Tỷ lệ đáng báo động bệnh tan máu bẩm sinh tại Tuyên Quang
Sau 2 đợt tiến hành lấy mẫu máu xét nghiệm gene bệnh tan máu bẩm sinh tại xã Minh Quang cho 1.134 người, kết quả cho thấy có tới 351 người (chiếm tỷ lệ trên 30%) mang gene bệnh.
Người dân xét nghiệm sàng lọc bệnh tan máu bẩm sinh tại xã Minh Quang. (Ảnh: PV/Vietnamplus)
Tiến sỹ Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương cho biết sau 2 đợt tiến hành lấy mẫu máu xét nghiệm gene bệnh tan máu bẩm sinh tại xã Minh Quang (huyện Chiêm Hóa-tỉnh Tuyên Quang) cho 1.134 người, kết quả cho thấy có tới 351 người (chiếm tỷ lệ trên 30%) mang gene bệnh. Tỷ lệ người có 2 gene đột biến lên tới 34%.
“Như vậy, cứ 3 người dân tại xã Minh Quang có 1 người mang gene bệnh tan máu bẩm sinh. Theo tính toán của các chuyên gia, với tỷ lệ như vậy, mỗi năm tại xã Minh Quang có 2 trẻ được sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh và một huyện một năm có thể có khả năng có 40-50 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Đây là một tỷ lệ đáng báo động cần can thiệp để người dân hiểu được về bệnh và có động thái tích cực để không sinh ra trẻ mắc bệnh,” tiến sỹ Khánh nhấn mạnh.
Theo bác sỹ Nguyễn Thị Thu Hà-Giám đốc Trung tâm Thalassemia (Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương), bệnh tan máu bẩm sinh là một bệnh của hồng cầu. Khi bị bệnh này, hồng cầu trong máu sẽ bị vỡ nhanh và nhiều gây ra hiện tượng cơ thể luôn bị thiếu máu. Do bị thiếu máu trong thời gian dài, cơ thể người bệnh sẽ trở nên mệt mỏi, da xanh xao, vàng vọt, cảm giác lúc nào cũng thiếu sức sống. Người bị bệnh phải truyền máu suốt đời tại bệnh viện.
Bên cạnh đó, người bệnh nếu không được điều trị đúng thì bệnh còn gây suy các tuyến nội tiết, suy tim, suy gan… dẫn tới việc dậy thì muộn hoặc là không dậy thì được, lâu dần có nguy cơ tử vong do tổn thương nặng các cơ quan trong cơ thể.
Ban tổ chức tặng quà hỗ trợ cho các gia đình có trẻ mắc bệnh tan máu bẩm sinh. (Ảnh: PV/Vietnamplus)
Theo con số thống kê, hiện nay Việt Nam có trên 20.000 bệnh nhân tan máu bẩm sinh phải điều trị thường xuyên tại tất cả các tỉnh, thành phố trên toàn quốc, đặc biệt tại xã Minh Quang (huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang) có khoảng 28 bệnh nhân bị bệnh này. Nguyên nhân trẻ bị bệnh là do cả bố và mẹ đều mang gene bệnh. Do thói quen của đa số người Việt Nam, các cặp vợ chồng thường không đi xét nghiệm và tư vấn về các bệnh di truyền. Những người mang gen lại không có biểu hiện gì đặc biệt nên họ thường không khám, xét nghiệm sàng lọc bệnh tan máu bẩm sinh trước khi sinh con. Chính vì vậy, chỉ khi sinh ra con bị bệnh họ mới biết là mình có mang gene bệnh thalassemia.
Video đang HOT
“Việc phòng bệnh bằng cách xét nghiệm sàng lọc Thalassemia cho những người độ tuổi tiền hôn nhân, độ tuổi sinh đẻ. Những người mang gene bệnh sẽ được tư vấn để có biện pháp sinh ra con khỏe mạnh sau này. Chính bằng phương pháp này mà tại nhiều quốc gia đã giảm được số trẻ sinh ra bị bệnh,” bác sỹ Thu Hà chỉ rõ.
Chính vì vậy, ngày 15/10, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương phối hợp với Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup) đã triển khai xét nghiệm sàng lọc Thalassemia (bệnh tan máu bẩm sinh) tại xã Minh Quang. Đây là đợt triển khai xét nghiệm sàng lọc Thalassemia lần thứ ba được triển khai tại xã này, với khoảng 400 người dân được xét nghiệm máu để sàng lọc bệnh tan máu bẩm sinh ngay tại địa phương.
Được biết, xã Minh Quang cũng là xã đầu tiên trên cả nước được chương trình tổ chức xét nghiệm sàng lọc Thalassemia cho đối tượng tiền hôn nhân và trong độ tuổi sinh đẻ./.
Theo vietnamplus
Người phụ nữ bị sản giật, mất con và tử vong
Sản phụ L.T.M.T (37 tuổi, ngụ huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận) bị sản giật, mất con ngay sau đó và chính chị cũng đã tử vong sau nhiều ngày được các bác sĩ nỗ lực cứu chữa.
Sản phụ bị sản giật mất đi đứa con chưa kịp chào đời đã tử vong
Ê kíp bác sĩ Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy đã tích cực cứu chữa, nhằm giúp sản phụ bị sản giật thoát khỏi nguy kịch. Tuy nhiên, sau mọi nỗ lực cứu chữa, chiều 14/10, sản phụ L.T.M.T đã trút hơi thở cuối cùng.
