Tỷ lệ tiêm chủng thấp khiến bệnh truyền nhiễm gia tăng
Thời tiết mùa đông – xuân luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát các bệnh truyền nhiễm như cúm, sởi, ho gà, liên cầu lợn, sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp,… Vì thế, chiều nay, 18/11, Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa đông – xuân.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến
Dịch bệnh có nguy cơ diễn biến phức tạp
“Từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận 250.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 49 trường hợp tử vong. Sốt xuất huyết. Cùng với đó, bệnh cúm, sởi, ho gà, liên cầu lợn, cúm gia cầm, sốt xuất huyết,…là những bệnh truyền nhiễm hay gặp trong mùa đông – xuân ở nước ta” – ông Đặng Quang Tấn – Phó Cục trưởng phụ trách Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế thông tin.
Ông Đặng Quang Tấn – Phó Cục trưởng phụ trách Cục Y tế Dự phòng
Theo ông Tấn, nguyên nhân chính khiến dịch bệnh mùa đông – xuân có thể bùng phát là do thời tiết ẩm ướt kéo dài, biến đổi khí hậu, tỷ lệ tiêm chủng thấp, cuối năm các lễ hội diễn ra, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Video đang HOT
Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng cho biết: Hiện tại, dịch sốt xuất huyết cơ bản đã được khống chế. Nhưng vào mùa đông-xuân lại có nguy cơ bùng phát bệnh sởi, bởi tỷ lệ tiêm phòng sởi tại một số địa phương chưa cao. Bên cạnh đó, một số ổ dịch bạch hầu đã bắt đầu xuất hiện. Để ngăn chặn dịch bệnh, cần tăng tỉ lệ bao phủ tiêm chủng.
Nguy cơ bệnh dịch tiềm ẩn còn bởi các bệnh truyền nhiễm đang tăng cao tại nhiều nước, nhất là các bệnh nguy hiểm mới nổi như: Ebola, MERS-CoV, Zika…
Nỗ lực hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Thông tin về chất lượng khám, chữa bệnh tại bệnh viện, PGS. TS. Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) – cho biết: Hiện đã có 95% bệnh viện tuyến Trung ương ký cam kết không năm ghép sau 24h; 80% bệnh viện trung ương, bệnh viện tuyến cuối ở các thành phố lớn không còn tình trạng quá tải, nằm ghép,… Các bệnh viện đã thực sự hướng tới người bệnh, thái độ, phong cách của các y, bác sĩ đã có sự chuyển biến rõ rệt.
Theo ông Nguyễn Nam Liên – Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ Y tế – thời gian qua, giá dịch vụ khám, chữa bệnh đã từng bước tính đúng, tính đủ chi phí. Cả nước đã có 240 bệnh viện tự chủ chi thường xuyên, xây dựng danh mục, định mức dịch vụ chăm sóc sức khỏe, y tế dự phòng.
Ông Nguyễn Nam Liên – Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ Y tế
Về bảo hiểm y tế, ông Liên cho biết cần điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm, đồng thời, thực hiện bảo hiểm y tế bổ sung: đồng chi trả, sử dụng các dịch vụ theo yêu cầu để đáp ứng nhu cầu của người dân.
Với 26 trạm y tế xã điểm, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn bố trí công năng, danh mục trang thiết bị cho các phòng; đào tạo, tập huấn các bộ y tế theo nguyên lý y học gia đình, đồng thời, giao nhiệm vụ cho một số bệnh viện thực hiện đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến xã.
Những nhiệm vụ trọng tâm cuối năm 2019
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, trong 10 tháng đầu năm 2019, dịch bệnh đã được kiểm soát tốt. Nhưng hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở chưa cao; tỷ lệ trẻ thấp còi vẫn cao (22,9%), quản lý bệnh không lây nhiễm còn gặp nhiều khó khăn; chất lượng khám, chữa bệnh chưa đáp ứng nhu cầu của người dân; tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở mức nghiêm trọng; số lượng, chất lượng nhân lực y tế phân bổ không đồng đều, nhân lực lâm sàng chưa đáp ứng nhu cầu của người dân.
Hội nghị tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa đông – xuân, triển khai nhiệm vụ y tế trọng tâm cuối năm 2019
Bên cạnh đó, việc tạm ứng, thanh, quyết toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế còn nhiều vướng mắc giữa bệnh viện và cơ quan bảo hiểm xã hội.
Vì thế, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo toàn ngành phải tiếp tục nâng cao năng lực quản lý hệ thống y tế; sắp xếp, kiện toàn bộ máy tổ chức; đẩy mạnh triển khai Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới, Chương trình Sức khỏe Việt Nam; nâng cao năng lực quản lý chất lượng bệnh viện; duy trì mức sinh thay thế, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; từng bước đảm bảo cung ứng đủ về số lượng, an toàn về chất lượng thuốc, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân, bệnh án điện tử,…
Theo VietTimes
Tuần làm việc thứ 5, Quốc hội bỏ phiếu kín miễn nhiệm 2 nhân sự
Quốc hội sẽ tiến hành quy trình miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định.
Theo chương trình kỳ họp thứ 8, từ ngày 18 - 22/11, Quốc hội bước sang tuần làm việc thứ 5. Ngoài các nội dung quan trọng, trong tuần này, Quốc hội sẽ tiến hành quy trình miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định.
Việc phê chuẩn miễn nhiệm các chức danh này sẽ được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín. Trước đó, Bộ Chính trị quyết định bổ nhiệm Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến làm Trưởng ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương, thay ông Nguyễn Quốc Triệu đã nghỉ hưu.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cũng được Bộ Chính trị chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa nhiệm kỳ 2015 - 2020 thay ông Lê Thanh Quang được cho thôi giữ chức để điều trị bệnh hiểm nghèo.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định.
Ngoài nội dung về nhân sự, tuần này Quốc hội tập trung cho công tác xây dựng pháp luật. Cụ thể, Quốc hội nghe trình dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp; thảo luận tại Tổ các dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng; Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
Quốc hội thảo luận tại Hội trường các dự án: Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư; Luật Đầu tư (sửa đổi); Luật Doanh nghiệp (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Luật Thanh niên (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều.
Ngoài ra, Quốc hội sẽ thông qua một số dự án luật quan trọng như: Bộ luật Lao động (sửa đổi); Luật Thư viện; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi); Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Quốc hội cũng sẽ biểu quyết Nghị quyết phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn và thảo luận tại hội trường về việc phê chuẩn Hiệp ước bổ sung Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005 giữa Việt Nam và Campuchia; Nghị định thư Phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Campuchia./.
Theo Kim Anh/VOV.VN
Quốc hội bỏ phiếu kín miễn nhiệm Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến Trong tuần làm việc thứ 5, Quốc hội tiến hành quy trình miễn nhiệm Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định. Từ ngày 18/11, kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV bước sang tuần làm việc thứ 5. Nội dung đáng chú ý trong tuần liên quan đến công tác nhân...