Tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm tăng cao trong dịch COVID-19
Theo phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc, kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát ở nước này, số lượng bệnh nhân đăng ký điều trị các bệnh về tinh thần như trầm cảm đã tăng đáng kể.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
“Thông tin thống kê về sức khỏe đời sống năm 2021″ của Tổng công ty Bảo hiểm Y tế Quốc gia Hàn Quốc công bố ngày 19/10 cho thấy số lượng người mắc bệnh trầm cảm, rối loạn giấc ngủ (mất ngủ), rối loạn hoảng sợ, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) và rối loạn tic (tic disorder) đều cao hơn năm 2020.
Thống kê trên cũng cho thấy số bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm vẫn liên tục tăng trong suốt 5 năm qua, từ 798.787 người (năm 2019), tăng 4,1% lên 831.721 người (năm 2020). Số người điều trị chứng rối loạn giấc ngủ cũng tăng 3,2% từ 636.061 người (năm 2019) lên 656.391 người vào năm 2020.
Trong cùng thời gian này, số bệnh nhân mắc chứng rối loạn hoảng sợ cũng tăng 6,7% từ 183.768 người lên 196.066 người. Số bệnh nhân ADHD tăng từ 72.437 người năm 2019 lên 79.212 bệnh nhân trong khi số bệnh nhân rối loạn tic tăng từ 18.757 trường hợp lên 20.862 trường hợp.
Trong cùng thời kỳ, chi phí y tế bình quân đầu người cho bệnh nhân tâm thần cũng tăng lên. Chi phí điều trị bình quân đầu người cho bệnh nhân trầm cảm đã tăng từ 550.000 won (467 USD) vào năm 2019 lên 570.000 won vào năm ngoái; rối loạn giấc ngủ tăng từ 170.000 won lên 180.000 won và rối loạn hoảng sợ tăng từ 420.000 won lên 450.000 won. Chi phí điều trị bình quân đầu người cho ADHD và rối loạn tic cũng tăng nhẹ tương ứng từ 800.000 won lên thành 820.000 won và từ 610.000 won lên 630.000 won.
Video đang HOT
Thành viên của đảng Dân chủ cầm quyền thuộc Ủy ban Y tế và Phúc lợi Quốc gia Hàn Quốc Kim Won-ji cho biết để khắc phục các bệnh tâm thần khác nhau do đại dịch COVID-19 gây ra, cần có một chính sách vận hành hệ thống cũng như tăng cường các dịch vụ sức khỏe tâm thần.
Harry tiếp tục công kích hoàng gia Anh
Harry nhấn mạnh hoàng gia Anh làm ngơ khi vợ anh gặp khó khăn, khẳng định sẽ "không bao giờ im lặng khi bị bắt nạt nữa".
Trong loạt phim tài liệu mới công bố hôm 20/5, một ngày sau khi BBC thừa nhận phóng viên của hãng này đã làm giả tài liệu để Công nương Diana đồng ý trả lời phỏng vấn, Harry tiếp tục chỉ trích gia đình mình.
"Tôi nghĩ gia đình mình sẽ giúp đỡ nhưng mọi lời khẩn cầu, đề nghị, cảnh báo, kiểu gì cũng có, đều chỉ nhận lại sự im lặng hoàn toàn hoặc bỏ mặc hoàn toàn", Harry nói về bệnh trầm cảm của vợ sau khi sinh con trai Archie.
Harry trong đám tang Hoàng thân Philip hôm 17/4. Ảnh: Reuters.
Cả Harry và vợ đề cập tới cuộc đấu tranh nội tâm, khi Meghan nói rằng cô định tự tử năm 2019. Trong loạt phim Apple mang tựa đề "Tôi mà bạn không thể thấy", bộ phim do Harry đồng sản xuất với Oprah Winfrey, cháu nội của Nữ hoàng Anh cho hay cảm thấy xấu hổ khi nhắc tớ gia đình, vì "biết rằng tôi sẽ không nhận được từ gia đình thứ mình cần".
Tập trung vào chống lại kỳ thị xung quanh vấn đề sức khỏe tâm thần, phim tài liệu dù không đưa ra "quả bom" mới nào, nhưng nó cho thấy con út của Thái tử Charles và Diana đã giáng một đòn mới vào Lâu đài Windsor.
Harry tập chung chỉ trích bố, người anh cáo buộc thờ ơ với con cái.
"Khi tôi còn nhỏ, bố tôi hay nói với cả William và tôi rằng: trước đây bố cũng từng bị như thế, nên các con bây giờ cũng sẽ bị như thế", Công tước xứ Sussex 36 tuổi nói. "Thật vô lý. Ta từng chịu đựng không có nghĩa là con cái ta cũng phải chịu như thế".
"Thực tế hoàn toàn ngược lại. Nếu bạn từng đau khổ, hãy làm mọi thứ có thể để đảm bảo bất kỳ trải nghiệm tiêu cực nào bạn từng có, sẽ không xảy ra với con cái mình".
Harry đã trò chuyện với bố nhiều lần sau buổi phỏng vấn "bom tấn" với Oprah hồi tháng 3, đặc biệt là sau đám tang ông nội, Hoàng thân Philip. Nhưng quan hệ của họ vẫn căng thẳng.
Theo một cuộc thăm dò gần đây của YouGov, phần lớn người Anh có quan điểm không thiện cảm với Harry và Meghan, còn xếp hạng của Thái tử Charles tăng vọt. Một số báo chí Anh cáo buộc hai người chỉ trích truyền thông để tôn hình ảnh của mình lên.
Trong phim tài liệu, Harry nói rằng khi còn bé, anh cảm thấy mình bất lực, không thể bảo vệ mẹ, người thường xuyên bị báo chí săn đuổi. Anh cũng tiết lộ mình từng trị liệu tâm lý, để "trang bị cho tôi khả năng chấp nhận bất kỳ điều gì", đặc biệt giúp anh đối phó với cái chết của mẹ khi mới 12 tuổi.
Harry cũng cho hay Meghan đã giúp anh nhận ra tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần: "Tôi biết nếu mình không thực hiện trị liệu và khắc phục bản thân, tôi sẽ mất đi người phụ nữ mà tôi yêu suốt phần đời còn lại".
Công tước và nữ công tước xứ Sussex tuyên bố từ bỏ nhiệm vụ hoàng gia hồi tháng 1/2020 và chuyển tới California, Mỹ, sinh sống. Trong phim, Harry cho hay vô cùng hối tiếc "vì không đưa ra lập trường sớm hơn trong mối quan hệ với vợ, cũng như lên tiếng về sự phân biệt chủng tộc" mà vợ phải đối mặt từ báo chí và mạng xã hội Anh.
Hoàng tử không đưa ra cáo buộc phân biệt chủng tộc với người cụ thể trong hoàng gia Anh, dù hồi tháng 3, anh từng tiết lộ một người thân rất lo lắng về màu da của con trai anh trước khi cậu bé ra đời.
Cáo buộc này làm rung chuyển Cung điện Buckingham, khiến Hoàng tử William phải lên tiếng rằng: "Chúng tôi chắc chắn không phải là gia đình phân biệt chủng tộc".
Nước cờ của Trung Quốc khi ủng hộ Ấn Độ tổ chức họp cấp cao BRICS Ấn Độ sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) vào nửa cuối năm 2021. Ấn Độ sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh BRICS vào nửa cuối năm nay. Ảnh: Global Times Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân ngày 22/2 tuyên bố: "Chúng tôi ủng hộ...