Tỷ lệ đuối nước ở trẻ em tăng cao: Trách nhiệm thuộc về ai?

Theo dõi VGT trên

Việt Nam hiện vẫn là quốc gia có số trẻ dưới 15 tuổi tử vong do đuối nước đứng hàng đầu khu vực Đông Nam Á, thứ hai trên thế giới và cao gấp 10 lần các nước phát triển.

Câu hỏi về trách nhiệm một lần nữa được đặt ra khi mới đây lại xảy ra vụ đuối nước thương tâm tại xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang làm tử vong 5 trẻ em tuổi từ 2 – 13.

Tỷ lệ đuối nước ở trẻ em tăng cao: Trách nhiệm thuộc về ai? - Hình 1

Việt Nam là quốc gia có số trẻ dưới 15 tuổi tử vong do đuối nước đứng hàng đầu khu vực Đông Nam Á. (Ảnh minh họa).

Quan tâm “không chỉ bằng lời nói”

Ngày 15/9/2020, Ủy ban Quốc gia về trẻ em đã phát văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, một số Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống tai nạn, thương tích và phòng, chống đuối nước trẻ em.

Theo đó, trong thời gian vừa qua, tại một số địa phương liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước gây tử vong cho trẻ em. Đặc biệt, ngày 13/9, một vụ đuối nước thương tâm xảy ra tại xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, An Giang làm tử vong 5 trẻ em từ 2 – 13 tuổi.

Trước tình hình trên, Bộ LĐ – TB&XH, cơ quan thường trực Ủy ban Quốc gia về trẻ em đề nghị các Bộ, ngành, đoàn thể, UBND các tỉnh, thành phố quan tâm, chỉ đạo các đơn vị chức năng triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em nói chung đặc biệt là phòng, chống đuối nước trẻ em.

Văn bản đề nghị rà soát, phát hiện kịp thời các đồ dùng, công trình chứa nước, các khu vực hố nước, hồ ao, sông ngòi, vùng nước sâu, nguy hiểm thường xảy ra tai nạn đuối nước hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước để có biện pháp chủ đồng phòng ngừa, bảo đảm an toàn cho trẻ em, cụ thể như làm nắp đậy, rào chắn, đặt biển cảnh báo, phân công lực lượng cảnh giới; tiếp tục hướng dẫn triển khai, kiểm tra việc thực hiện xây dựng Ngôi nhà an toàn, Trường học an toàn và Cộng đồng an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em.

Đây không phải văn bản đầu tiên về vấn đề này. Trước đó, do đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em với con số mỗi năm lên đến hơn 2.000 nên công tác phòng, chống tai nạn thương tích, phòng, chống đuối nước trẻ em tại Việt Nam luôn là vấn đề được Quốc hội, Chính phủ, các cấp, các ngành quan tâm.

Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 17/CT-TTg ngày 16/5/2016 về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh, trẻ em; tiếp tục được nhắc lại tại Chỉ thị 23/CT-TTg ngày 26/5/2020 về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em, ngoài ra còn một hệ thống quy định pháp luật cũng như nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Ủy ban Quốc gia về trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH…

Tuy nhiên, trao đổi với truyền thông, ông Đặng Hoa Nam – Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH nhận định việc phòng chống đuối nước ở trẻ em vẫn chưa đạt hiệu quả như mong đợi. Theo Cục trưởng Cục Trẻ em, tai nạn thương tích ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ em, do đó sự quan tâm của chính quyền địa phương là rất quan trọng.

Quan tâm không chỉ bằng lời nói mà phải hành động bằng việc tăng cường truyền thông giáo dục đến từng gia đình, trường lớp, cộng đồng. Đồng thời, đầu tư bằng ngân sách địa phương để sửa chữa, nâng cấp hạ tầng giao thông, đặc biệt là khu vực cổng trường, khu vui chơi công cộng mà có trẻ em, rồi đầu tư cho các hệ thống thiết bị bể bơi, dạy kỹ năng an toàn dưới nước cho trẻ em.

“Tai nạn đuối nước cùng với tai nạn giao thông là hai nguyên nhân gây thương vong lớn nhất cho trẻ em. Do đó địa phương cần quan tâm đầu tư về hạ tầng, xây dựng các bể bơi, kể cả bể bơi thông minh, đầu tư huấn luyện viên, giáo viên triển khai các lớp dạy bơi, hướng dẫn an toàn trong môi trường nước cho các đối tượng trẻ em.

