Tỷ lệ gia tăng lao động trong doanh nghiệp đang chững lại
Theo Tổng cục Thống kê, kết quả sơ bộ Tổng điều tra kinh tế năm 2021 cho thấy, quy mô doanh nghiệp (DN) của Việt Nam giai đoạn 2016-2020 vẫn duy trì mô hình chủ yếu là DN nhỏ và vừa, đồng thời tỷ lệ gia tăng lao động chững lại so với giai đoạn 2006-2016…
Năm 2021, doanh nghiệp vừa duy trì sản xuất, vừa đáp ứng yêu cầu phòng dịch.
Tổng điều tra kinh tế 2021 do Tổng cục Thống kê thực hiện có quy mô lớn, nội dung phức tạp, liên quan đến 4 loại đơn vị điều tra, bao gồm: DN; cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể; đơn vị sự nghiệp, hiệp hội; cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng. Cụ thể, có gần 6 triệu đơn vị, tăng 8% (tăng 444,7 nghìn đơn vị) so với năm 2016. Bình quân mỗi năm giai đoạn 2016-2020, số lượng đơn vị tăng 1,9%/năm, cao hơn mức tăng 1,5%/năm của giai đoạn 2011-2016 và thấp hơn mức tăng 4,9%/năm của giai đoạn 2006-2011.
Số lượng lao động trong các đơn vị điều tra năm 2020 là gần 26 triệu người, tăng 3% (tăng 752,8 nghìn người) so với năm 2016. Bình quân mỗi năm giai đoạn 2016-2020, số lượng lao động tăng 0,7%/năm, thấp hơn mức tăng 3,6%/năm của giai đoạn 2011-2016 và mức tăng 7,7%/năm của giai đoạn 2006-2011.
Theo đó, số DN có mức tăng cao nhất trong các loại đơn vị điều tra cả về số lượng và lao động. Tính đến 31/12/2020, cả nước có 683,6 nghìn DN thực tế đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh, tăng 35,3% (tăng 178,5 nghìn DN) so với năm 2016. Giai đoạn 2016-2020, bình quân mỗi năm số DN tăng 7,9%. Tuy nhiên, mức tăng này vẫn thấp hơn mức tăng 8,7% bình quân năm của giai đoạn 2011-2016. Trong năm 2020, các DN cũng đã thu hút trên 14,7 triệu lao động, tăng 4,7% so với năm 2016. Bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2016-2020, số lao động tăng 1,2%, thấp hơn mức tăng 5,1%/năm của giai đoạn 2011-2016.
Xu hướng giảm lao động cũng thấy rõ ở các loại hình đơn vị sản xuất kinh doanh khác. Cụ thể, hợp tác xã (HTX) có mức tăng cao về số lượng đơn vị, nhưng giảm mạnh về số lao động. Bình quân giai đoạn 2016-2020, mỗi năm số lượng HTX tăng 3,5%, cao hơn mức giảm bình quân 0,8% của giai đoạn 2011-2016; mỗi năm số lao động trong các HTX giảm 4,4%, trái ngược so với mức tăng bình quân 0,2%/năm của giai đoạn 2011-2016.
Video đang HOT
Cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể tăng cả về số đơn vị và số lao động, nhưng thấp hơn nhiều so với các giai đoạn trước đây. Trong năm 2020, mặc dù tỷ trọng số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể khá cao, chiếm tới 86,6% trong tổng số đơn vị điều tra, nhưng tổng số lao động của cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể chỉ chiếm khoảng 32,8% trong tổng số lao động của các đơn vị điều tra. Lý do, các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể thường có quy mô lao động rất nhỏ từ 1,5 đến 1,7 lao động/cơ sở…
Quy mô lao động bình quân một đơn vị điều tra năm 2020 biến động không đều so với năm 2016, trong đó giảm mạnh ở khối DN. Lao động bình quân trong một đơn vị điều tra giảm nhẹ từ 4,5 người năm 2016 xuống 4,3 người năm 2020. Riêng khu vực DN giảm từ 27,2 người xuống 21,5 người (DN nhà nước tăng từ 476,8 người lên 506,4 người; DN ngoài nhà nước giảm từ 17,2 người xuống 13 người; DN FDI giảm mạnh từ 286 người xuống 229,4 người).
Xét theo khu vực kinh tế, lao động bình quân trên một đơn vị đều giảm ở tất cả các khu vực; khu vực công nghiệp-xây dựng và dịch vụ không biến động lớn, tuy nhiên khu vực nông-lâm nghiệp và thủy sản giảm mạnh với mức 16% so với năm 2016.
