Tỷ lệ tiêm chủng khởi sắc, Hàn Quốc trên đà đạt miễn dịch cộng đồng
Sau khoảng 100 ngày triển khai chương trình tiêm vaccine COVID-19, Hàn Quốc đã ghi nhận tỷ lệ tiêm phòng cao và đang trên đà đạt được miễn dịch cộng đồng vào tháng 11.
Với tốc độ tiêm chủng như hiện nay, khoảng 36 triệu người, tức 70% dân số Hàn Quốc, có thể được tiêm chủng đầy đủ vào tháng 11 tới. Ảnh: Reuters
Theo tờ Straits Times, ngày 7/6, quốc gia Bắc Á này đã có 875.000 người được tiêm vaccine COVID-19. Đây là mức cao kỷ lục từ trước đến nay, nâng tổng số người đã được tiêm một liều vaccine lên 8,45 triệu, chiếm 16,3% trong dân số 51,8 triệu người.
Số lượng người dân Hàn Quốc đi tiêm vaccine hàng ngày đã tăng lên kể từ hôm 27/5, một ngày sau khi chính phủ đưa ra các biện pháp khuyến khích hấp dẫn. Chẳng hạn như những người đã tiêm ít nhất một mũi được ra khỏi nhà mà không cần đeo khẩu trang cũng như được tụ họp thành viên gia đình nhiều hơn bốn người từ tháng 7 tới.
Động thái này nhằm thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng hàng loạt và nó đã phát huy tác dụng. 640.000 người đã đi tiêm mũi đầu tiên vào ngày 27/5, cao gấp đôi so với kỷ lục trước đó là 307.000 người vào hôm 30/4.
Ngày 7/6, Tổng thống Moon Jae-in đã lạc quan rằng Hàn Quốc sẽ có hơn 14 triệu người tiêm mũi vaccine đầu tiên vào cuối tháng 6 – cao hơn ước tính trước đó – và con số này sẽ chạm ngưỡng 36 triệu vào tháng 9. Khoảng 36 triệu người, hay 70% dân số, cần tiêm chủng đầy đủ hai liều vaccine trước tháng 11 để đạt được miễn dịch cộng đồng. Số người dân đã tiêm đủ hai liều là 2,29 triệu.
Phát biểu tại cuộc họp nội các, ông Moon Jae-in cho biết mục tiêu của chính phủ là tạo điều kiện cho người dân có kỳ nghỉ hè an toàn và thoải mái, được quây quần bên gia đình mà không cần đeo khẩu trang trong kỳ nghỉ Chuseok vào tháng 9. Hàn Quốc đã báo cáo 435 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 mới vào ngày 8/6, nâng tổng số ca mắc lên 145.091 trường hợp. Số ca mắc mới hàng ngày vẫn nằm trong khoảng 400-700 trong vài tuần qua.
Video đang HOT
Nhà lãnh đạo này cũng ca ngợi các cơ quan kiểm dịch và y tế của đất nước đã nỗ lực rất nhiều để vượt qua sự hoài nghi của công chúng về việc tiêm vaccine, mặc dù được triển khai muộn hơn so với các quốc gia phát triển khác.
Được triển khai từ ngày 26/2, chương trình tiêm vaccine COVID-19 đã phải đối mặt với nhiều trở ngại như tiếp nhận vaccine chậm và thiếu hụt nguồn cung. Vaccine của AstraZeneca – loại vaccine đầu tiên nước này có được – cũng bị đình chỉ tạm thời do có liên quan đến tác dụng phụ máu đông hiếm gặp. Hàn Quốc đã được bổ sung thêm các loại vaccine khác. Dù vậy, người dân Hàn Quốc không được chọn loại vaccine.
Người cao tuổi đi tiêm ngừa COVID-19 tại Hàn Quốc. Ảnh: Reuters
Tiến sĩ Choi Jae-wook, chuyên gia y tế dự phòng tại Đại học Y khoa Hàn Quốc, cho biết chính phủ đang đặt mục tiêu tiêm chủng cho hơn 80% dân số cao tuổi vào cuối tháng này. Ông tiết lộ với Straits Times: “Mọi người vẫn còn tâm lý nghi ngờ cách đây một tháng, nhưng mọi thứ đã thay đổi. Nhiều người đang cố gắng đăng ký vào danh sách chờ để được chủng ngừa”.
Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc cho biết 48,2% người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên, tương đương 6,33 triệu người, đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine. Cơ quan này cho biết thêm rằng 80,6% những người ở độ tuổi 60-74 trong số 9,08 triệu người đủ điều kiện đã đăng ký tiêm vaccine AstraZeneca và tỷ lệ đi tiêm đạt 99,8%.
Giới chức y tế Hàn Quốc vừa thông báo từ cuối tháng 6, họ sẽ cấp nhãn dán chứng nhận cho những người đã tiêm chủng đầy đủ để dán vào chứng minh nhân dân. Ngoài các chứng nhận dạng giấy và kỹ thuật số, việc cấp nhãn dán nhằm giúp đối tượng là người già ít hiểu biết về công nghệ và có thể quên mang theo giấy chứng nhận.
Ông Bryan Lee, một giáo viên 60 tuổi, đang chờ đến lượt được tiêm chủng. Ông không ngại tiêm bất kỳ loại vaccine nào. Ông chia sẻ: “Tôi chỉ muốn tiêm phòng ngay lập tức để phòng COVID-19″.
Thực hiện 6 chuyến bay, đưa gần 1.200 công dân Việt Nam về nước
Ngày 16/11, các cơ quan chức năng Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc và hãng Hàng không Quốc gia Vietjet đã phối hợp với các cơ quan chức năng Hàn Quốc thực hiện chuyến bay đưa gần 240 công dân Việt Nam về nước an toàn.
Hành khách trên các chuyến bay bao gồm trẻ em dưới 18 tuổi, người ốm đau, phụ nữ mang thai, lao động hết hạn hợp đồng, không có nơi cư trú, sinh viên không có nơi lưu trú do ký túc xá đóng cửa và các trường hợp đặc biệt khó khăn khác. Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đã cử cán bộ trực tiếp hỗ trợ công dân tại sân bay.
Công dân Việt Nam tại Đài Loan (Trung Quốc) chờ lên máy về nước
Với mục tiêu đảm bảo sức khỏe cho công dân, ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh, hãng Hàng không Vietjet đã thực hiện nghiêm túc các biện pháp về an ninh, an toàn và vệ sinh dịch tễ trong suốt thời gian bay. Ngay sau khi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Đà Nẵng, những người tham gia chuyến bay đã được giám sát y tế và cách ly tập trung theo đúng quy định.
Cùng ngày, các cơ quan chức năng Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và hãng Hàng không Vietjet đã phối hợp với các cơ quan chức năng Nhật Bản thực hiện 2 chuyến bay đưa gần 360 công dân Việt Nam từ Nhật Bản về nước an toàn.
Ngay sau khi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Cam Ranh, những người tham gia chuyến bay đã được giám sát y tế và cách ly tập trung theo đúng quy định.
Cũng trong ngày 16/11, các cơ quan chức năng Việt Nam, Văn phòng Kinh tế - Văn hoá Việt Nam tại Đài Bắc, hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam và các cơ quan chức năng Đài Loan (Trung Quốc) đã phối hợp thực hiện 2 chuyến bay chở hơn 240 công dân Việt Nam từ Đài Loan về nước.
Ngay sau khi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Cam Ranh, những người tham gia các chuyến bay đã được giám sát y tế và cách ly tập trung theo đúng quy định.
Công dân Việt Nam chờ làm thủ tục tại sân bay quốc tế Toronto (Canada)
Trước đó, trong hai ngày 15-16/11, các cơ quan chức năng Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Canada, hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan chức năng Canada đưa gần 350 công dân Việt Nam từ sân bay quốc tế Toronto về nước an toàn.
Ngay sau khi hạ cánh xuống sân bay Vân Đồn, những người tham gia chuyến bay đã được giám sát y tế và cách ly tập trung theo đúng quy định.
Bộ Ngoại giao cho hay, thời gian tới, việc đưa công dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nước sẽ được sắp xếp theo nguyện vọng của công dân, phù hợp với tình hình dịch bệnh và năng lực cách ly trong nước.
Làm sao để thu hút nhân tài ĐBQH Lê Thanh Vân gửi đến VietNamNet phân tích về dự thảo "Chiến lược quốc gia thu hút, trọng dụng nhân tài". Chúng tôi giới thiệu bài viết này như một góp ý cho dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13. Nên xác lập sự cần thiết và căn cứ ban hành chiến lược về thu hút, trọng...