Tỷ lệ tiêm chủng tại Ấn Độ bứt tốc nhờ thay đổi nhận thức về vaccine COVID-19
Ngồi trên một chiếc giường dệt vải truyền thống của Ấn Độ, Dheen Mohammad miễn cưỡng cho biết rằng ông đã tiêm vaccine COVID-19 vào tuần trước.
Ông Deen Mohammad và các thành viên trong gia đình tại làng Chandeni ở huyện Nuh, bang Haryana, Ấn Độ. Ảnh: Straitstimes
Theo tờ Straitstimes, ông Dheen Mohammad, nông dân 65 tuổi sống tại làng Chendeni ở Nuh, một trong những huyện lạc hậu nhất của đất nước ở bang Haryana, miền bắc Ấn Độ. Nhiều nhân viên y tế và giới chức địa phương đã phải rất vất vả để vận động người dân ở khu vực này đi tiêm chủng.
Vào đầu tháng 11, huyện Nuh bị xếp vào danh sách 50 khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất Ấn Độ. Vào thời điểm đó, giới chức bang Haryana cho biết chỉ có khoảng 35% trong số 164.000 người đủ điều kiện tiêm chủng đã tiêm một mũi vaccine COVID-19.
Giống như đại đa số người dân ở đây, ông Dheen Mohammad, rất lo sợ việc tiêm vaccine. Ông cho biết tiêm chủng sẽ dẫn đến vô sinh hoặc thậm chí tử vong. Nhưng quan điểm này đã dần thay đổi khi mọi người bắt đầu thấy hàng xóm của mình và những người dân làng khác đi tiêm chủng. Giới chức cam kết sẽ hỗ trợ 1 triệu rupee (302 triệu đồng) quỹ cơ sở hạ tầng cho những ngôi làng có người dân đi tiêm phòng đầy đủ.
Nhiều trung tâm tiêm chủng được đặt bên bên ngoài các điểm hỗ trợ gạo và các loại ngũ cốc cho người dân. Giới chức địa phương đã gây áp lực lên người dân với tuyên bố nếu không đi tiêm phòng, họ sẽ không được nhận thực phẩm.
Ông Dheen Mohammad nói với The Straitstimes: “Chúng tôi sợ rằng sẽ không nhận được hỗ trợ nên sau đó mọi người đều đi tiêm phòng. Bây giờ bất cứ điều gì phải xảy ra sẽ xảy ra”.
Nhân viên y tế được tiêm vaccine AstraZeneca tại một trung tâm y tế ở Mumbai, Ấn Độ. Ảnh: Reuters
Dù là nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, song chương trình tiêm chủng của Ấn Độ khởi đầu rất chậm chạp. Tuy nhiên, làn sóng COVID-19 thứ hai khốc liệt càn quét nước này đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh. Chính phủ Ấn Độ phải tạm hoãn xuất khẩu vaccine, tập trung đáp ứng nhu cầu trong nước để đối phó với biến thể Delta.
Cho đến nay, khoảng một nửa dân số Ấn Độ đã được tiêm phòng đầy đủ, nước này về cơ bản đã kiểm soát được các ca COVID-19. Tuy nhiên, vẫn còn một khoảng cách khá xa để họ đạt được mục tiêu của mình, trong đó có việc tiêm nhắc lại, tiêm chủng cho phụ nữ và trẻ em. Ấn Độ vẫn đang chìm trong cơn ác mộng do dự tiêm vaccine.
Video đang HOT
Ở Nuh, tình trạng này đang được giải quyết thông qua sự kết hợp của nhiều biện pháp, như thúc đẩy các doanh nghiệp tư nhân và các nhà lãnh đạo tôn giáo trong khu vực khuyến khích người dân đi tiêm chủng. Kể từ tháng 11, tỷ lệ tiêm chủng ở Nuh đã tăng gấp đôi, với 61% dân số đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine.
Các doanh nghiệp địa phương đóng một vai trò quan trọng trong sự thay đổi này. Để thuyết phục người dân tiêm vaccine, họ tuyên bố sẽ chiết khấu và tặng quà cho người đã tiêm chủng. Các hiệu thuốc sẽ giảm giá 10% cho khách hàng và các trạm xăng tặng phiếu chiết khấu 0,5 rupee cho mỗi lít xăng.
Một phụ nữ đi ngang qua bức tranh vẽ Thủ tướng Narendra Modi trên đường phố ở Mumbai, Ấn Độ. Ảnh: Reuters
Trong hơn 1 tháng rưỡi qua, ông Sunil Bansal, chủ cửa hàng bán xe máy Sunil Motors, đã tặng 300 chiếc mũ bảo hiểm và bữa ăn tối cho khách hàng đã tiêm vaccine. Trên khắp Ấn Độ, các biện pháp khuyến khích tương tự cũng đang được triển khai để thúc đẩy người dân đi tiêm chủng.