Thực chất khoản đầu tư này không quá tốn kém nhưng địa phương có đầu tư hay không. Ví dụ, hiện nay chương trình phòng chống đuối nước cho trẻ em mà Cục Trẻ em đang phối hợp các tổ chức quốc tế triển khai đã tính toán toàn bộ chi phí để dạy kỹ năng an toàn và dạy bơi trung bình là 30 USD/trẻ. Đầu tư không quá tốn kém mà cứu được sinh mạng, bảo vệ sức khỏe cho rất nhiều trẻ em là việc phải làm”, ông Nam nêu quan điểm.

Ai chịu trách nhiệm?

Video đang HOT

Một nội dung đặc biệt quan trọng trong văn bản ngày 15/9/2020 của Ủy ban Quốc gia về trẻ em là nhấn mạnh làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương đối với các vụ việc gây tử vong trẻ em do tai nạn thương tích, tai nạn đuối nước. Tuy nhiên, cho đến nay, đã có rất nhiều vụ đuối nước ở trẻ em xảy ra ở các tỉnh, thành trên cả nước, nhưng mọi sự lại chìm vào im lặng vì chưa có cá nhân nào phải chịu xử lý trách nhiệm.

Có thể thấy, mỗi khi có tai nạn xảy ra, Cục Trẻ em đều có văn bản yêu cầu Sở LĐ – TB&XH phối hợp với chính quyền, cơ quan có thẩm quyền để tiến hành điều tra, làm rõ. Hoạt động này được yêu cầu không chỉ đơn thuần là đến thăm hỏi động viên, hỗ trợ gia đình kinh phí để làm ma chay lo hậu sự cho trẻ, địa phương phải nắm bắt ngay nguyên nhân để có những biện pháp phòng ngừa, không để tai nạn thương tích cho trẻ em tái diễn.

Ví dụ: điều tra trẻ đó có được học bơi hay không, có được học kỹ năng an toàn dưới nước không; khu vực sông, hồ nước đó đã được chính quyền sở tại cắm biển cảnh báo chưa; gia đình có thường xuyên giám sát, nhắc nhở trẻ về các nguy cơ đuối nước không?… Tất cả những vụ việc phải được đánh giá và đưa ra nguyên nhân, sau đó địa phương lập tức khắc phục ngay để làm sao giảm thiểu những tai nạn thương tích cho trẻ em.

Nhưng thông tin từ Cục trưởng Cục Trẻ em cho thấy, phần lớn vẫn còn rất chung chung, chỉ đưa tên, tuổi, thời gian, địa điểm xảy ra vụ việc; thông tin là lãnh đạo địa phương đã xuống thăm hỏi động viên… “Điều này cũng cần nhưng chưa thể hiện đầy đủ trách nhiệm” – ông Nam chỉ rõ – “Có thể do chưa có một vụ việc nào được xử lý đến cùng, thể hiện tính răn đe nên người ta vẫn tỏ ra thờ ơ trong khi công cụ pháp lý phải được sử dụng một cách tối đa.

Chỉ thị 23 của Thủ tướng Chính phủ đặc biệt nhấn mạnh là phải xử lý nghiêm tất cả những hành vi vi phạm quyền trẻ em, hành vi xâm hại trẻ em dẫn đến thương vong, tai nạn thương tích cho trẻ em đều phải truy cứu trách nhiệm. Các vụ liên quan đến tử vong của trẻ em đều có dấu hiệu hình sự, cần phải điều tra xác minh xem mức độ chịu trách nhiệm của cá nhân, tập thể đến đâu. Nếu vi phạm hành chính thì xử lý hành chính, còn nếu vi phạm hình sự thì phải xử lý hình sự”.

Triển khai các phương án ứng phó bão số 5 theo phương châm 4 tại chỗ

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh các Bộ, ngành, địa phương phải chủ động, tránh tâm lý chủ quan, lơ là, bất ngờ trong ứng phó với bão.

