“Tỷ lệ quan chức biết về hội nhập còn thấp hơn nhiều doanh nghiệp”
Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành chỉ ra một thực tế rằng, trong khi 30% doanh nghiệp không biết về hội nhập thì tỷ lệ “quan chức” biết về hội nhập còn thấp hơn nhiều.
(Ảnh minh hoạ).
Phát biểu tại Hội thảo “Kinh tế Việt Nam trong dòng chảy hội nhập FTA thế hệ mới” diễn ra sáng ngày 19/2, chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch nói: “Với hàng chục hiệp định FTA thế hệ mới, xuất hiện quan điểm Việt Nam đang đứng trước vận hội rất lớn nhưng tôi cho rằng đây cũng là thách thức lớn của dân tộc. Liệu chúng ta có thành nước công nghiệp hay cứ mãi lẹt đẹt tụt hậu?”
“Theo quan điểm của tôi, thời đại hội nhập này để giúp nâng cao cạnh tranh doanh nghiệp và sản phẩm thì vai trò Nhà nước phải thực hiện nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Năng lực cạnh tranh quốc gia phụ thuộc thể chế, điều kiện hạ tầng xã hội và đào tạo nguồn nhân lực. Ba vấn đề này nằm ngoài tầm của doanh nghiệp và đó là chuyện của Nhà nước”, ông nói.
Chia sẻ quan điểm tại buổi hội thảo, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cũng chỉ ra một thực tế rằng trong khi 30% doanh nghiệp không biết về hội nhập nhưng tỷ lệ “quan chức” biết về hội nhập còn thấp hơn nhiều.
“Đừng nước đến chân mới nhảy, bước ngoặt của Việt Nam là xu thế, hãy chuẩn bị càng sớm càng tốt, nếu không chỉ có hớt váng. Chúng ta không cần chờ ký Hiệp định mà 3 năm qua, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư thực sự vào Việt Nam để tận dụng cơ hội, hàng tỷ USD vào dệt may và Mỹ có thể trở thành nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam. Tất cả các Tập đoàn lớn của Mỹ đã có mặt để điều tra, thăm dò, nên doanh nghiệp hãy chuẩn bị sớm, chạy sớm”, ông Thành khuyến cáo.
Dù vậy, ông Thành cũng khá lạc quan khi cho rằng, so với các nước ASEAN, Việt Nam hội nhập “máu lửa” nhất và trong 5 năm tới Việt Nam sẽ là nước đi trước. Bên cạnh đó, Việt Nam không chỉ đi tiếp với các FTA, mà hay hơn là chuyển nhiều đối tác quan trọng là toàn diện và chiến lược.
Video đang HOT
Nói về thách thức, TS Trần Du Lịch cho rằng, thách thức lớn nhất với cả khu vực Nhà nước và doanh nghiệp là có tận dụng được thời cơ hay không? Trong giai đoạn 5 năm qua, đặc biệt là giai đoạn có khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp chết nhưng bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp lại phát triển quá mạnh, thậm chí mua, thôn tính doanh nghiệp khác khá dễ dàng.
“Một số doanh nghiệp nói với tôi rằng giai đoạn vừa qua người ta chết thì “em” sống khỏe nhất, mua dự án dễ dàng. Cơ hội và thách thức phụ thuộc vào năng lực mỗi người tận dụng và nắm được thời cơ như thế nào để phát triển. Doanh nghiệp đối diện vấn đề và vượt qua thì mới phát triển được”, ông nói thêm.
Vấn đề đặt ra tiếp theo là làm sao để doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh? Khảo sát 5 năm vừa qua cho thấy, chỉ 3% doanh nghiệp phát triển tốt, còn lại đều “cầm hơi và chết dở sống dở”. Nhược điểm đầu tiên là doanh nghiệp kinh doanh làm theo phong trào, sở đoản chứ không có sở trường, yếu trong khâu quản trị và chưa coi trọng yếu tố pháp lý.
