Tỷ lệ học sinh quan hệ tình dục trước 14 tuổi tăng gấp 2 lần
Theo kết quả điều tra mới nhất, tỷ lệ quan hệ tình dục trong học sinh giảm nhẹ, nhưng tỷ lệ quan hệ tình dục lần đầu trước 14 tuổi tăng gấp 2 lần trong 6 năm qua.
Sáng nay 25.4, Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức hội thảo trực tuyến công bố báo cáo “Khảo sát hành vi sức khỏe học sinh toàn cầu tại Việt Nam năm 2019″.
Năm 2019, Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới đã có khảo sát hành vi sức khỏe học sinh sinh viên toàn cầu tại Việt Nam. Đây là lần thứ 2 Việt Nam tham gia nghiên cứu này, nhằm thu thập dữ liệu thực trạng về yếu tố nguy cơ với sức khỏe và bệnh không lây nhiễm đối với các lứa tuổi học sinh từ lớp 8 đến lớp 12 (13 – 17 tuổi) với các chỉ số về chế độ dinh dưỡng, ăn uống, sử dụng rượu bia, sức khỏe tâm thần, tình dục…
Theo điều tra năm 2019 tại 81 trường THCS và THPT ở 21 tỉnh, thành, tỷ lệ học sinh có quan hệ tình dục trước 14 tuổi đã tăng gấp 2 lần trong 6 năm qua. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH
Tại hội thảo, ông Kidong Park, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, cho hay cuộc khảo sát triển khai tại 21 tỉnh với hơn 7.700 học sinh tham gia, cung cấp số liệu về yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh không lây nhiễm cũng như các bệnh khác.
So sánh điều tra tại Việt Nam năm 2013 với 2019 cho thấy có nhiều tiến bộ có ý nghĩa quan trọng trong một số lĩnh vực.
Video đang HOT
Trong đó, tỷ lệ học sinh hút thuốc lá, dùng ma tuý và học sinh bị bắt nạt giảm nhiều.
Hay như, học sinh đã tăng cường hoạt động thể chất. Trong đó, tỷ lệ vận động 60 phút/ngày, 5 ngày trong tuần đã tăng từ 20,5% lên 21,7%.
Tuy nhiên, WHO cũng kêu gọi các bộ: Y tế, GD-ĐT và các ngành liên quan tăng cường hơn nữa hợp tác đa ngành để giải quyết các vấn đề cấp bách và một số chỉ số tích cực bị giảm.
Cụ thể, so sánh kết quả điều tra tại Việt Nam năm 2013 và 2019 cho thấy, học sinh ăn thức ăn nhanh tăng hơn; thừa cân béo phì tăng lên. Học sinh sử dụng thuốc lá điện tử mức khá cao. Trong đó, tỷ lệ ăn thức ăn nhanh ít nhất 1 lần trong tuần tăng từ 30,2% lên 54,1%
Học sinh suy dinh dưỡng nhẹ cân giảm 50% nhưng học sinh thừa cân, béo phì là 5,8% (tăng lên 10,6% trong 2019).
Lần đầu tiên đưa chỉ số sử dụng thuốc lá điện tử vào điều tra cũng ghi nhận tỷ lệ chung tại 21 tỉnh, thành có 2,6% học sinh sử dụng thuốc lá điện tử; riêng ở Hà Nội và TP.HCM tỷ lệ này lên đến 7,9%.
Đáng lưu ý, thông tin từ nhóm nghiên cứu cho thấy tỷ lệ quan hệ tình dục trong học sinh giảm nhẹ, nhưng tỷ lệ quan hệ tình dục trước 14 tuổi tăng gấp 2 lần, từ 1,45% (năm 2013), tăng lên 3,51% (năm 2019).
Tại hội thảo, Trưởng đại diện WHO khuyến cáo ngành giáo dục và y tế cần xây dựng chương trình nâng cao sức khỏe cho học sinh, chú trọng về chất lượng bữa ăn trường học, điều kiện vận động thể chất cho học sinh; sức khỏe tâm thần, sức khỏe giới tính…
Vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã ban hành chương trình y tế học đường 2021 – 2025, ngành y tế cũng cần có hướng dẫn và hỗ trợ chuyên môn cho ngành giáo dục triển khai hiệu quả.
Hai bộ, ngành trên cũng cần phối hợp các bộ, ngành xây dựng chính sách để tăng cường vận động thể chất; kiểm soát hoạt động quảng bá thức ăn, thực phẩm không có lợi cho sức khỏe.
Ninh Bình: Xử lí nghiêm học sinh vi phạm an toàn giao thông và bạo lực học đường
Để tăng cường phòng chống bạo lực học đường, đảm bảo an ninh, an toàn trường học..., ngành Giáo dục thành phố Ninh Bình đã yêu cầu các cơ sở giáo dục triển khai hàng loạt nhiệm vụ.
Học sinh vi phạm luật giao thông sẽ bị xử lý nghiêm (Ảnh minh họa)
Theo đó, yêu cầu các trường học tiếp tục tăng cường tuyên truyền, thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực học đường; giáo dục pháp luật, kĩ năng sống, kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh, chú trọng nhóm học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, học sinh yếu thế;
Mặt khác, trang bi ̣kĩ năng xử lí tình huống cho giáo viên trong phòng chống bạo lực học đường, nhất là với giáo viên chủ nhiệm; tuyên truyền, cung cấp thông tin, kĩ năng phòng, chống bạo lực học đường cho cha mẹ học sinh.
Cùng đó, các nhà trường phải nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa gia đình-nhà trường và xã hội; thông tin, cập nhật kip̣ thời trong việc giáo dục, quản lí, giám sát học sinh.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức Đoàn, Hội, Đội trong trường học; giáo viên chủ nhiệm sát sao, nắm bắt, nhận diện các tình huống bạo lực học đường có thể xảy ra để kip̣ thời xử lí.
Huy động sự vào cuộc của các tổ chức chính tri, xã hội trong và ngoài trường học trong việc đảm bảo chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục.
Các nhà trường chủ động xây dựng các mô hình tự quản về an ninh trật tự trong và xung quanh khu vực nhà trường; phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an điạ phương trong quản lí, giáo dục học sinh.
Đặc biệt, phải tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên, nghiêm túc công tác phòng chống bạo lực đường; đảm bảo an toàn giao thông; phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm trộm cắp tài sản trong trường học.
Chỉ đạo xử lí kip̣ thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm về an toàn giao thông, bạo lực học đường, gây mất an toàn, an ninh trường học.
Học sinh, sinh viên được vay tối đa 7 triệu đồng để mua máy tính Bộ Tài chính vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về gói tín dụng hỗ trợ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để mua máy tính, thiết bị học tập phục vụ học trực tuyến. Theo đó, đối tượng vay vốn là học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và học sinh, sinh viên có hoàn cảnh...