Triển khai các phương án ứng phó bão số 5 theo phương châm 4 tại chỗ - Hình 1
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai phát biểu chỉ đạo. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

"Để chủ động ứng phó với bão và mưa lũ sau bão, đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các Bộ, ngành có liên quan (nhất là các Bộ Tài nguyên và Môi trương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông Vận tải, Công Thương, Xây dựng, Quốc phòng, Công an) và các địa phương khu vực có nguy cơ ảnh hưởng của bão (kể cả các địa phương không nằm trong khu vực được dự báo có nguy cơ ảnh hưởng của bão nhưng có tàu thuyền còn đang hoạt động trong khu vực có nguy cơ ảnh hưởng của bão) tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, chủ động, kịp thời triển khai các phương án ứng phó theo phương châm "bốn tại chỗ" nhằm bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân.

Đồng thời, ngay sau cuộc họp này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai trình Thủ tướng ký ban hành Công điện về ứng phó với bão số 5.

Trên đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp ứng phó với bão số 5 (bão NOUL) ngày 16/9 tại Hà Nội.

Chủ động, không lơ là, bất ngờ trong ứng phó bão

Phó Thủ tướng nhấn mạnh các Bộ, ngành, địa phương phải chủ động, tránh tâm lý chủ quan, lơ là, bất ngờ trong ứng phó với bão.

Với tinh thần trên, Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương trên biển và các đảo tiếp tục phối hợp với lực lượng biên phòng và ngành thủy sản, ngành giao thông rà soát, kiểm đếm tàu thuyền, phương tiện hoạt động trên biển, kiểm soát chặt chẽ việc ra khơi (kể cả các tàu vận tải, tàu du lịch) để hướng dẫn di chuyển thoát ra và không đi vào khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú an toàn.

"Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh Biên phòng, hiện nay còn khoảng trên 700 tàu thuyền vẫn còn ở trong vùng nguy cơ ảnh hưởng của bão trong 24 giờ tới, chưa kể số tàu thuyền, phương tiện hoạt động ven bờ," Phó Thủ tướng lưu ý.

Các tỉnh, thành phố hướng dẫn neo đậu tàu thuyền tại nơi tránh trú, triển khai các phương án đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tại nơi tránh trú (theo dự báo khi bão đổ bộ vào bờ mạnh cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, 12 nên cần lưu ý bảo đảm an toàn cho người và tàu thuyền tại nơi tránh trú).

Tổ chức hỗ trợ người dân di dời, hướng dẫn gia cố và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, giảm thiệt hại đối với lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản (đây cũng là vùng có nhiều lồng bè nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao nên cần có phương án hỗ trợ người dân bảo đảm an toàn).

Triển khai các phương án ứng phó bão số 5 theo phương châm 4 tại chỗ - Hình 2
Đại diện Bộ đội Biên phòng báo cáo về tình hình tàu thuyền đang hoạt động trên biển Đông. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Các tỉnh ven biển, đồng bằng và đô thị rà soát phương án sơ tán, di dời dân cư, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện để triển khai phương án bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân tại các khu vực nguy hiểm, nhất là tại các khu vực ven biển, cửa sông, khu vực có nguy cơ ngập sâu, sạt lở, trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản, nhà yếu không bảo đảm an toàn.

Triển khai các phương án bảo vệ sản xuất, chủ động tiêu nước chống úng ngập đối với các đô thị và bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

Bảo vệ công trình, khu du lịch, khu kinh tế, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, các công trình đang thi công, khu vực khai thác khoáng sản.

Bảo vệ, gia cố đê điều, nhất là đối với các tuyến đê biển, đê cửa sông; sẵn sàng lực lượng, vật tư để ứng cứu, khắc phục kịp thời các sự cố.

Triển khai phương án đảm bảo an toàn cho người và tài sản đối với các hoạt động du lịch trên các đảo và ven biển.

Các địa phương thuộc khu vực miền núi, trung du rà soát các khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất khi mưa lớn để chủ động sơ tán, di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân.

Vận hành an toàn, hiệu quả các hồ chứa thủy lợi, thủy điện; triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước, nhất là đối với các đập, hồ chứa nước xung yếu hoặc đã đầy nước (hiện nay nhiều hồ ở miền Trung đang cạn kiệt, cần theo dõi chặt chẽ, vận hành phù hợp để vừa bảo đảm an toàn vừa tận dụng được nguồn nước).

