Tỷ lệ trẻ em mắc Covid-19 ở Đồng Tháp đang ở mức cao
Khoảng một tuần qua, số ca mắc Covid-19 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp từ 600 – 700 ca/ngày, tăng lên 28.811 ca.
Đáng lo ngại, tỷ lệ trẻ em ở tỉnh này bị nhiễm bệnh đến 23%.
Trong ngày 10/12, tỉnh Đồng Tháp ghi nhận 744 ca mắc Covid-19 mới và 3 ca tử vong. Đến nay, Đồng Tháp ghi nhận 28.811 ca mắc Covid-19, trong đó hơn 1.800 ca bệnh từ vùng dịch trở về địa phương.
Số bệnh nhân hiện đang điều trị là 8.123 ca, trong đó có 59 trường hợp rất nặng, nguy kịch, tiên lượng tử vong cao. Tỉnh cũng có 23% số ca nhiễm đang điều trị là trẻ em.
Ông Đoàn Tấn Bửu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, mặc dù tỷ lệ ca nhiễm ở trẻ em trên địa bàn Đồng Tháp khá cao, tuy nhiên các trường hợp bị nhiễm đa phần thể nhẹ, không triệu chứng. Trung bình từ 5-7 ngày là các em khỏi bệnh. Hiện không có trường hợp trẻ em nào tử vong, cũng như đang nằm điều trị ở tầng 2, tầng 3.
Video đang HOT
Ông Đoàn Tấn Bửu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp (đứng giữa) khuyến cáo các phụ huynh hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người chung quanh và hạn chế cho trẻ đến nơi công cộng để ngăn ngừa các cháu mắc Covid-19 (Ảnh: CTV).
Trước thực tế trẻ em mắc Covid-19 cao, theo ông Bửu, nguyên nhân chính là sự lơ là của người thân trong thói quen quên mang khẩu trang cho trẻ. Hoặc cho trẻ tiếp xúc gần với nhiều người hoặc đưa các cháu đi ăn, uống ở nơi công cộng…
Trước sự gia tăng trẻ em mắc Covid-19, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch tỉnh Đồng Tháp yêu cầu các địa phương phải tăng cường tuyên truyền bằng nhiều biện pháp để gia đình ý thức hơn trong việc giữ trẻ, đồng thời, tránh để trẻ bị lây Covid-19 từ người thân.
Từ ngày 6 -9/12, Đồng Tháp ghi nhận hơn 2.847 ca mắc Covid-19 (Ảnh: CTV)
Ngoài ra, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu còn cho biết thêm, hiện ngành y tế đang phối hợp với các chính quyền địa phương đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine cho trẻ em trong độ tuổi 12-17. Theo dự kiến đến 18/12, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi này được tiêm mũi 2 vaccine đạt trên 90%.
Theo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Đồng Tháp, thời gian qua các ca tử vong đa phần rơi vào trường hợp chưa tiêm vaccine hoặc chỉ mới tiêm 1 mũi ngừa Covid-19. Do đó, lãnh đạo Đồng Tháp yêu cầu các địa phương tiếp tục đẩy nhanh việc vận động tiêm vaccine mũi 1 cho nhóm nguy cơ cao, bệnh nền.
Cần tập trung vào cuộc quyết liệt tiêm vaccine mũi 2 cho nhóm đối tượng tiêm đã tới hạn, tuyệt đối không để tình trạng trễ, bởi việc “trả mũi” 2 nhanh để tăng cường kháng thể càng sớm càng tốt cho dân.
Hiện toàn tỉnh Đồng Tháp có hơn 2.400 F0 đang được điều trị tại nhà. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu đề nghị các địa phương trang bị đủ túi thuốc điều trị bệnh Covid-19 và một số loại bệnh thông thường giúp cho bà con an tâm trong điều trị tại nhà. Đặc biệt, phải cử cán bộ y tế trực điện thoại để khi các F0 gọi đến, nhờ tư vấn hỗ trợ, không ai nghe điện thoại.
Ngoài ra, đề nghị các Trung tâm Y tế phải trang bị các bình ô-xy khí nén loại lớn, nhỏ và xe chuyển viện; các trạm y tế phải đặc biệt quan tâm lấy chỉ số sinh tồn SpO2 cho các F0 tại nhà.
Đồng Tháp nêu mối lo về người về từ vùng dịch ủ bệnh hàng chục ngày
Sau 15 ngày đón người dân tự phát về từ vùng dịch, Đồng Tháp ghi nhận 570 ca nhiễm Covid-19. Đáng lo là nhiều trường hợp sau khi trở về được xét nghiệm, cách ly sau 8 đến 10 ngày thì mắc Covid-19.
Ngày 16/10, Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Đồng Tháp cho biết, từ ngày 1/10 đến nay, toàn tỉnh đón trên 27.000 người dân hồi hương, trong đó qua sàng lọc phát hiện 570 ca F0. Riêng sáng 16/10, Đồng Tháp ghi nhận 41 ca mắc là người từ vùng dịch về.
Theo Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 huyện Thanh Bình, đến nay, huyện tiếp nhận gần 6.200 trường hợp người về từ vùng dịch thì phát hiện gần 100 trường hợp mắc Covid-19.
Người dân từ vùng dịch về tự phát được cách ly tập trung tại xã Phú Cường, huyện Tam Nông (Ảnh: CTV).
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong đánh giá, việc kiểm soát địa bàn đang có nhiều thách thức với tỉnh. Số ổ dịch mới trong tỉnh xuất hiện không nhiều, nhưng số lượng F0 ở từng ổ dịch của hai huyện Châu Thành, Thanh Bình lại nhiều.
Qua đây cho thấy hệ lụy của việc kiểm soát không chặt, không kỹ, nắm địa bàn chưa chắc dẫn đến khi phát hiện thì ổ dịch đã có sự diễn tiến một thời gian khá dài. Như vậy, trong bối cảnh nới lỏng, tạo điều kiện cho người dân thì công tác quản lý không được phép lơ là.
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp đề nghị tăng cường tuyên truyền người dân không được chủ quan, cứ nghĩ đã tiêm vaccine là không lây nhiễm được, nên đã xuất hiện nhiều trường hợp không đeo khẩu trang. Từ đó đã xuất hiện một số trường hợp dù đã tiêm vaccine vẫn nhiễm Covid-19.
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa cho rằng, khi thực hiện nới lỏng giãn cách và bà con về tự phát với số lượng rất lớn thì nằm trong dự đoán sẽ có việc bùng phát sự lây lan, khó kiểm dịch. Do đó các địa phương phải chú ý kiểm dịch thật tốt để ngăn chặn sự phát sinh các ổ dịch.
Đến sáng 16/10, toàn tỉnh Đồng Tháp có 9.145 ca nhiễm Covid-19, 220 trường hợp tử vong, gần 800 bệnh nhân đang được điều trị.
Phó chủ tịch Đồng Tháp: 'Công tác dập dịch lúc đầu chưa kịp thời' Ông Đoàn Tấn Bửu, Phó chủ tịch UBND Đồng Tháp nhìn nhận, công tác dập Covid-19 lúc đầu của tỉnh chưa được khẩn cấp, kịp thời, đến nay đã ghi nhận 438 ca. - Diễn biến Covid-19 trên địa bàn Đồng Tháp trong 38 ngày qua từ khi phát hiện ca dương tính như thế nào, thưa ông? - Cuối tháng 5, Đồng...