Tỷ lệ hàng Việt Nam xuất khẩu tận dụng ưu đãi thuế từ CPTPP mới đạt 4%
Tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan từ Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam vẫn rất thấp, mức dưới 2% vào năm 2019 và tăng lên gấp đôi, tức chỉ 4% vào năm 2020.
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Văn Nam.
Đây là chia sẻ của bà Nguyễn Thị Thu Trang – Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại hội thảo “Hai năm thực thi Hiệp định CPTPP tại Việt Nam – đánh giá góc nhìn từ doanh nghiệp”, do VCCI tổ chức ngày 7/4, tại Hà Nội.
Doanh nghiệp chưa chủ động tận dụng CPTPP
Phát biểu tại hội thảo, TS. Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI cho biết, nhiều doanh nghiệp đánh giá sự thua kém về năng lực cạnh tranh của chính doanh nghiệp so với các đối thủ sẽ cản trở việc hiện thực hóa các cơ hội kỳ vọng từ CPTPP và các hiệp định trong tương lai. Tiếp theo đó là các biến động và bất định của thị trường.
Trong đó, có tới 3/4 số doanh nghiệp cho biết, họ đã và đang có kế hoạch điều chỉnh kinh doanh để tận dụng các hiệp định này. Đầu tiên là điều chỉnh để củng cố, cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Sau đó, tính toán tận dụng các cơ hội thị trường trực diện từ CPTPP và các hiệp định thương mại (FTA). Cuối cùng là các kế hoạch để sẵn sàng cho những cơ hội tầm xa.
Theo ông Lộc, về mức độ hiểu biết của doanh nghiệp về CPTPP, có 69% doanh nghiệp nghe nói hoặc biết sơ bộ về hiệp định này, cao hơn tất cả các FTA khác, 25% doanh nghiệp có hiểu biết nhất định. Tuy nhiên, 20 doanh nghiệp mới chỉ có 1 doanh nghiệp biết rõ về các cam kết CPTPP liên quan tới hoạt động kinh doanh của mình.
Kết quả này cho thấy, với một FTA khó và phức tạp như CPTPP thì cần thiết phải có những biện pháp thông tin chuyên sâu, chi tiết và hữu ích hơn cho doanh nghiệp trong thời gian tới.
Video đang HOT
“Trên thực tế, những điểm cần khắc phục để tận dụng CPTPP đã được nêu ra từ trước khi hiệp định có hiệu lực, như sự chủ động và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Vấn đề này các bộ, ngành đã phổ biến nhiều nhưng mức độ chủ động của doanh nghiệp còn chưa cao” – ông Lộc cho hay.
Còn theo bà Nguyễn Thị Thu Trang – Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập (VCCI), trên trang web của chúng tôi có rất nhiều thông tin về CPTPP, các giải đáp nếu doanh nghiệp cần đều có, chia sẻ miễn phí, nhưng thực tế, số doanh nghiệp chủ động tìm đến vẫn rất thấp; doanh nghiệp cũng còn thờ ơ với các tác động của CPTPP và các FTA.
Nguyên nhân không tận dụng ưu đãi thuế
Lý giải nguyên nhân chưa tận dụng ưu đãi thuế quan trong Hiệp định CPTPP của doanh nghiệp, bà Nguyễn Cẩm Trang – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu ( Bộ Công thương) cho biết, xét về nguyên nhân khách quan thì các ưu đãi thuế quan CPTPP giai đoạn đầu còn thấp so với ưu đãi của các FTA mà Việt Nam đã có với cùng các đối tác.
Bên cạnh đó, quy tắc xuất xứ của CPTPP tương đối phức tạp và khác biệt so với các FTA, đòi hỏi thời gian để tìm hiểu và điều chỉnh sản xuất. Nhưng nếu nhìn ở góc chủ quan cũng không thể bỏ qua những hạn chế đáng kể từ góc độ chủ quan trong nhận thức hay năng lực tận dụng ưu đãi của doanh nghiệp.
Theo bà Nguyễn Cẩm Trang, điểm tích cực là ở các thị trường chưa từng có FTA với Việt Nam trước CPTPP như Canada hay Mexico, tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan ngay trong năm đầu đã đạt mức 7,26 – 8%, không thấp hơn so với tỷ lệ tận dụng nhiều FTA khác trong năm đầu thực thi.
Trong khi đó, khối doanh nghiệp 100% vốn nhà nước phần lớn đứng ngoài những tác động này (với 64% doanh nghiệp nhóm này cho rằng CPTPP không tác động gì, với các FTA khác cũng như vậy). Dường như quá trình hội nhập theo chiều sâu thông qua CPTPP và các FTA chưa chạm tới khu vực doanh nghiệp này.
Như vậy, lý do khiến doanh nghiệp không tận dụng được ưu đãi thuế quan CPTPP tập trung ở 2 nhóm chính. Một là, các lý do “tích cực” như thuế MFN đã là 0% nên không cần thiết sử dụng ưu đãi thuế quan (43% doanh nghiệp đề cập), hay đã sử dụng ưu đãi thuế theo các FTA khác (37%)…
Hai là các nguyên nhân “tiêu cực”, như không đáp ứng được các yêu cầu về xuất xứ (40%), gặp vướng mắc về thủ tục hay để lỡ hạn xin cấp chứng nhận xuất xứ (20%), thiếu các giấy tờ vận chuyển cần thiết (15%)… Đáng chú ý, lý do lớn nhất mà cũng gây tiếc nuối nhiều nhất, là việc doanh nghiệp không biết về ưu đãi thuế CPTPP cho lô hàng của mình.