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức theo dõi, kịp thời dự báo, cung cấp thông tin về diễn biến bão, mưa lũ đến người dân và các cơ quan liên quan để phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó.

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão và mưa lũ; thường xuyên cập nhật, công bố vùng nguy hiểm trên biển để hướng dẫn tàu thuyền, phương tiện vận tải chủ động phòng tránh; kịp thời chỉ đạo, đôn đốc các Bộ, ngành và địa phương triển khai các biện pháp ứng phó.

Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an rà soát phương án, chỉ đạo các đơn vị đóng trên địa bàn có nguy cơ ảnh hưởng của bão, mưa lũ bố trí lực lượng, phương tiện tại các khu vực trọng điểm để sẵn sàng hỗ trợ địa phương sơ tán nhân dân, cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu; đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực bão đổ bộ và an toàn giao thông.

Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các biện pháp bảo đảm an toàn cho tàu thuyền, phương tiện vận tải; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, thiết bị tại các khu vực trọng điểm có nguy cơ sạt lở do mưa lũ để sẵn sàng khắc phục ngay khi xảy ra sự cố, bảo đảm giao thông trên các tuyến giao thông chính.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn, hướng dẫn neo đậu tàu thuyền, gia cố và triển khai các biện pháp bảo vệ, giảm thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp, thủy sản; bảo vệ hồ đập thuỷ lợi, đê điều, nhất là đối với các tuyến đê biển xung yếu.

Bộ Công Thương chỉ đạo đảm bảo an toàn đối với vận hành an toàn các hồ đập thuỷ điện, hệ thống điện và các công trình của ngành.

Bộ Xây dựng chỉ đạo, hướng dẫn các biện pháp bảo đảm an toàn cho các công trình xây dựng, các công trình cao tầng.

Bộ Ngoại giao theo dõi, chủ động liên hệ với các nước trong khu vực để giúp đỡ, hỗ trợ ngư dân, tàu cá Việt Nam vào tránh trú bão đảm bảo an toàn.

Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hệ thống thông tin, đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo điều hành ứng phó bão.

Các Bộ, ngành khác theo chức năng quản lý nhà nước và nhiệm vụ chủ động phối hợp với các địa phương triển khai các biện pháp ứng phó với bão theo phương châm "bốn tại chỗ," sẵn sàng hỗ trợ địa phương khi có yêu cầu.

Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan báo chí tiếp tục làm tốt công tác thông tin, truyền thông để người dân chủ động phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại.

Sẵn sàng các biện pháp ứng phó

"Tôi đánh giá cao Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, các Bộ, ngành, địa phương đã rất chủ động, kịp thời chỉ đạo công tác chuẩn bị ứng phó với áp thấp nhiệt đới, bão," Phó Thủ tướng biểu dương.

Theo báo cáo của Bộ đội biên phòng, tính đến 10 giờ ngày 16/9, đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 58.345 phương tiện/ 285.384 người biết diễn biến, hướng di chuyển của Bão số 5 để chủ động phòng tránh hoặc thoát khỏi khu vực nguy hiểm (trong đó hoạt động khu vực từ Bắc vĩ tuyến 11 độ, Đông Kinh tuyến 112,5 độ bao gồm khu vực giữa biển Đông và quần đảo Trường Sa là 1.332 tàu/ 12.390 người; hoạt động khu vực khác là 10.502 tàu/ 57.319 người; neo đậu tại các bến 46.511 tàu/ 215.675 người).

Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai Trần Quang Hoài cho biết, hiện có 55 hồ hư hỏng cần lưu ý (Thanh Hóa 16, Nghệ An 10, Hà Tĩnh 8, Quảng Bình 12, Quảng Trị 6, Thừa Thiên-Huế 3); 41 hồ đang thi công (Thanh Hóa 6 hồ; Nghệ An 14 hồ; Quảng Bình 9 hồ; Quảng Trị 12 hồ); 99 vị trí đê biển xung yếu khu vực từ Thanh Hóa-Đà Nẵng cần sẵn sàng phương án bảo vệ khi bão đổ bộ.

Hiện có 26 công trình đê điều đang thi công trong đó có 13 công trình trên các tuyến đê biển, đê cửa sông.

