Tỷ lệ cử tri ủng hộ Tổng thống Obama thấp chưa từng thấy
Kết quả một cuộc khảo sát uy tín do đại học Quinnipiac vừa công bố hôm nay (13/11) cho thấy, có tới 54% cử tri Mỹ được hỏi không ủng hộ ông Obama, trong khi tỷ lệ ủng hộ chỉ là 39%, thấp nhất từ trước đến nay.
Tổng thống Mỹ Obama đang chịu nhiều chỉ trích từ cử tri
Theo hãng tin AFP, đây là lần đầu tiên đại đa số người Mỹ tin rằng ông Obama không trung thực và không đáng tín cậy.
Kết luận trên được đưa ra sau cuộc khảo sát uy tín do đại học Quinnipiac tiến hành cho thấy, tỷ lệ người đồng thuận với cách điều hành của ông chủ Nhà Trắng giảm mạnh. Với chỉ 39% cử tri được hỏi ủng hộ, uy tín của ông Obama hiện chỉ ngang với người tiền nhiệm George W Bush ở cùng nhiệm kỳ hai.
Kết quả trên cho thấy một sự sụt giảm rõ rệt so với khảo sát ngày 1/10. Tại thời điểm đó 49% người được hỏi không đồng tình với ông Obama nhưng cũng có 45% ủng hộ.
Những tuần gần đây, chính quyền của ông Obama đã chịu nhiều sóng gió nhất là sau khi việc triển khai đạo luật chăm sóc y tế mà ông hậu thuẫn diễn ra trong hỗn loạn.
Cử tri Mỹ đã phản ứng giận dữ trước việc ông Obama đã cam kết cho phép người dân duy trì các chương trình chăm sóc sức khỏe hiện có của họ, nhưng thực tế lại không thực hiện được, khảo sát cho thấy.
Video đang HOT
“Cũng giống như tất cả các Tổng thống mới, ông Barack Obama đã có tuần trăng mật với cử tri Mỹ khi tỷ lệ ủng hộ trên 50%”, Tim Malloy, trợ lý giám đốc Viện khảo sát đại học Quinnipiac nói.
“Khi cuộc “hôn nhân” kéo dài, ông ấy vẫn duy trì được tỷ lệ ủng hộ ở mức đáng kính trọng, dù không vượt quá vùng trên 40%. Hôm nay, lần đầu tiên mức sàn 40% bị phá vỡ”.
Malloy cho biết việc tỷ lệ cử tri là nữ ủng hộ ông Obama giảm mạnh cũng đáng ngại. Chỉ có 41% phụ nữ Mỹ ủng hộ trong khi 51% phản đối những gì ông đang làm.
Khảo sát cho thấy hầu hết người Mỹ vẫn rất bi quan về hiệu quả của đạo luật chăm sóc sức khỏe mới, hay còn gọi là “Obamacare”.
Chỉ có 19% người được hỏi kỳ vọng chất lượng chăm sóc y tế được cải thiện trong năm tới nhờ đạo luật này. Trong khi đó có tới 43% cho rằng tình hình sẽ xấu đi, và 33% tin rằng sẽ chẳng có gì thay đổi.
“Tuyên bố không chính xác của Tổng thống Obama rằng “nếu các bạn thích chương trình chăm sóc sức khỏe hiện có, bạn có thể duy trì nó”, đã khiến nhiều người có ấn tượng xấu”, Malloy khẳng định. “Khoảng một nửa cử tri, 46%, cho rằng ông ấy cố tình lừa gạt họ”.
Cuộc khảo sát được thực hiện trong giai đoạn từ ngày 6 – 11/11 vừa qua trên tổng số 2545 cử tri có đăng ký trên toàn quốc, với mức độ sai số là /- 1,9%.
Theo Dantri
Đức triệu đại sứ Anh chất vấn về cáo buộc nghe lén
Vụ bê bối nghe lén xuyên Đại Tây Dương giữa Đức và Mỹ có vẻ đã lan sang Anh khi hôm qua (5/11), Đức đã triệu đại sứ Anh tại Berlin để chất vấn về sự tồn tại của một điểm nghe lén bí mật của Anh ngay trong thành phố này.