Đánh giá về kết quả tận dụng ưu đãi thuế, bà Nguyễn Thị Thu Trang cho biết, tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan CPTPP của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam vẫn rất thấp, mức dưới 2% vào năm 2019 và tăng lên gấp đôi, tức chỉ 4% vào năm 2020. Trong 6 thị trường lớn xuất khẩu, đáng chú ý có Canada, Mexico dù là các thị trường mới, nhưng lại là thị trường có tỷ lệ doanh nghiệp tận dụng ưu đãi thuế quan cao nhất, giúp tăng trưởng xuất khẩu vào các thị trường này lần lượt là 29% và 26,2% so với năm trước…
Bứt phá mạnh mẽ, xuất khẩu rau quả ghi dấu ấn tại nhiều thị trường lớn
Vượt qua khó khăn do đại dịch bùng phát trở lại, xuất khẩu hàng rau quả trong quý I/2021 đạt được bước tiến mới, bứt phá tại nhiều thị trường lớn, giàu tiềm năng.
Dự báo, nếu tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do đã ký kết, rau quả Việt sẽ còn nhiều "mối" để phát triển đột phá.
Doanh nghiệp nên tiếp tục hướng đến "đánh mạnh" vào các thị trường có FTA. Ảnh: TL
Tăng trưởng mạnh tại nhiều thị trường
Theo đánh giá của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), bất chấp đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, hoạt động xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam diễn ra khá sôi động trong 3 tháng đầu năm 2021. Ước tính, xuất khẩu hàng rau đạt 944 triệu USD, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, bên cạnh thị trường truyền thống Trung Quốc chiếm hơn 60% tổng trị giá xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam còn có một số thị trường "mới nổi" với kim ngạch nhập khẩu tăng cao.
Trong đó, điển hình là thị trường Hoa Kỳ, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc...Đặc biệt, trong tháng 3/2021, trị giá xuất khẩu hàng rau quả tới thị trường Đài Loan, Australia, Malaysia tăng rất mạnh với trị giá lần lượt: Đài Loan đạt 12,87 triệu USD (tăng 43,1% so với cùng kỳ năm 2020); Australia đạt 11,9 triệu USD (tăng 30,6%); Malaysia đạt 9,2 triệu USD (tăng 32,5%).
Đáng chú ý, thị phần hàng rau củ của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của thị trường Đài Loan tăng mạnh. Xuất khẩu hàng rau quả quý I/2021 ước đạt 944 triệu USD, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Cục Xuất nhập khẩu cho biết thêm, thị trường Đài Loan nhập khẩu hàng rau từ Việt Nam với lượng chiếm tỷ trọng cao nhất với 16,1% tổng lượng nhập khẩu, tăng 10,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2020. Trong 2 tháng đầu năm 2021, lượng và trị giá nhập khẩu hàng rau củ từ Việt Nam tăng rất mạnh đạt 7,29 nghìn tấn, trị giá 5,5 triệu USD, tăng 296,4% về lượng và tăng 197,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Bên cạnh đó, từ đầu năm 2021, ngành hàng rau quả nước ta đã đẩy mạnh xuất khẩu sang nhiều thị trường tiềm năng lớn khác như: Ai Cập, Kuwait, Ukraine, Senegal...Đây sẽ là những thị trường giúp ngành hàng rau quả Việt Nam nâng cao giá trị xuất khẩu trong thời gian tới. Với tốc độ tăng trưởng như hiện tại, triển vọng xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam nhiều kỳ vọng tăng trưởng trong thời gian tới.
Tận dụng triệt để các thị trường có FTA
Trước bối cảnh đó, các chuyên gia kinh tế cho rằng, với những tiềm năng, nền tảng thuận lợi cùng các cơ hội đến từ ưu đãi thuế quan, doanh nghiệp nên tiếp tục hướng đến "đánh mạnh" vào các thị trường có ký kết hiệp định thương mại tự do.
Theo ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, thời gian qua, tại một số thị trường xuất khẩu lớn của nước ta như EU, Trung Quốc đã thực hiện siết chặt xuất khẩu đối với nông sản nhập khẩu, đề cao chất lượng, tính an toàn. Đơn cử thị trường Trung Quốc trong năm 2021 tiến hành nghiêm việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm bằng mã QR code và cấm xuất khẩu tiểu ngạch. Trong khi đó, doanh nghiệp đang phải đối mặt với khó khăn về vận chuyển, giá cước tăng cao, thiếu container rỗng, đường hàng không trục trặc...
Theo đó, ông Hải chia sẻ, ngành nông sản Việt nên hướng đến tận dụng cơ hội từ thị trường FTA để đẩy mạnh xuất khẩu. Đơn cử, theo cam kết của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKFTA), hơn 94% trong tổng số 547 dòng thuế rau quả và các chế phẩm từ rau quả có mức thuế suất 0%.
Bên cạnh đó, cam kết giảm thuế 94% trong tổng số 547 dòng thuế rau quả và các sản phẩm chế biến từ rau quả được xóa bỏ theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sẽ giúp trái cây Việt tiến nhanh vào thị trường châu Âu. Nhất là khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát, xuất khẩu trái cây sang thị trường này dự báo sẽ tăng trưởng đột biến.
Ngoài ra, các hiệp định như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Tự do thương mại (FTA) ASEAN - Newzeland (AANZFTA)... với mức giảm thuế cao cũng sẽ là đòn bẩy để rau quả Việt nâng cao kim ngạch tại các thị trường nội khối...
Công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng kinh tế Tổng cục Thống kê cho biết, trong quý I/2020, "bức tranh" sản xuất công nghiệp đã có nhiều gam màu sáng với những tín hiệu tích cực từ một số ngành mũi nhọn. Công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế. Ảnh minh họa: TTXVN Tổng cục Thống kê cho...