Trước đó, khoảng 3h sáng ngày 29/9, chị Tâm đang mang thai một bé gái ở tuần thứ 32 thì bị đau bụng dữ dội và nôn ói. Thấy nguy hiểm, chồng chị là anh P.T.H (41 tuổi, ngụ huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận) đưa vợ vào BV huyện Đức Linh thăm khám. Khi vừa đến BV được 15 phút, chị lên cơn co giật, bác sĩ nhanh chóng chuyển cấp cứu vào BV Từ Dũ TP.HCM.
Người nhà bên cạnh sản phụ L.T.M.T tại khoa Hồi sức cấp cứu BV Chợ Rẫy
Tại BV Từ Dũ, bệnh nhân đau bụng, đau đầu, co giật toàn thân, bác sĩ chẩn đoán sản giật và chỉ định mổ bắt con. Ngay sau khi mổ, sản phụ bị băng huyết nên ê kíp bác sĩ đã tiến hành mổ cắt tử cung, cắt buồng trứng để cầm máu. Sau đó, chị bị suy gan, suy thận rối loạn đông máu và hôn mê nên phải chuyển qua BV Chợ Rẫy để lọc máu.
Tại Khoa Hồi sức cấp cứu của BV Chợ Rẫy, các bác sĩ liên tục dùng thuốc vận mạch liều cao, lọc máu và thay huyết tương Nhưng sau hơn 15 ngày hôn mê, sản phụ L.T.M.T đã ngưng thở.
Cảnh báo: Tiền sản giật - sản giật biến chứng nội khoa nguy hiểm
Ths.Bs. Lê Thị Kiều Dung - Trưởng khoa Phụ sản BV Đại học Y dược TP.HCM
Tiền sản giật là biến chứng nội khoa thường gặp nhất trong thai kỳ. Thống kê cho thấy tiền sản giật chiếm đến 10% trong tổng số thai kỳ và là một trong 3 nguyên nhân chủ yếu gây tử vong mẹ. Tiền sản giật gồm có 3 triệu chứng chủ yếu là phù, huyết áp cao, protein niệu (dư thừa protein trong nước tiểu).
Sản giật là biến chứng nặng của tiền sản giật bao gồm những cơn co giật có thể xảy ra trước, trong hoặc sau sanh. Nguyên nhân gây ra sản giật là bị tiền sản giật mà không được chẩn đoán, điều trị đúng mức và kịp thời.
Dấu hiệu sản giật
Các dấu hiệu lâm sàng dự báo tiền sản giật nặng và có thể chuyển qua sản giật bất cứ lúc nào là huyết áp cao> 160/90 mmHg; sản phụ bị nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, thị lực giảm, đau ở vùng thượng vị, thiểu niệu hoặc vô niệu.
Hậu quả của tiền sản giật- sản giật:
Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời tiền sản giật - sản giật có thể đưa đến những hậu quả nghiêm trọng.
Đối với mẹ, sản giật sẽ gây hôn mê, tổn thương não không có khả năng hồi phục. Sản phụ bị tai biến mạch máu não, xuất huyết não, phù phổi cấp, suy tim cấp, biến chứng suy gan, suy thận. Đồng thời, bệnh nhân cũng gặp phải tình trạng xuất huyết võng mạc, tổn thương đáy mắt, thậm chí gây mù mắt.
Đối với con, khi mẹ bị tiền sản giật - sản giật, nếu giữ được thai nhi thì thai nhi sẽ chậm tăng trưởng. Trong trường hợp nặng, thai sẽ chết lưu, bong nhau non gây chết thai.
Ngăn ngừa tiền sản giật- sản giật
Tốt nhất, để ngăn ngừa tiền sản giật, sản giật, thai phụ phải đi thám thai định kỳ đúng hẹn và tuân thủ theo những lời dặn của bác sĩ.
Nếu nhận thấy các yếu tố nguy cơ, bác sĩ có thể cho thai phụ uống Aspirin liều thấp (150-162mg) mỗi tối để dự phòng tiền sản giật.
Khi có triệu chứng của tiền sản giật, bác sĩ sẽ chỉ định thai phụ làm các xét nghiệm cần thiết để đánh giá tiên lượng và được theo dõi sát thai kỳ.
Trong trường hợp thai phụ xuất hiện các dấu hiệu trở nặng của tiền sản giật (huyết áp cao> 160/90 mmHg, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, thị lực giảm, đau ở vùng thượng vị, thiểu niệu hoặc vô niệu), sản phụ phải đến bệnh viện khám ngay tránh nguy hiểm đến tính mạng và thai nhi.
Ths. BS. Lê Thị Kiều Dung - Trưởng khoa Phụ sản BV Đại học Y dược TP.HCM
(Trăm Nguyễn ghi)
Theo viettimes
Trên đường đi học về, bé 3 tuổi bị ong đốt tử vong Khi đang trên đường đi học về, bé 3 tuổi bị bầy ông lao từ trên cây xuống tấn công khiến cháu bé tử vong khi nhập viện điều trị. Cháu bé 3 tuổi rơi vào trạng thái hôn mê sau khi bị ong đốt. Ngày 14/10, trao đổi với PV, ông Giàng Seo Măng - Chủ tịch UBND xã Thải Giàng Phố...