Theo đánh giá của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, dịch COVID-19 đã tác động lớn đến cơ cấu, tổ chức sử dụng nhân lực tại các doanh nghiệp. Nhiều lĩnh vực đã tái cơ cấu bộ máy, ứng dụng công nghệ thông tin để đáp ứng yêu cầu chống dịch, duy trì sản xuất.
Quy định mới nhất đối với người dân về tỉnh Phú Thọ dịp Tết
Phú Thọ đề nghị tuyên truyền, vận động người ở ngoài tỉnh hạn chế trở về địa phương trong dịp Tết, trường hợp nhất thiết phải về thì thực hiện nghiêm nhiều quy định phòng chống dịch Covid-19.
UBND tỉnh Phú Thọ cho biết, tình hình dịch Covid-19 vẫn đang có chiều hướng diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước. Tại Phú Thọ, những ngày gần đây liên tục ghi nhận từ 120 - 160 ca mắc mới với nhiều ca nhiễm tại cộng đồng, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.
Đặc biệt có nhiều trường hợp đang học tập, làm việc, sinh sống ngoài tỉnh Phú Thọ tự làm xét nghiệm test nhanh Covid-19 khi phát hiện dương tính đã không khai báo với chính quyền địa phương sở tại, mà tự ý di chuyển về tỉnh.
Mặc dù dịch Covid-19 tại tỉnh Phú Thọ vẫn đang trong tầm kiểm soát, song địa phương này cho rằng, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát diện rộng, gây quá tải hệ thống y tế, ảnh hưởng lên sức khỏe, đời sống người dân và các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Đặc biệt, nguy cơ này luôn ở mức cao nhất vào dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán và thời gian tổ chức các hoạt động lễ hội đầu xuân.
Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân ở tỉnh Phú Thọ (Ảnh: Hồng Vân).
Vì vậy, Tiểu ban Y tế - Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Phú Thọ vừa có văn bản yêu cầu các sở ngành, đơn vị, địa phương quán triệt sâu rộng tới cán bộ công chức, viên chức, người lao động và toàn thể nhân dân hạn chế tối đa việc di chuyển khi không cần thiết trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán.
Đồng thời tuyên truyền, vận động người thân trong gia đình đang học tập, làm việc, sinh sống ngoài tỉnh hạn chế đến, trở về tỉnh Phú Thọ trong thời gian này.
Trường hợp do nhu cầu phải đến/trở về tỉnh Phú Thọ, người dân bắt buộc phải khai báo y tế, thông báo với chính quyền địa phương, luôn tuân thủ nghiêm các quy định 5K và áp dụng các biện pháp phòng chống dịch.
Người đến/trở về từ các xã thuộc cấp độ 1, cấp độ 2 và cấp độ 3 phải chủ động tự theo dõi sức khỏe 7 ngày kể từ ngày trở về địa bàn tỉnh. Khuyến khích tự thực hiện xét nghiệm test nhanh kháng nguyên.
Người đến/trở về từ các xã thuộc cấp độ 4 phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ bằng phương pháp RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên. Trường hợp chưa có kết quả xét nghiệm, phải được xét nghiệm do nhân viên y tế thực hiện hoặc tự thực hiện xét nghiệm dưới sự giám sát của nhân viên y tế, cá nhân tự chi trả chi phí.
Phú Thọ cũng yêu cầu người dân tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày kể từ ngày đến/ trở về địa phương đối với các trường hợp tiêm đã tiêm đủ 2 liều vaccine. Cơ quan y tế lấy mẫu xét nghiệm 2 lần, trong đó lần thứ 2 xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR; cá nhân tự chi trả phí xét nghiệm.
Cách ly tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày kể từ ngày đến/ trở về địa phương đối với các trường hợp chưa tiêm đủ 2 liều vaccine; sau đó tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo. Cơ quan y tế lấy mẫu xét nghiệm 2 lần, trong đó lần thứ 2 xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR; cá nhân tự chi trả phí xét nghiệm.
Các trường hợp đến/trở về từ ngoại tỉnh Phú Thọ trong ngày, không lưu trú lại phải thực hiện khai báo y tế bằng quét mã QR tại các địa điểm đến để phục vụ công tác truy vết, phòng dịch.
Bình Thuận "đánh tiếng" kêu gọi sàn thương mại điện tử tiêu thụ thanh long, giảm phụ thuộc vào Trung Quốc Nhằm tìm đầu ra cho trái thanh long và dưa hấu sắp tới, các cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận đã kêu gọi các doanh nghiệp có sàn thương mại điện tử hỗ trợ, kết nối đến người tiêu dùng trên mọi miền đất nước... Thu hoạch và chế biến thanh long ở Bình Thuận. Ảnh: Đ.Hòa - BTO Đưa trái thanh...