Tỷ lệ sống sót của người mắc ung thư gan
Bệnh nhân ung thư gan nếu được phát hiện và điều trị sớm có thể kéo dài tuổi thọ, tỷ lệ sống sót cao.
Khả năng chữa khỏi và tỷ lệ sống sót sau khi mắc ung thư gan là câu hỏi nhiều người quan tâm. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, tỷ lệ sống sót là số phần trăm người cùng mắc một loại ung thư còn sống sau khi được chẩn đoán. Mốc thời gian để đo lường tỷ lệ này thường là 5 năm.
Tỷ lệ sống sót giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về khả năng thành công của các phương pháp điều trị ung thư. Tuy nhiên, Hiệp hội Ung thư Mỹ cũng lưu ý con số này không tuyệt đối với tất cả mà chỉ mang tính tham khảo. Bệnh nhân cần dựa trên phác đồ điều trị của bác sĩ và giữ tinh thần thoải mái, lạc quan để tăng hiệu quả khi chữa ung thư.
Ngoài ra, con số trên còn tùy thuộc vào sức khỏe tổng thể, mức độ di căn của tế bào ung thư, tuổi tác và khả năng đáp ứng điều trị của người bệnh.
Hiệp hội Ung thư Mỹ dựa trên cơ sở dữ liệu từ Chương trình Surveillance, Epidemiology and End Results (SEER) do Viện Ung thư Quốc Gia (NCI) cung cấp để xác định tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư gan. Kết quả cho thấy 30% bệnh nhân mắc ung thư gan sống thêm ít nhất 5 năm.
Video đang HOT
Bệnh nhân ung thư gan có thể sống thêm 5 năm sau chẩn đoán. Ảnh: Freepik.
SEER theo dõi tỷ lệ sống sót tương đối trong 5 năm của bệnh nhân ung thư gan dựa trên mức độ di căn của khối u ác tính. Tuy nhiên, chương trình này không phân nhóm giai đoạn bệnh. Thay vào đó, họ sử dụng dải phân loại là khu vực khối u đi xa khỏi gan.
Thang đo đó bao gồm: Không có hiện tượng ung thư gan di căn; tế bào ung thư lan ra ngoài gan đến hạch bạch huyết lân cận; tế bào ung thư đã di căn tới bộ phận xa của cơ thể như phổi, xương…
Các nghiên cứu đã chỉ ra bệnh nhân có khối u nhỏ, có thể cắt bỏ hoàn toàn và không bị xơ gan hoặc vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác cũng sống sót cao hơn. 60-70% bệnh nhân mắc ung thư ở giai đoạn đầu được ghép gan có thể sống thêm ít nhất 5 năm.
Dữ liệu của SEER lấy từ các bệnh nhân chẩn đoán mắc ung thư gan từ năm 2009 đến 2015. Hiệp hội Ung thư Mỹ cho hay kết quả chỉ áp dụng với lần chẩn đoán đầu tiên, không đúng với những người bị tái phát sau điều trị.
Tháng 1, nghiên cứu đăng trên Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ xem xét tỷ lệ sống sót của những người mắc ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) tại châu Á. Đây là loại ung thư nguyên phát phổ biến nhất.
Kết luận của nhóm cho thấy tỷ lệ sống sót sau một năm, 3 năm và 5 năm của bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan lần lượt là 34,8%, 19% và 18,1%. Kết quả này thấp hơn các bệnh nhân ở châu Âu và Bắc Mỹ.
Người đàn ông 34 tuổi bàng hoàng khi phát hiện ung thư gan di căn
Được chẩn đoán bị u máu trong gan lành tính, bệnh nhân được khuyến cáo khám định kỳ 3-6 tháng/lần. Lần này sau hơn 1 năm, bệnh nhân mới khám thì bệnh đã chuyển sang ác tính, tiên lượng nặng.