Đại sứ quán Anh tại Berlin bị nghi có lắp thiết bị do thám
Theo tờ Telegraph của Anh, Bộ ngoại giao Đức đã có một động thái rất bất thường về ngoại giao, khi khẳng định Anh có một điểm nghe lén ngay trên nóc nhà của tòa đại sứ quán gần cổng Brandenburg.
Đại sứ quán Anh rất gần với quốc hội Đức, văn phòng của thủ tướng Angela Merkel, các Bộ của chính phủ cũng như các đại sứ quán nước ngoài khác.
Trong một dấu hiệu của sự leo thang căng thẳng, Bộ trưởng ngoại giao Đức Guido Westerwelle đã yêu cầu đại sứ Anh Simon McDonald tới dự một buổi họp để giải thích cho những thông tin được tờ The Independent của Anh đăng tải ngày 4/11.
Bài báo này khẳng định thông tin họ có được dựa trên tài liệu bị rò rỉ từ cựu điệp viên CIA Edward Snowden cùng những bức ảnh chụp từ trên cao.
Như vậy sau Mỹ, anh trở thành nước tiếp theo bị Đức chất vấn, sau khi thủ tướng Merkel bày tỏ sự phản đối với Tổng thống Mỹ Obama về việc tình báo Mỹ nghe lén điện thoại di động của mình.
Ông McDonald đã được yêu cầu gặp nhà ngoại giao Đức phụ trách quan hệ với các nước châu Âu, và "được đề nghị giải thích về những bài viết gần đây trên báo giới Anh". Một cựu đại sứ Anh tại Đức khẳng định ông chưa từng biết đến một vụ việc nào tương tự vậy.
Phía Đức khẳng định với ông McDonald rằng "việc nghe lén thông tin liên lạc từ một cơ quan ngoại giao sẽ là vi phạm luật pháp quốc tế", thông báo của chính phủ Đức viết. Công ước Vienna 1961 đảm bảo quyền miễn trừ của các đại sứ quán và bảo vệ nhân viên của họ.
Tuy nhiên, điều 41 của công ước này nêu rõ ràng, đổi lại, các nhà ngoại giao "phải tôn trọng luật pháp và các quy định tại quốc gia sở tại", và tuân thủ "nghĩa vụ không can thiệp vào các vấn đề nội bộ". Công ước này cũng khẳng định rằng một đại sứ quán "không được phép sử dụng cho bất kỳ mục đích nào không phù hợp với chức năng của tòa đại sứ".
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Anh xác nhân ông McDonald "đã tham dự buổi họp" với một quan chức cấp cao nước chủ nhà.
Anh và Đức là đồng minh tại NATO và EU. Tuy nhiên, bất kỳ thông tin nào về ý định của các nhà lãnh đạo Đức có thể giúp London có lợi thế trong các cuộc đàm phán quốc tế. Ông Christopher Meyer, cựu đại sứ Anh tại Đức khẳng định ông không thể nhớ nổi lần gần nhất một đại sứ Anh bị Berlin triệu tập là khi nào.
Nhưng ông cũng cho biết thêm rằng chính phủ Đức biết rõ thực tế của hoạt động gián điệp, vốn bao gồm cả việc các đồng minh do thám lẫn nhau.
Thanh Tùng
Theo Telegraph
Putin "đánh bại" Obama, trở thành lãnh đạo quyền lực nhất thế giới Thắng Tổng thống Mỹ ván cờ Syria, Tổng thống Nga Putin đã soán ngôi của Obama, trở thành nhà lãnh đạo quyền lực nhất thế giới - theo bảng xếp hạng của tạp chí Forbes vào ngày hôm nay 30/10. Tổng thống Nga Putin là người quyền lực nhất thế giới theo bảng xếp hạng của Forbes năm 2013. Đây là lần đầu...