vụ án liên quan đến cái chết của nữ ca sĩ Tamim được đưa ra xét xử lại do khi đó, Hisham là bạn thân thiết với Gamal-con trai của cựu Tổng thống Mubarak.
Các nhà phân tích cho rằng, với thế lực lớn ở Ai Cập, gia đình Hisham đã tác động đến chính quyền để tìm mọi cách chạy tội cho tỷ phú này. Tuy nhiên, thời điểm đó, chính phủ Ai Cập còn chịu nhiều sức ép từ Dubai và Liban nên vụ án vẫn được đưa ra xét xử. Nhưng đến năm 2017, trong một lần thực hiện lệnh ân xá của Tổng thống, Hisham đã có tên trong danh sách 3.157 tù nhân được thả tự do với lý do có vấn đề về sức khoẻ. Quyết định này đã dấy lên làn sóng giận dữ vì không có tù nhân chính trị nào trong danh sách những người bị giam giữ được ân xá. Ngược lại, những người có tên trong danh sách đã bị kết tội giết người, cố ý giết người, ma túy, buôn người, mại dâm, tham nhũng và gian lận.
Mới đây, vào tháng 5, Tổng thống Ai Cập lại ra quyết định ân xá cho Mohsen cùng với hơn 500 tù nhân khác.
Lệnh ngừng bắn tại Libya: Lạc quan nhưng cần thận trọng
Chính phủ GNA ngày 21/8 thông báo một lệnh ngừng bắn trên toàn quốc và kêu gọi tổ chức bầu cử Quốc hội và Tổng thống vào tháng 3 tới.
Nhiều quốc gia trên thế giới hôm qua lên tiếng hoan nghênh lệnh ngừng bắn do chính phủ được quốc tế công nhận tại Libya thông báo, với hi vọng có thể mở ra cơ hội hòa bình sau hơn 9 năm xung đột tại quốc gia Bắc Phi này. Tuy nhiên lạc quan nhưng vẫn cần thận trọng khi còn quá nhiều yếu tố tác động, có thể khiến lệnh ngừng bắn này đứng trước nguy cơ đổ vỡ bất cứ lúc nào.
Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Libya (GNA) ngày 21/8 thông báo một lệnh ngừng bắn trên toàn quốc và kêu gọi tổ chức bầu cử Quốc hội và Tổng thống vào tháng 3 tới. Hiện chưa có phản ứng ngay lập tức từ Tướng Khalifa Haftar- tư lệnh Lực lượng Quân đội quốc gia Libi ở miền Đông, nhưng ông Aguila Saleh, Chủ tịch Hạ viện thuộc Quốc hội miền Đông Libi cũng đã lên tiếng kêu gọi các bên tuân thủ lệnh ngừng bắn. Ông Saleh cho rằng, lệnh ngừng bắn sẽ giúp ngăn chặn sự can thiệp quân sự nước ngoài vào Libya.
Thông báo ngay lập tức nhận được sự hoan nghênh của Liên Hợp Quốc, Mỹ và các nước phương Tây khác. Quan chức cấp cao thuộc Phái bộ hỗ trợ Liên Hợp Quốc tại Libya (UNSMIL) Stephanie Williams gọi đây là một "sự kiện lịch sử", đồng thời kêu gọi các bên đối địch ở Libi thể hiện trách nhiệm với người dân nước này.Trong khi đó, thông báo trên trang mạng Twitter, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi nhấn mạnh, các tuyên bố này là một "bước đi quan trọng" hướng tới khôi phục sự ổn định ở Libi.
Thủ tướng Đức Angela Merkel trước đó cũng ủng hộ những nỗ lực hướng tới hòa bình của người dân Libya: "Điều qua trọng đối với chúng tôi đó là Libi không phải là một quốc gia mà các nước thứ 3 có thể hiện thực hóa các hoạt động chiến lược của mình. Tương lai của Libya phải do chính người dân Libya quyết định. Đây là mục tiêu mà Pháp và Đức đang hướng tới".
Lệnh ngừng bắn có thể nói là đột phá hiếm hoi trong những diễn biến gần đây tại Libya, với sự can dự chưa từng có của các quốc gia bên ngoài. Tuy nhiên có nhiều nghi ngại về triển vọng thành công của lệnh ngừng bắn mới nhất này. Các chuyên gia phân tích cảnh báo, giống như hội nghị quốc tế tại Berlin vào tháng 1 năm ngoái nhằm kéo Libya ra khỏi bất ổn kinh tế chính trị, lệnh ngừng bắn mới nhất cũng đối mặt với nhiều rủi ro.
Trước hết phải nói là hiện chưa có phản ứng từ Tướng lĩnh quân đội Khalifa Haftar hoặc hai trong số những nước ủng hộ mạnh mẽ nhất cho ông là Các tiểu vương quốc Arab thống nhất và Nga. Ông lfram Lacher- một chuyên gia về Libya tại Viện Các vấn đề Quốc tế và An ninh Đức cho rằng, mặc dù đây là đột phá hiếm hoi nhưng có thể không tạo ra sự thay đổi lớn. Thực tế các chiến tuyến xung quanh Sirte đã khá yên tĩnh trong nhiều tuần qua và lệnh ngừng bắn được đưa ra kèm theo nhiều điều kiện và cảnh báo. Lệnh ngừng bắn nhận được sự ủng hộ của Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ- 2 quốc gia nước ngoài đứng trên 2 chiến tuyến tại Libya, nhưng triển vọng thành công về mặt ngoại giao sẽ phụ thuộc một phần vào các bước đi của tướng Haftar.
Lệnh ngừng bắn mới nhất cũng sẽ là cơ sở để thiết lập các cuộc đàm phán xa hơn nhằm tìm ra giải pháp lâu dài cho cuộc xung đột Libya. Tuy nhiên kết quả các cuộc đàm phán này cũng sẽ bị chi phối bởi những lợi ích phức tạp từ các quốc gia bảo trợ bên ngoài. Trong khi Ai Cập đang tìm cách giảm leo thang xung đột, người đứng đầu Các tiểu vương quốc Arab thống nhất, Thái tử Mohammed bin Zayed, được cho đang có quan điểm "cứng rắn hơn". Do đó, ưu tiên hiện nay đó là đảm bảo lệnh ngừng bắn mới nhất được giữ vững, nhằm tạo nền tảng thúc đẩy tiến trình hòa bình còn nhiều chông gai tại quốc gia Bắc Phi này./.
ối thoại về chia sẻ nguồn nước sông Nin Cuộc đàm phán nhằm tháo gỡ bế tắc liên quan đập thủy điện ại phục hưng giữa ba nước Xu-đăng, Ai Cập và Ê-ti-ô-pi-a đã được nối lại. Hội đồng Bảo an (HBA) Liên hợp quốc kêu gọi các bên ưu tiên đối thoại trên tinh thần hợp tác, thiện chí để sớm tìm ra giải pháp thỏa đáng, tránh các tuyên bố...