“Năm 2013, có doanh nghiệp làm bao bì than vãn không có tiền, đề nghị cứu nhưng truy ra thì là làm bao bì tốt với tăng trưởng lên tới 12%, nhưng đầu tư nhà chung cư, nên làm bao bì không nuôi nổi được. Tức là chết do mình, chạy theo phong trào. Trong 5 năm tới thị trường sẽ tiếp tục thanh lọc doanh nghiệp nếu không làm ăn bài bản”, ông nhấn mạnh.
Phương Dung
Theo Dantri
Hiệp định TPP và hành động của chúng ta
- Không thể có môi trường kinh doanh tốt nếu không có thể chế phù hợp. LTS :
Nhân dịp Hiệp định ối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa được ký kết giữa 12 nước, trong đó có Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài viết quan trọng về chủ đề "Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, cơ hội và thách thức - hành động của chúng ta". Pháp Luật TP.HCM xin trích đăng một số nội dung trong bài viết này (tựa và các tựa nhỏ trong bài do tòa soạn đặt).
Việc nước ta ký Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không chỉ là kết quả của quá trình năm năm kiên trì đàm phán với tinh thần vừa hợp tác vừa đấu tranh, lấy lợi ích quốc gia dân tộc làm mục tiêu cao nhất. Sâu xa hơn, đây là thành quả của tiến trình 30 năm đổi mới, trong đó hội nhập kinh tế quốc tế là một nội dung quan trọng, ngày càng được khẳng định mạnh mẽ và kiến giải sâu sắc qua các nghị quyết của Đảng... Hội nhập kinh tế quốc tế còn là một nội hàm quan trọng trong thể chế kinh tế thị trường hiện đại định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế
TPP cùng Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam - EU (được xem là những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới) sẽ tạo thêm xung lực mới cho phát triển kinh tế-xã hội. Đặc biệt là trong thu hút đầu tư và thúc đẩy xuất khẩu với các nền kinh tế lớn nhất thế giới, trong đó EU gồm 28 thành viên với GDP trên 18.000 tỉ USD và TPP hiện có 12 thành viên với GDP trên 20.000 tỉ USD. Đây là những khu vực có công nghệ nguồn, thị trường xuất khẩu và thu hút đầu tư lớn nhất của Việt Nam liên tục trong nhiều năm qua. Nếu tính đến tác động cộng hưởng của các hiệp định này với các FTA đã ký hoặc đang đàm phán, cơ hội còn lớn hơn nhiều vì nước ta sẽ có quan hệ thương mại tự do với 55 quốc gia, trong đó có 15 nước thuộc nhóm G20.
Cùng những cơ hội thuận lợi, các hiệp định này cũng đặt ra những khó khăn thách thức không nhỏ. Đó là cạnh tranh sẽ diễn ra quyết liệt không chỉ ở thị trường các nước tham gia hiệp định mà ngay tại thị trường trong nước trên cả ba cấp độ: sản phẩm, doanh nghiệp (DN) và quốc gia - đặc biệt là cạnh tranh về chất lượng thể chế và môi trường kinh doanh... Để tận dụng cơ hội thuận lợi, vượt qua khó khăn thách thức, yêu cầu cấp bách hiện nay là phải nâng cao năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế. Trong đó cần xác định rõ vai trò và hành động của các chủ thể trong thực thi nhiệm vụ có ý nghĩa quyết định này.
DN là chủ thể quyết định sức cạnh tranh vi mô, phản ánh sức mạnh và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. DN phải dũng cảm chấp nhận cạnh tranh và phải chủ động, sáng tạo thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp để không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ do mình cung ứng, với tư duy không chỉ giới hạn tại thị trường trong nước mà còn vươn ra khu vực và thế giới. Tuy vậy, DN không thể tự mình quyết định được tất cả, khi phải hành động trong khuôn khổ thể chế và môi trường kinh doanh xác định. Điều này lại hoàn toàn phụ thuộc vào Nhà nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: ĐÔNG TRIỀU
Nhiều nghiên cứu và từ thực tiễn các nước đều khẳng định rằng thể chế quản trị quốc gia là yếu tố quyết định nhất đến sức cạnh tranh vĩ mô và sự phát triển của một nền kinh tế. Phát triển nhanh và bền vững hay trì trệ, tụt hậu chủ yếu là do chất lượng thể chế. Thể chế tốt, bảo đảm nhà nước pháp quyền, quyền dân chủ của người dân và phù hợp với kinh tế thị trường hiện đại sẽ khơi dậy được cao nhất sức mạnh tổng hợp và các nguồn lực cho sự phát triển. Và như vậy thể chế có vai trò quyết định đến hiệu quả và khả năng cạnh tranh của DN.