Đây là một trường hợp bị u máu trong gan lành tính chuyển thành ung thư gan di căn rất đáng tiếc vừa được phát hiện tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội). Người đàn ông được phát hiện u máu trong gan, kích thước 10cm, bản chất là lành tính. Hàng năm, bệnh nhân vẫn đi khám định kỳ 3-6 tháng một lần tại các cơ sở y tế khác.
Đợt này được hơn một năm, người bệnh tới Bệnh viện Việt Đức thăm khám. Kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số khối u tăng bất thường. Vì thế, bệnh nhân được chỉ định chụp CT cản quang. Cả bác sĩ và bệnh nhân đều bất ngờ với kết quả ung thư biểu mô tế bào gan.
Triệu chứng của ung thư gan.
Theo TS.BS Đỗ Tuấn Anh, Trưởng khoa Phẫu thuật Gan mật, Bệnh viện Việt Đức, bệnh nhân đã được phẫu thuật, tuy nhiên tiên lượng nặng vì u gan có xuất hiện tĩnh mạch trên gan, có di căn.
Gan là tạng lớn nhất cơ thể, có chức năng thải độc, bài tiết mật, tạo yếu tố đông máu và chuyển hóa. U gan là bệnh lý thường gặp ở Việt Nam với 2 loại. Thứ nhất là u gan lành tính, cần được theo dõi và kiểm soát bởi các thầy thuốc chuyên khoa. Thứ hai là u gan ác tính gồm ung thư biểu mô tế bào gan, u gan đường mật, u gan thứ phát... cần được phát hiện sớm và có hướng xử lý kịp thời từng giai đoạn của bệnh.
Phần lớn người bệnh u gan lành tính không có triệu chứng, được phát hiện tình cờ qua siêu âm hoặc khám bệnh vì tổn thương cơ quan khác, chỉ cần theo dõi định kỳ và không cần điều trị gì. Tuy nhiên, có khoảng 15% các trường hợp u gan lành tính có triệu chứng, biến chứng, tăng kích thước nhanh hoặc có nguy cơ thoái hóa ác tính và cần can thiệp điều trị phẫu thuật.
Hiện nay, tại Việt Nam, ung thư gan đứng đầu về tỷ lệ tử vong, sau đó là ung thư phổi, ung thư dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tùy từng giai đoạn của bệnh, các bác sĩ sẽ có phương án điều trị thích hợp.
Theo BS Tuấn Anh, phẫu thuật cắt u là lựa chọn đầu tiên khi còn chỉ định. Bệnh nhân cũng có thể được can thiệp nút mạch chọn lọc có hóa chất, tiêm cồn, đốt điện khối u bằng sóng cao tần, tắc mạch xạ trị, ghép gan... Các chuyên gia sẽ căn cứ vào giai đoạn của bệnh để đưa ra phương pháp điều trị hợp lý.
Ung thư gan diễn tiến rất âm thầm, không rõ triệu chứng. Thường khi người bệnh xuất hiện các dấu hiệu chán ăn, đau tức hạ sườn phải, chướng bụng, vàng da, củng mạc, có biểu hiện sút cân, suy kiệt, tắc mật nhiều là dấu hiệu muộn của bệnh.
Vì thế, để phòng bệnh, phát hiện sớm nguy cơ ung thư gan, người dân nên tiêm vắc xin viêm gan B, hạn chế rượu bia, kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, ăn uống khoa học, hoạt động thể lực thường xuyên để ngăn ngừa nguy cơ ung thư gan.
Những người bệnh có nguy cơ mắc ung thư gan, cần được làm sàng lọc qua siêu âm và xét nghiệm chất chỉ điểm ung thư.
Phát hiện thứ ngay trong cơ thể "khóa" được ung thư gan PKC /I, một protein đóng vai trò quan trọng trong hệ chuyển hóa có thể quyết định ung thư gan trở nên hung dữ hay bị khóa chặt. Nghiên cứu mới, thực hiện bởi Viện Khám phá y học Sanford Burnham Prebys và Đại học Y khoa Weill Cornell (Mỹ), đã xác định được một loại enzyme chuyển hóa tác động đến sự...