Tại quận Karur ở Tamil Nadu, chính quyền đã tổ chức một chương trình bốc thăm may mắn. Giải thưởng cho những người tham dự bao gồm máy giặt, máy xay và nồi áp suất. Tại huyện Rajkot ở Gujarat, những người thợ kim hoàn cũng cam kết tặng khuyên mũi bằng vàng cho phụ nữ nếu họ đi tiêm phòng.
Song thách thức quan trọng nhất vẫn là tiêm phòng cho phụ nữ, đây vốn là điều khiến bà Archana Kapoor luôn bận tâm. Bà Kapoor là người sáng lập Smart, một tổ chức phi chính phủ điều hành Radio Mewat, một đài phát thanh cộng đồng. Tổ chức của bà hiện có 106 tình nguyện viên đang thực hiện tiêm vaccine cho 1.300 người/ngày.
“Chúng tôi làm việc với phụ nữ, những người thường bị phớt lờ và đưa ra thông điệp rằng sức khỏe của họ rất quan trọng đối với gia đình”, bà Kapoor nói. Tổ chức Smart đã bác bỏ tin đồn vô căn cứ cho rằng vaccine gây vô sinh bằng cách chứng minh một thành viên trong tổ chức đã mang thai sau khi tiêm chủng. Bà nói: “Chúng tôi đã nhận được kết quả tốt. Có tiêm vaccine hay không là một sự lựa chọn. Nhưng chúng tôi không muốn bất kỳ ai bị bỏ lại phía sau”.
Tại sao cuộc chiến chống COVID-19 ở châu Âu sẽ ngày càng nguy hiểm?
Cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 một ngày nào đó sẽ kết thúc nhưng cuộc chiến chống chủ nghĩa dân túy ở châu Âu mới chỉ bắt đầu.
"Bất chấp nhiều tháng thuyết phục, bất chấp chiến dịch truyền thông dày đặc, bất chấp các cuộc thảo luận trên nhiều báo chí, chúng ta vẫn không thể thuyết phục đủ người đi tiêm vaccine". Đây là những lời mà cựu Thủ tướng Áo Alexander Schallenberg nói tháng trước khi ông thông báo yêu cầu tiêm vaccine bắt buộc trên toàn quốc đầu tiên ở châu Âu.
Biểu tình phản đối biện pháp phòng chống COVID-19 ở Brussels, Bỉ ngày 5/12. Ảnh: AP
Giờ đây, Đức dường như sẽ nối gót Áo. Các quốc gia khác đã bắt buộc một nhóm dân số tiêm vaccine COVID-19 và áp đặt biện pháp với những đối tượng chưa tiêm vaccine. Biện pháp của các chính phủ được đưa ra trong bối cảnh châu Âu chật vật với thách thức kép: ca mắc COVID-19 gia tăng mạnh và tỷ lệ tiêm chủng tụt dốc.
Sau khi Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu chiến dịch tiêm chủng cách đây gần một năm, cứ ba người châu Âu thì vẫn còn khoảng một người chưa tiêm vaccine COVID-19. Rủi ro là khi các chính phủ áp đặt càng nhiều biện pháp nghiêm ngặt với nhóm người này thì tâm lý giận dữ sẽ của họ với chính phủ sẽ càng tăng.
Theo một khảo sát do European Barometer thực hiện tháng 5/2021, chỉ có 19% người châu Âu coi nguồn tin của chính phủ về vaccine COVID-19 là đáng tin cậy nhất. Ngay cả trước đại dịch, tâm lý bài vaccine ở châu Âu cũng đã mạnh, cho thấy người dân không tin tưởng vào chính phủ và các đảng phái chính thống.
Phần lớn quốc gia châu Âu đã không còn công cụ để thuyết phục người dân tiêm vaccine. Bản đồ khu vực những người chưa tiêm vaccine cho thấy nơi đó, người dân không tín nhiệm chính quyền và đảng chính trị truyền thống.
Trong thực tế, những ai tin các cơ quan chính phủ không cần thuyết phục mới tiêm vaccine, còn những người không tin thì không hề bị thuyết phục.
Đông Âu là khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất. Bulgaria là quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp châu Âu khi chưa đầy 27% dân số đã tiêm chủng. Quốc gia này cũng trải qua khủng hoảng chính trị lớn khi đã tổ chức ba cuộc bầu cử quốc hội năm nay.
Khó khăn trong triển khai tiêm vaccine và phân phối vaccine tới nhóm người cao tuổi ở vùng nông thôn hẻo lánh cũng khiến tỷ lệ tiêm vaccine ở Đông Âu thấp. Tuy nhiên, ở một số quốc gia có tỷ lệ tiêm vaccine thấp nhất, các đảng dân túy đang nắm quyền hoặc có thế lực mạnh.
Về phía tây, tỷ lệ tiêm vaccine thấp cũng là tình trạng ở các quốc gia và khu vực có phong trào cực đoan, phong trào dân túy, như ở Đức, Áo và miền bắc Italy.
Một nghiên cứu đăng hồi tháng 10 của tác giả Michele Roccato và Silvia Russo tại Đại học Turin cho rằng người có xu hướng dân túy thường từ chối tiêm vaccine COVID-19, phù hợp với nghiên cứu trước đó chỉ ra rằng tâm lý phản đối vaccine thường bị chính trị hóa.
