Tỷ lệ khoan dầu trên đất liền giảm kỷ lục
Các hoạt động thăm dò trên đất liền dần dần biến mất, kể từ khi giá dầu bắt đầu giảm vào năm 2014. Thay vì tiếp tục tìm kiếm dầu khí trên đất liền, người ta chuyển hướng ra ngoài khơi, khu vực có nguy cơ thất bại thấp hơn.
Theo một báo cáo của Rystad Energy, nhà phân tích công nghiệp dầu mỏ Na Uy, tỷ lệ khoan dầu thành công trên đất liền là 10,6% trong năm 2020, mức thấp kỷ lục. Đây cũng là năm thứ tư liên tiếp tỷ lệ thành công ở cấp độ này giảm.
Nguyên nhân là do thiếu các triển vọng khai thác, cùng với đó là sự biến mất của hoạt động thăm dò ở những vùng đất từng giàu dầu mỏ như Trung Đông.
Nên nhìn nhận kết quả này dưới bối cảnh sự biến mất dần của các hoạt động thăm dò trên phạm vi toàn cầu kể từ khi giá cả bắt đầu giảm. Theo Rystad Energy, đây là một yếu tố thúc đẩy quan ngại mới về tính bền vững của việc thăm dò hydrocacbon trong những năm tới. Hơn nữa, xu hướng giảm này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Công ty Rystad Energy dự đoán rằng sẽ có nhiều hoạt động hơn được tập trung vào các khu vực ngoài khơi, nơi có triển vọng gắn liền với các nguồn tài nguyên an toàn.
Cần lưu ý rằng, trong suốt nửa đầu thập kỷ trước, các nhà khai thác đã báo cáo tỷ lệ thành công trong các chiến dịch khoan giếng dầu khí dao động từ 40% đến 60% trên đất liền và 30% đến 40% với các khu vực ngoài khơi.
Không giống như sự sụt giảm chưa từng có ở trên bờ, thành công của các chiến dịch thăm dò ngoài khơi dao động ở mức có thể chấp nhận được. Năm 2020, tỷ lệ này đạt 24,8%, giảm so với mức 28,6% của năm 2019, nhưng cao hơn một chút so với mức 24,1% được ghi nhận vào năm 2018.
Nga và Saudi Arabia nhất trí hợp tác trong OPEC+ nhằm bình ổn giá dầu
Ngày 10/3, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết các nhà sản xuất thuộc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác (nhóm OPEC ) sẽ cố gắng đảm bảo không có biến động mạnh về giá dầu, đồng thời nhận định mức giá hiện nay đã phần nào phản ánh sự cân bằng giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng.
Một cơ sở khai thác dầu ở gần al-Khurj, Saudi Arabia. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại họp báo chung với với người đồng cấp Saudi Arabia, Ngoại trưởng Nga nêu rõ Nga và Saudi Arabia có kế hoạch phát triển hợp tác trong nhóm OPEC . Ông cũng cho rằng vụ tấn công gần đây nhằm vào các cơ sở dầu mỏ của Saudi Arabia là không thể chấp nhận được.
Về phần mình, Ngoại trưởng Saudi Arabia, Hoàng tử Faisal bin Farhan Al Saud cho biết Riyadh sẽ tiếp tục hợp tác với Moskva trong khuôn khổ OPEC nhằm đảm bảo ổn định giá dầu cho các nhà sản xuất và người tiêu dùng. Bên cạnh đó, ông nhấn mạnh Saudi Arabia sẽ có hành động nhằm chặn đứng các vụ tấn công nhằm vào các cơ sở dầu mỏ của nước này.
Trước đó, Bộ Năng lượng Saudi Arabia cho biết một máy bay không người lái đã tấn công khu bồn chứa dầu ở cảng Ras Tanura, một trong những cảng vận chuyển dầu lớn nhất thế giới, trong khi mảnh đạn từ một tên lửa đạn đạo rơi xuống gần khu nhà ở của cơ sở dầu mỏ Saudi Aramco thuộc thành phố Dhahran. Riyadh xác nhận không có thương vong hay thiệt hại tài sản nào sau vụ tấn công do lực lượng Houthi tại Yemen thực hiện. Căng thẳng leo thang đã khiến giá dầu tăng lên trong thời gian ngắn.
Các vụ tấn công vào các cơ sở dầu mỏ của Saudi Arabia diễn ra sau khi OPEC và các nước liên minh OPEC tuần trước đã quyết định giữ nguyên phần lớn thỏa thuận cắt giảm sản lượng trong tháng 4 tới.
Thời gian gần đây, lực lượng Houthi đã tăng cường các vụ tấn công qua biên giới nhằm vào Saudi Arabia, trong bối cảnh Mỹ và Liên hợp quốc đang thúc đẩy một lệnh ngừng bắn để khôi phục tiến trình hòa đàm chính trị nhằm kết thúc cuộc xung đột khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng hiện nay ở Yemen.
OPEC+ lạc quan về sự phục hồi nhu cầu dầu mỏ năm 2021 Theo phong viên TTXVN tai Trung Đông, Tô chưc Cac nươc Xuât khâu Dâu mo (OPEC) va cac đôi tac (nhom OPEC ) ngay 3/2 đa bay to lac quan vê triên vong phuc hôi kinh tê toan câu va nhu câu dâu thô trong năm 2021. Một cơ sở khai thác dầu của Iran ở đảo Khark. Ảnh: AFP/TTXVN Trong tuyên bô...