Trước diễn biến nguy hiểm, phức tạp của bão số 5, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia Ứng phó với sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đã có Công điện số 11/CĐ-TW ngày 16/9 chỉ đạo các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố ven biển từ Thanh Hóa-Bình Thuận chủ động ứng phó với bão và mưa lũ sau bão.

Triển khai các phương án ứng phó bão số 5 theo phương châm 4 tại chỗ - Hình 3
Tổng Cục trưởng Tổng Cục phòng chống thiên tai Trần Quang Hoài báo cáo về tình hình của cơn bão số 5. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã cử đoàn công tác do Phó Chánh văn phòng Nguyễn Văn Tiến làm trưởng đoàn đến các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế để kiểm tra và phối hợp chỉ đạo công tác ứng phó với bão.

Ngày 15/9, Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao đã có công hàm gửi Đại sứ quán các nước trong khu vực đề nghị tạo thuận lợi cho ngư dân, tàu thuyền vào tránh trú và hỗ trợ, cứu nạn, cứu hộ trong trường hợp gặp sự cố do bão.

Các địa phương đã chủ động triển khai công điện chỉ đạo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, trong đó các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Thuận đã có công điện, văn bản chỉ đạo.

Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Mai Văn Khiêm cho hay, ngày 18/9, bão số 5 đi vào đất liền và ảnh hưởng trực tiếp tới các tỉnh Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, trọng tâm là Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng với sức gió mạnh cấp 10-11, giật cấp 13.

Bão di chuyển nhanh với cường độ mạnh nhất trên biển có thể đạt cấp 12, giật cấp 14; vùng biển ven bờ các tỉnh từ Quảng Bình đến Thành phố Đà Nẵng (bao gồm cả đảo Cồn Cỏ) có khả năng gió mạnh cấp 12, giật cấp 14.

Mưa lớn tập trung ở Trung Bộ từ chiều 17/9 đến đêm 18/9 với lượng mưa rất lớn, trong thời gian ngắn. Lũ cao nhất có khả năng lên báo động 2 ở các tỉnh Trung Bộ kèm nguy cơ cao là lũ quét và sạt lở đất./.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đã tìm thấy máy bay Yak-130 rơi ở Đắk Lắk
16:22:22 08/11/2024
Vụ máy bay quân sự rơi ở Bình Định: Đã tiếp cận được phi công
22:43:17 06/11/2024
Bão số 7 di chuyển hướng Tây Tây Nam, giật cấp 17
13:58:33 08/11/2024
Treo thưởng 10 triệu đồng cho người tìm thấy máy bay Yak -130 nghi rơi ở Đắk Lắk
13:15:22 08/11/2024
Vẽ bậy ở TP.HCM, 2 người nước ngoài bị trục xuất khỏi Việt Nam
13:33:28 07/11/2024
Mắt bão Yinxing rõ rệt khi tiệm cận siêu bão, ngày mai đổ bộ Biển Đông
14:11:58 07/11/2024
Vụ rơi máy bay quân sự YAK-130: Phi công kể lại giây phút tiếp đất
16:48:22 07/11/2024
Cách chữa bệnh quái dị của 'thầy lang' ở Quảng Ninh
10:00:02 08/11/2024

Tin đang nóng

Loạt sao từng đòi rời khỏi Mỹ nếu Donald Trump đắc cử tổng thống
21:14:30 08/11/2024
Vai trò đặc biệt của con út Barron trong chiến thắng của ông Trump
20:24:49 08/11/2024
Một nữ NSƯT giàu có: "Tôi không biết ra ATM rút tiền"
18:54:14 08/11/2024
Vợ cực kín tiếng của nam thần Vbiz: Là "con gái rượu" đại gia, chỉ lộ 2 bức ảnh cưới đã gây sốt!
19:12:24 08/11/2024
Ván bài thắng đậm của tỷ phú Elon Musk trong chiến dịch ủng hộ ông Trump
20:08:20 08/11/2024
Giúp việc đến làm ngày đầu tiên, chủ nhà mở camera giám sát lên và chứng kiến hành vi lạ
19:54:55 08/11/2024
Rộ tin ông Trump muốn "đóng băng" xung đột, Nga và Ukraine lên tiếng
17:46:52 08/11/2024
Sống trong căn hộ 9m2, người đàn ông phải nằm chéo mới ngủ được
20:50:10 08/11/2024

Tin mới nhất

Miền Trung "lên dây cót" ứng phó bão Yinxing

20:20:43 08/11/2024
Các tỉnh, thành miền Trung đã có công điện chủ động ứng phó với bão Yinxing theo phương châm 4 tại chỗ , trong đó việc bảo đảm tài sản, tính mạng của người dân được ưu tiên hàng đầu.

