Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ xuống mức thấp kỷ lục
Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ giảm xuống còn 8,3% trong tháng Giêng, mức thấp nhất trong gần ba năm qua nhờ số người được tuyển dụng bất ngờ tăng mạnh. Thông tin này đã khiến thị trường chứng khoán Mỹ tràn ngập sắc xanh trong phiên giao dịch ngày 2/3.
Người lao động xếp hàng đợi phỏng vấn tại triển lãm việc làm ở San Francisco
Theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ, nền kinh tế số một thế giới đã tạo thêm được 243.000 việc làm trong tháng Giêng, cao hơn nhiều so với mức dự tính trung bình 155.000 việc làm của giới phân tích và là mức cao nhất kể từ tháng 4/2011. Đây là kết quả của việc tăng thêm 257.000 việc làm trong lĩnh vực tư (cao nhất kể từ tháng 4/2011) và giảm 14.000 việc làm trong lĩnh vực công (thấp nhất kể từ tháng 9/2011).
Nếu tính theo tốc độ tăng trưởng việc làm, đây cũng là tháng có mức tăng mạnh nhất trong 9 tháng qua.
Video đang HOT
Cũng theo số liệu trên, phần lớn số việc làm tăng thêm được tạo ra trong ngành công nghiệp. Điều này cho thấy nền kinh tế Mỹ đang phục hồi mạnh mẽ, bất chấp những dự đoán trước đó nói rằng tốc độ tăng trưởng có thể vẫn ì ạch trong quý I năm nay.
“Mức thất nghiệp giảm là sự hỗ trợ chắc chắn cho quá trình phục hồi của kinh tế Mỹ và nó cho thấy nước Mỹ đang dần lấy lại đà tăng trưởng”, nhà nghiên cứu chiến lược thị trường Brian Dolan nhận định.
Những thông tin tích cực từ thị trường việc làm Mỹ đã giúp sàn chứng khoán New York bật tăng ngoạn mục trong phiên giao dịch ngày 2/3 với chỉ số Nasdaq leo lên mức cao nhất trong 11 năm qua, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng cao nhất trong 4 năm và chỉ số S&P tăng thêm 7%. Tính trên toàn sàn có hơn 450 mã cổ phiếu thuộc tất cả các lĩnh vực đạt mức điểm kỷ lục so với một năm trở lại đây.
Những thông tin tích cực về thị trường việc làm Mỹ được cho là sẽ tạo thuận lợi đáng kể cho Tổng thống Barack Obama trong cuộc đua tái tranh cử vào Nhà Trắng đang diễn ra rất quyết liệt ở các bang miền Tây nước Mỹ nhờ ghi thêm điểm với các cử tri.
Tuy nhiên, tính trên toàn nước Mỹ hiện vẫn còn tới 19,3 triệu người không có việc làm hoặc chịu cảnh thất nghiệp tạm thời.
Theo Dân Trí
Thất nghiệp ở Mỹ giảm xuống mức thấp
Tuy nhiên, tình hình vẫn chưa khả quan hơn vì số người chưa có việc làm vẫn ở mức cao.
Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 11 của Mỹ đã giảm xuống 8,6%, đây là mức giảm nhiều nhất trong hơn 2 năm qua.
120.000 là số việc làm mà Mỹ đã tạo ra trong tháng 11 vừa qua, khiến tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giảm 0,4% so với tháng 10 xuống còn 8,6%, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2009.
Bộ Lao động Mỹ cho biết: Các ngành tuyển dụng được nhiều lao động bao gồm khách sạn, quán ăn, các ngành dịch vụ và y tế. Trong khi đó, tuyển dụng lao động ở khu vực nhà nước vẫn tiếp tục giảm. Tổng thống Mỹ Obama hoan nghênh thông tin này và cho rằng tỷ lệ thất nghiệp giảm trong tháng 11 cho thấy nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng.
Tổng thống Obama khẳng định: "Chúng ta cần phải duy trì tốc độ tăng trưởng này, tại thời điểm hiện nay Quốc hội Mỹ cần phải gia hạn luật cắt giảm thuế cho tầng lớp người lao động thêm một năm nữa. Quốc hội Mỹ cũng cần gia hạn bảo hiểm thất nghiệp đối với những người dân Mỹ mà hàng ngày họ vẫn phải đi tìm việc làm".
Tổng thống Mỹ Obama cũng nói rằng, ông thất vọng với các nghị sỹ đảng Cộng hòa vì đã ngăn chặn kế hoạch giảm thuế cho tầng lớp người Mỹ trung lưu. Theo ông Obama, việc làm này của Quốc hội Mỹ đồng nghĩa với việc tăng thuế đối với 160 triệu người Mỹ, trong khi đó lại phản đối tăng thuế đối với những người giàu.
Ông John Boehner, Chủ tịch Hạ viện Mỹ thuộc phe Cộng hòa thì vẫn cho rằng tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ vẫn ở mức cao không thể chấp nhận được.
Còn ông Eric Cantor, nghị sỹ Đảng Cộng hòa thì cho rằng: Bản báo cáo về tình hình thất nghiệp đã thể hiện mặt trái của nó. Nếu xét tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống chỉ còn 8,6% thì cảm thấy khá ổn, nhưng trên thực tế nếu nhìn vào số việc làm cụ thể được tạo ra trong tháng 11 thì mới thấy rằng Mỹ vẫn chưa tạo đủ công ăn việc làm cho người dân./.
Theo VOV
Biểu tình "Chiếm phố Wall": 4 tuần vẫn chưa lắng dịu Phong trào biểu tình "Chiếm phố Wall" phản đối lòng tham của các tập đoàn và tình trạng bất bình đẳng kinh tế ở Mỹ đang thu được cả số lượng người tham gia và tầm ảnh hưởng, khi phong trào này bước vào tuần thứ 4. Có những dự báo khác nhau về ảnh hưởng của phong trào biểu tình ở Mỹ....