Sophie Tissier, người tổ chức biểu tình phản đối biện pháp phòng chống COVID-19 và vaccine ở Pháp, nói rằng các cuộc biểu tình đã tạo ra một lực lượng chính trị mới cực đoan nhưng vượt qua mọi ranh giới đảng phái. Người này cho biết muốn tạo một nhóm đối lập gồm những công dân bình thường, không quan tâm tới bầu cử, chỉ hoạt động như người theo dõi đứng ngoài thế giới chính trị.
Hồi tháng 8, trên 230.000 người đã xuống đường khắp nước Pháp sau khi Pháp trở thành một trong những quốc gia châu Âu đầu tiên áp dụng hộ chiếu vaccine COVID-19 nghiêm ngặt. Từ đó, biểu tình đã giảm dần ở Pháp, một phần là vì không có đảng chính thống nào công khai khuyến khích người ủng hộ tham gia biểu tình. Tỷ lệ tiêm vaccine ở Pháp thuộc hàng cao nhất châu Âu, cho thấy ngay cả ở những nước có tâm lý bài vaccine mạnh như Pháp, quan điểm của các đảng dân túy và cực hữu về vaccine có thể gây ảnh hưởng, kích thích người dân biểu tình.
Tại các nước khác ở châu Âu, các nhóm dân túy và cực hữu cũng đang thổi bùng tâm lý bài vaccine COVID-19. Ở Áo, đảng cực hữu Tự do đã lên kế hoạch biểu tình từ khi chính phủ công bố yêu cầu bắt buộc tiêm vaccine toàn quốc hồi tháng 11. Yêu cầu bắt buộc tiêm chủng có hiệu lực từ tháng 2/2022.
Ngay cả khi thông báo yêu cầu tiêm chủng bắt buộc, ông Schallenberg cũng cáo buộc đảng Tự do phải chịu trách nhiệm về tỷ lệ tiêm chủng thấp và tâm lý bài vaccine ở Áo.
Ông Schallenberg nói: "Chúng ta có quá nhiều lực lượng chính trị ở nước này phản đối mạnh mẽ, quyết liệt, công khai tiêm vaccine. Điều đó là vô trách nhiệm. Bị kích động bởi các nhóm phản đối vaccine cực đoan và nghe tin giả có vẻ hợp lý, không may là đã có qua nhiều người không tiêm vaccine. Hậu quả là giường bệnh chăm sóc đặc biệt chật kín".
Một người biểu tình phản đối bắt buộc tiêm vaccine COVID-19 ở Geneva, Thụy Sĩ ngày 9/10. Ảnh: Getty Images
Cuộc tranh cãi về đại dịch ngày càng trở nên cực đoan. Nhà khoa học chính trị Pháp Jean-Yves Camus, nhận định các nhóm cực đoan nhất lợi dụng đại dịch để tuyên truyền virus là giả mạo, không có đại dịch nào cả và chính phủ đang lừa người dân, rằng chính phủ ép dùng hộ chiếu vaccine để lấy dữ liệu cá nhân...
Ở nhiều khu vực, các đảng từng tập trung vào vấn đề nhập cư hoặc châu Âu giờ đang lợi dụng tâm lý giận dữ của người phản đối vaccine để đạt mục đích chính trị bằng vấn đề có vẻ như không liên quan chính trị. Mục tiêu tấn công của họ là biện pháp phòng chống COVID-19 và chiến dịch tiêm chủng.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thận trọng khi nói về yêu cầu bắt buộc tiêm vaccine vì ảnh hưởng tiềm tàng tới niềm tin của người dân. Tiến sĩ Hans Kuge, Giám đốc WHO tại châu Âu nói chỉ bắt buộc tiêm khi đó là biện pháp cuối cùng và chỉ áp dụng khi không còn lựa chọn khả thi nào để tăng tỷ lệ tiêm vaccine. Ở những nơi mà cuộc chiến chống đại dịch bị tâm lý bài vaccine cản trở, thì lệnh bắt buộc tiêm vaccine này có thểm khiến người dân phản kháng hơn nữa.
Về phần mình, ông Russo nói: "Điều lo lắng là người bài vaccine có thể phản đối thậm chí còn cực đoan hơn. Đó là một rủi ro".
Nói cách khác, tiêm vaccine ép buộc có thể đẩy người ta tới trung tâm tiêm chủng nhưng cũng sẽ đẩy một số người xuống đường biểu tình.
Cuộc chiến chống đại dịch một ngày nào đó sẽ kết thúc nhưng cuộc chiến chống chủ nghĩa dân túy ở châu Âu mới chỉ bắt đầu.
Ấn Độ ghi nhận ngày có số ca mắc COVID-19 thấp nhất trong 543 ngày Ngày 23/11, Ấn Độ thông báo trong 24 giờ qua, nước này có 7.579 ca mắc mới COVID-19 - mức thấp nhất trong 1 năm rưỡi qua. Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Mumbai, Ấn Độ. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN Con số này được ghi nhận trong bối cảnh số người tiêm chủng ở Ấn...