Những "quái xế" mang gương mặt trẻ vị thành niên

20:05:32 08/11/2024
Lực lượng chức năng đang làm rõ vụ tai nạn giữa xe máy và một chiếc ô tô thư báo, xảy ra trên đường gom Đại lộ Thăng Long (Hà Nội) khiến một người tử vong tại chỗ.

4 ô tô va chạm liên hoàn trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

18:00:22 08/11/2024
Lực lượng chức năng đang làm rõ vụ tai nạn xảy ra giữa 4 ô tô trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai sáng 8/11. Một người bị thương nặng đã được đưa đi cấp cứu.

Hiện trường máy bay Yak -130 rơi tại Đắk Lắk

16:38:12 08/11/2024
Cơ quan chức năng đã tìm thấy máy bay Yak -130 rơi gần một trạm kiểm lâm của Vườn quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk). Hiện các đơn vị chuyên môn đang khẩn trương vào hiện trường và lên phương án xử lý.

Vượt sông Sêrêpốk tìm kiếm máy bay Yak-130

14:58:51 08/11/2024
Lực lượng chức năng và người dân chia thành nhiều nhóm tìm kiếm máy bay Yak-130 nghi rơi tại khu vực Vườn Quốc gia Yok Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Địa hình khu vực này được đánh giá hiểm trở, nhiều sông, suối.

Bão Yinxing ảnh hưởng thế nào đến đất liền nước ta?

14:56:44 08/11/2024
Bão Yinxing mạnh cấp 13-14, giật cấp 17 đang hoạt động ở khu vực Bắc Biển Đông. Dự báo, bão sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và chỉ gây mưa vừa ở Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ nước ta.

Cháy lớn tại khu công nghiệp Sông Công 1

12:59:58 08/11/2024
Nhận được tin báo, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ đã điều động nhiều xe và phương tiện chữa cháy đến hiện trường.

Quân đội tìm kiếm máy bay YAK-130 như thế nào?

09:12:19 08/11/2024
Trong ngày 7.11, lực lượng chức năng đã huy động 553 người, 247 phương tiện tìm kiếm máy bay YAK-130 rơi trên địa bàn tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk.

Tin bão mới nhất 8/11: Bão Yinxing vào Biển Đông thành bão số 7, giật cấp 17

06:53:56 08/11/2024
Tin bão mới nhất 8/11: Sáng sớm nay, bão Yinxing đã đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 với cường độ gió mạnh cấp 14, giật cấp 17.

TP.HCM: Tai nạn thương tâm trên đường Phan Văn Hớn khiến một phụ huynh tử vong

19:04:51 07/11/2024
Một vụ tai nạn giao thông giữa xe máy và xe bồn vừa xảy ra trên đường Phan Văn Hớn (Q.12) khiến 1 người phụ nữ tử vong, bé gái bị thương nặng.

Bịt kín quán karaoke An Phú sau vụ phát hiện thi thể trong bể nước

19:02:23 07/11/2024
Quán karaoke An Phú ở Bình Dương đã bị bỏ hoang hơn 2 năm sau vụ cháy kinh hoàng làm 32 người chết. Mới đây, chính quyền địa phương đã yêu cầu bịt kín quán karaoke này sau khi phát hiện một thi thể trong bể chứa nước PCCC.

Máy bay quân sự YAK-130 rơi ở Bình Định: Sẽ giải mã hộp đen tìm nguyên nhân

18:13:18 07/11/2024
Lực lượng chức năng đang tìm máy bay quân sự YAK-130 rơi ở Bình Định để giải mã hộp đen, tìm nguyên nhân sự cố.