Để có một thể chế tốt, chất lượng cao, phải xác định đúng đắn mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường, DN và xã hội. Nhà nước phải thực hiện tốt chức năng kiến tạo phát triển, nhất là ổn định kinh tế vĩ mô; xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch và tổ chức bộ máy quản lý để tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, bảo đảm quyền tự do kinh doanh và cạnh tranh công bằng; sử dụng nguồn lực của Nhà nước, các chính sách và công cụ điều tiết để phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và đời sống người dân;...
Phải dám chấp nhận đổi mới
Trên cơ sở nhận thức đúng đắn các mối quan hệ trên đây, chúng ta phải khẩn trương tiếp tục hoàn thiện thể chế, hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế và cam kết trong các hiệp định FTA, nhất là các FTA thế hệ mới với tinh thần đổi mới toàn diện, đồng bộ cả kinh tế và chính trị. Tập trung mọi nỗ lực xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân và thượng tôn pháp luật. Công dân được làm những gì mà pháp luật không cấm. Cán bộ, công chức chỉ được làm và phải làm những việc theo quy định của pháp luật.
Tiếp tục cải cách bảo đảm sự tương thích, đồng bộ giữa luật pháp, tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức. Tổ chức trùng lắp, chồng chéo sẽ gây lãng phí nguồn lực và cản trở sự phát triển. Phải dám chấp nhận đổi mới, vượt qua sức ỳ, sự bảo thủ để hoàn thiện hệ thống tổ chức lãnh đạo quản lý, nâng cao năng lực quản trị quốc gia, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn phát triển mới.
Đặt việc cải thiện môi trường kinh doanh trong yêu cầu cải cách thể chế. Thể chế tạo ra khuôn khổ, định ra giới hạn cho cải thiện môi trường kinh doanh. Không thể có môi trường kinh doanh tốt nếu không có thể chế phù hợp. Những tiến bộ trong cải cách thể chế phải được chuyển hóa đầy đủ sang cải thiện môi trường kinh doanh. Điều này không chỉ liên quan đến tổ chức bộ máy mà còn gắn chặt với chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Phải tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Đặc biệt quan tâm đào tạo một đội ngũ cán bộ pháp lý, các nhà quản trị DN đáp ứng yêu cầu hội nhập, cạnh tranh và phát triển.
Chỉ trên nền tảng đổi mới thể chế quản trị quốc gia phù hợp mới có thể nâng cao chất lượng, hiệu quả của tiến trình tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, đẩy nhanh áp dụng khoa học công nghệ, tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, DN và của cả nền kinh tế. Cũng chỉ trên cơ sở đổi mới thể chế phù hợp mới tạo điều kiện cho quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất, hình thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn và một nền nông nghiệp sạch, có giá trị gia tăng cao, ổn định nguồn cung để có thể tăng nhanh thị phần trên thị trường thế giới. Nếu không sẽ không tận dụng được cơ hội thuận lợi do TPP, FTA với EU và các FTA mới mang lại...
NGUYỄN TẤN DŨNG, Thủ tướng Chính phủ
Theo_PLO
Xuất khẩu không đạt mục tiêu nhưng chưa hết thách thức Doanh nghiệp với sản phẩm xuất khẩu còn chưa tạo được giá trị thương hiệu, phụ thuộc nguồn nguyên liệu sẽ gặp nhiều thách thức khi hội nhập.a Diễn biến phức tạp của thị trường thương mại thế giới trong năm 2015 đã có những tác động tiêu cực đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Hàng loạt các sản phẩm, mặt...