Tỷ lệ ủng hộ ông D.Trump tranh cử tổng thống Mỹ tăng
Cựu Tông thông Mỹ Donald Trump đã nới rông khoảng cách dân đâu trước các đôi thủ trong cuôc chạy đua trở thành ứng cử viên của đảng Công hòa tranh cử tông thông Mỹ năm 2024, mặc dù ông đang bị truy tố.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tại một sự kiện ở Washington, DC, Mỹ, ngày 26/7/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo kết quả thăm dò của Reuters/Ipsos công bô ngày 3/4, khoảng 48% sô người ủng hộ đảng Công hòa muôn ông Trump đại diện đảng này tranh cử “ghế nóng” tại Nhà Trắng. Tỷ lệ này tăng so với mức 44% trong cuôc thăm dò từ ngày 14-20/3. Trong khi đó, khoảng 19% sô người được hỏi ủng hô đôi thủ nặng ký nhât của ông Trump là Thông đôc bang Florida Ron DeSantis, giảm mạnh từ mức 30% thăm dò trong tháng 3. Các đôi thủ khác của ông Trump chỉ giành được tỷ lê ủng hô ở mức môt con sô.
Cuôc thăm dò của Reuters/Ipsos được thực hiện từ ngày 31/3-3/4, sau khi truyền thông Mỹ đưa tin ông Trump bị truy tố hơn 30 tội danh liên quan tới gian lận tài chính trong vụ chi tiền “mua” sự im lặng của nữ diễn viên phim khiêu dâm Stormy Daniels trước cuôc bâu cử tông thông năm 2016. Cựu Tổng thống Trump đã gọi vụ truy tố này là “cuộc săn phù thủy”.
Ông Trump là cựu tông thông Mỹ đâu tiên đôi mặt với cáo buôc hình sự. Trong khi đó, trong những tuân gân đây, ông DeSantis cũng hứng chịu nhiêu chỉ trích về một tuyên bố liên quan đến cuộc xung đôt Nga-Ukraine.
Video đang HOT
Danh sách các chính khách đảng Cộng hòa đã tuyên bố chạy đua vào Nhà Trắng hiện còn có cựu Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Nikki Haley, doanh nhân Vivek Ramaswamy, Thượng nghị sĩ Tim Scott của bang Nam Carolina và cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo cùng cựu Thống đốc bang Arkansas, ông Asa Hutchinson.
Truyền thông Mỹ yêu cầu tòa công khai cáo trạng, phát sóng buổi xét xử cựu Tổng thống Trump
Các hãng truyền thông Mỹ, trong đó có CNN, đã yêu cầu một thẩm phán ở New York hủy niêm phong bản cáo trạng chống lại cựu Tổng thống Donald Trump, đồng thời xin phép phát sóng buổi xét xử ông Trump tại phòng xử án quận Manhattan vào ngày 4/4.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: CNN
Trong bức thư đề nghị công khai bản cáo trạng của ông Trump, các phương tiện truyền thông đã nói với Thẩm phán Juan Merchan - người dự kiến chủ trì quá trình tố tụng chưa từng có tiền lệ trong lịch sử này - rằng công chúng nên có quyền tiếp cận tối đa trong vụ truy tố hình sự cựu Tổng thống Mỹ đầu tiên.
Các tờ báo nổi tiếng như New York Times, Washington Post và Wall Street Journal cũng nằm trong số các cơ quan báo chí đưa ra yêu cầu trên.
Bức thư yêu cầu viết rằng: "Giữ niêm phong bản cáo trạng sẽ chẳng mang lại giá trị gì to lớn hơn". Các hãng truyền thông giải thích thêm rằng dựa trên thực tế là cựu Tổng thống Trump không phải là người có nguy cơ bỏ trốn, việc giữ kín bản cáo trạng, mặc dù đã công khai về sự tồn tại của nó, chỉ làm tăng thêm suy đoán về nội dung bên trong. Việc tiết lộ đầy đủ bản cáo trạng sẽ nâng cao quyền lợi của cả công chúng và các bên liên quan để được hiểu chính xác về các cáo buộc. Do đó, bản cáo trạng của cựu Tổng thống Trump nên được công khai ngay lập tức.