Có thể bạn quan tâm

Phim Hàn chưa chiếu đã bị tẩy chay vì coi thường phụ nữ, cảnh 1 nữ giáo viên bị tát gây sốc

Hậu trường phim

22:59:14 08/11/2024
Mới đây, bộ truyện tranh trực tuyến Get Schooled từng thu hút hơn 99 triệu lượt xem khi đăng tải trên Naver đang trở thành tâm điểm của sự chỉ trích.

Nụ hôn đồng tính gây sốc của Mai Davika

Phim châu á

22:56:13 08/11/2024
Mới đây, tập thứ 5 của siêu phẩm cổ trang Nữ Hoàng Ayodhaya (Mae Yuhua) đã chính thức lên sóng và ngay lập tức thu hút sự chú ý đông đảo của khán giả.

Trấn Thành nhắc đàn em: "Chúng ta là nghệ sĩ, không nên chợ búa"

Tv show

22:53:45 08/11/2024
Trấn Thành thấy thế liền can ngăn và nhắc đàn em: Bảo vệ cần đưa hai người này ra ngoài. Chúng ta là nghệ sĩ, không nên chợ búa .

Sao nữ hạng A phát ngôn nông cạn gây phẫn nộ nhắm đến những người bầu cho ông Trump

Sao âu mỹ

22:51:48 08/11/2024
Làn sóng chỉ trích mạnh mẽ đến nỗi Cardi B phải nhanh chóng xóa video. Tuy nhiên, nữ rapper này không hề đưa ra bất kỳ lời xin lỗi nào.

Mối quan hệ giữa Quang Minh và con riêng của bạn gái ra sao?

Sao việt

22:49:03 08/11/2024
Quang Minh có mối quan hệ thân thiết với gia đình của Tăng Khánh Chi. Thậm chí, anh còn thoải mái trêu ghẹo con riêng của bạn gái trong dịp sinh nhật vừa qua.

Ảnh hưởng của ông Trump lớn chưa từng thấy, một nước Mỹ mới đang định hình?

Thế giới

22:15:13 08/11/2024
Chiến thắng bầu cử của Donald Trump không chỉ là một sự kiện chính trị đơn thuần, mà còn là bước ngoặt lớn phản ánh sự thay đổi sâu sắc trong tư tưởng của người dân Mỹ.

Muôn vàn cảm xúc trong teaser poster và trailer 'Nhà gia tiên' từ Huỳnh Lập, Phương Mỹ Chi

Phim việt

21:50:01 08/11/2024
Ngày 6/11, Huỳnh Lập đã chính thức công bố teaser poster của phim điện ảnh Nhà gia tiên, dự kiến khởi chiếu tại các cụm rạp trên toàn quốc vào ngày 21/2/2025.

Lý do bất ngờ khiến bé trai 4 tuổi bị chảy máu cam kéo dài

Sức khỏe

21:31:17 08/11/2024
Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang vừa điều trị cho bé trai (4 tuổi, Yên Dũng, Bắc Giang) với chiếc răng mọc lạc chỗ ở sàn mũi phải. Theo y văn, đây là trường hợp rất hiếm gặp.

Dàn sao Hàn bị phát hiện hút thuốc tại nơi công cộng: GD, Jennie...

Sao châu á

21:30:55 08/11/2024
Nhiều sao Hàn như G-Dragon, Jennie... bị phát hiện hút thuốc tại nơi công cộng, gây ra tranh cãi lớn trên cộng đồng mạng.

Nagelsmann mắc sai lầm khó tin gọi ngôi sao tuyển Latvia vào đội tuyển Đức

Sao thể thao

21:00:59 08/11/2024
HLV trưởng đội tuyển Đức đã gây ra một vài bất ngờ với đội hình mới nhất của mình, đặc biệt là việc ông điền tên một cầu thủ quốc tế của Latvia vào danh sách các ngôi sao mà ông triệu tập

Chị em xa cách gần 40 năm, vỡ òa cảm xúc ngày tìm thấy nhau

Netizen

20:53:46 08/11/2024
Darragh Hannan (39 tuổi) và Ha Jee Won (38 tuổi), vừa có cuộc đoàn tụ đầy xúc động. Họ được sinh ra cách nhau 14 tháng tại Hàn Quốc nhưng lớn lên trong những môi trường hoàn toàn khác nhau.