Nếu thẩm phán không chấp nhận yêu cầu hủy niêm phong của các phương tiện truyền thông, thì bản cáo trạng sẽ được công khai khi ông Trump hầu tòa vào ngày 4/4.
Với đề nghị phát sóng các thủ tục tố tụng đó, các phương tiện truyền thông Mỹ đã nói với tòa án rằng căn cứ vào tầm quan trọng của thủ tục tố tụng này - vụ buộc tội chưa từng có đối với một cựu Tổng thống Mỹ - nên công chúng có nhu cầu tiếp cận rộng rãi nhất có thể.
Các hãng tin, tờ báo lớn đang đề nghị tòa án cho phép một số lượng hạn chế các nhiếp ảnh gia, nhà quay phim và nhà báo có mặt tại phiên tòa. Họ đồng thời đảm bảo rằng hoạt động của tòa án sẽ không bị gián đoạn dưới bất kỳ hình thức nào.
"Các tổ chức tin tức sẵn sàng hợp tác với Tòa án để đảm bảo rằng công chúng có cơ hội quan sát quá trình tố tụng lịch sử và hoành tráng này", các phương tiện truyền thông cho biết, đồng thời đề xuất rằng tòa án sẽ tổ chức một phiên điều trần về vấn đề này nếu nó hữu ích cho đưa ra một quyết định.
Được biết, ngày 3/4, Thẩm phán Juan Merchan sẽ đưa ra quyết định về sử dụng camera trong phiên tòa buộc tội ông Trump. Ông đã mời các luật sư của ông Trump và của Văn phòng Biện lý Quận Manhattan đệ trình bất kỳ đề nghị hoặc phản đối nào đối với yêu cầu phát sóng vụ xét xử trước 1 giờ chiều 3/4.
Ông Donald Trump hiện phải đối mặt với hơn 30 tội danh liên quan đến gian lận kinh doanh trong bản cáo trạng. Cuộc điều tra của Văn phòng Biện lý Quận Manhattan bắt đầu khi ông Trump vẫn tại nhiệm ở Nhà Trắng, liên quan đến số tiền 130.000 USD do luật sư Michael Cohen của ông khi đó trả cho ngôi sao phim khiêu dâm Stormy Daniels vào cuối tháng 10/2016, vài ngày trước cuộc bầu cử tổng thống.
Ông Trump đã phủ nhận cáo buộc có mối quan hệ ngoài luồng với diễn viên Stormy Daniels. Việc trả tiền cho bà Daniels là hợp pháp, nhưng công ty của ông Trump bị cáo buộc ghi khoản tiền này trong sổ sách là chi phí pháp lý. Ở New York, việc làm giả hồ sơ kinh doanh là bất hợp pháp.
Về phần mình, cựu Tổng thống Trump ngày 31/3 tiếp tục gọi vụ truy tố này là "cuộc săn phù thủy". Trước đó, chiều 30/3, không lâu sau khi có tin đại bồi thẩm đoàn Manhattan quyết định truy tố, ông Trump đã ra thông báo gọi đây là vụ "bức hại chính trị và can thiệp bầu cử ở mức độ cao nhất trong lịch sử".
Ngoại trưởng Mỹ - Nga điện đàm vụ phóng viên WSJ bị nghi làm gián điệp Ngày 2/4, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken điện đàm với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov, yêu cầu Moscow thả phóng viên tờ Wall Street Journal bị cáo buộc làm gián điệp. Đáp lại, ông Lavrov cho rằng, Washington và truyền thông Mỹ có thể đang tìm cách chính trị hóa vụ việc. Phóng viên Evan Gershkovich bị Nga bắt giữ vì cáo...