Tỷ giá tăng chủ yếu do yếu tố tâm lý
Tỷ giá trên thị trường biến động khá mạnh trong hai ngày đầu tuần. Tuy nhiên, theo giới chuyên môn, nguyên nhân chủ yếu do yếu tố tâm lý bắt nguồn từ thông tin Fed có thể tăng lãi suất chứ cung – cầu ngoại tệ trên thị trường vẫn cân bằng. Bởi vậy việc mua vào ngoại tệ thời điểm này là khá rủi ro.
Ngay cả khi Fed nếu tăng lãi suất, mức tăng dự báo cũng là khá nhẹ nên tác động trên thực tế là không lớn
Tỷ giá bắt đầu tăng khá mạnh ngày khi bước vào tuần giao dịch mới và đến sáng nay, hầu hết các ngân hàng đều niêm yết giá bán ra USD ở mức kịch trần biên độ cho phép của NHNN là 22.547 đồng/USD. Trong khi giá mua USD cũng được các ngân hàng đẩy lên quanh 22.480 đồng/USD, tăng thêm khoảng 60 đồng so với cuối tuần trước.
Tuy nhiên theo các chuyên gia ngân hàng, tỷ giá biến động chủ yếu do yếu tố tâm lý bắt nguồn từ lo ngại Fed sẽ tăng lãi suất tại cuộc họp diễn ra trong hai ngày 15-16/12.
Một chuyên gia phân tích, hiện việc tăng lãi suất của Fed vẫn chỉ là đồn đoán, mặc dù tỷ lệ đặt cược cho động thái nay hiện đã tăng lên rất cao.
Trong khi, theo giới quan sát quốc tế, ngay cả khi Fed tăng lãi suất, mức tăng cũng chỉ rất nhẹ khoảng 0,25% do cơ quan này vẫn lo ngại những bất ổn hiện nay của kinh tế toàn cầu có thể ảnh hưởng tới đà phục hồi của kinh tế Mỹ cũng như việc đạt được mục tiêu lạm phát 2% đã đề ra. Điều đó cũng có nghĩa lãi suất tuy có tăng, song tác động lên thực tế là không lớn.
Video đang HOT
Hơn nữa trong các phát biểu gần đây của các quan chức Fed, bao gồm cả Chủ tịch Janet Yellen đều khẳng định lộ trình bình thường hóa lãi suất của Fed sẽ diễn ra khá từ từ.
Điều quan trọng nhất là động thái tăng lãi suất đã được Fed “úp mở” từ khá lâu và đã phản ánh vào diễn biến của đồng USD từ giữa năm 2014 đến nay. Nên việc Fed tăng lãi suất ở mức thấp thậm chí còn khiến đồng USD sụt giảm.
Thực tế diễn biến thị trường tài chính phố Wall từ đầu tuần đến nay cũng cho thấy rõ điều này khi đồng USD không có nhiều biến động so với các đồng tiền chủ chốt khác, thậm chí trong phiên sáng nay đồng bạc xanh còn sụt giảm khá mạnh.
Trong khi đó, xét về cung – cầu ngoại tệ trong nước hiện không có gì đột biến. Nhập siêu năm nay cao nhất cũng chỉ khoảng 4,5 tỷ USD. Trong khi nguồn cung ngoại tệ khá dồi dào từ các nguồn: Kiều hối dự báo khoảng 13-14 tỷ USD; giải ngân FDI 11 tháng đã đạt tới 13,2 tỷ USD. Ngoài ra còn nguồn giải ngân vốn ODA, nguồn thu từ du lịch… Bởi vậy, cán cân thanh toán tổng thể năm nay còn được dự báo thặng dư ở mức khá lớn.
“Với tất cả những lý do trên, việc mua vào ngoại tệ thời điểm này là khá rủi ro. Theo tôi, các nhà đầu tư cần quan sát thận trọng diễn biến của thị trường”, vị chuyên gia này khuyến cáo.
Theo Thời báo Ngân hàng
'Trong tương lai, có thể NHNN cần cân nhắc dự trữ thêm nhân dân tệ'
Đó là khuyến nghị được ông Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế nêu lên khi chia sẻ với báo chí. Cũng theo ông Lực, nếu quyết định đa dạng hóa dự trữ ngoại hối, Việt Nam sẽ phải cân nhắc mua bao nhiêu phần trăm dự trữ ngoại hối bằng NDT cũng như là thời điểm nào sẽ là phù hợp, trong mối quan hệ tổng hòa các nguồn dự trữ khác.
Ông Cấn Văn Lực
Việc Tổ chức Tài chính quốc tế (IMF) vừa đưa đồng Nhân dân tệ Trung Quốc (NDT) vào rổ tiền tệ Quyền Rút vốn đặc biệt (SDR), theo ông sẽ tác động đến Việt Nam như thế nào?
Việc NDT vào trong rổ SDR cũng có nghĩa là Trung Quốc chấp nhận cuộc chơi thị trường hơn, điều hành tỷ giá linh hoạt hơn, sát với thị trường, nên biến động của NDT sẽ mạnh mẽ hơn, khi đó, ít nhiều sẽ có ảnh hưởng đến chính sách tỷ giá của Việt Nam. Đặc biệt nhìn về lâu dài, sau thời điểm tháng 10/2016 sẽ có tác động đến kinh tế Việt Nam ở 4 góc độ:
Thứ nhất, liên quan đến dự trữ ngoại hối, cơ quan điều hành có thể cần cân nhắc đa dạng hóa dự trữ ngoại hối. Cụ thể là, cân nhắc cần thiết mua bao nhiêu NDT trong dự trữ ngoại hối vào những thời điểm thích hợp và cần thiết.
Thứ hai, liên quan đến một phần nợ nước ngoài của Việt Nam, bởi hiện nay, tỷ trọng nợ nước ngoài bằng SDR khoảng 20-22%, nên chắc chắn khi NDT nằm trong rổ SDR này, giá trị nợ nước ngoài qui đổi theo tỷ giá SDR/VND có NDT (chiếm tỷ trọng 10,92%) sẽ có những thay đổi nhất định.
Thứ ba, liên quan đến thanh toán xuất nhập khẩu, DN nước ngoài nói chung và Trung Quốc nói riêng cũng có thể kiến nghị DN Việt Nam thanh toán bằng NDT ở mức độ nhiều hơn, gắn với câu chuyện NDT đã vào rổ tiền tệ SDR và trong lộ trình quốc tế hóa đồng NDT. Khi đó, DN Việt Nam cần phải đàm phán trên cơ sở có điều kiện.
Cụ thể, khi DN Trung Quốc đề nghị thanh toán xuất nhập khẩu bằng NDT cần phải cân nhắc kỹ lưỡng do biến động rủi ro của đồng NDT này cao hơn so với USD. Giả sử nếu DN Việt Nam có đồng ý thì cũng cần phải có điều kiện; ví dụ, liên quan đến kiểm soát rủi ro tỷ giá (giá trần, giá sàn)? trong trường hợp vượt quá thì hai bên cùng gánh chịu rủi ro như thế nào? Nghĩa là bản thân các DN cần chuẩn bị sẵn giải pháp để đối ứng.
Theo quyết định của Ban lãnh đạo IMF, tháng 10/2016, đồng NDT của Trung Quốc chính thức gia nhập SDR, với tỷ trọng lớn thứ 3 trong rổ tiền tệ này. Đồng NDT chiếm 10,92% trong tỷ trọng SDR, đứng sau đồng USD (41,73%) và đồng euro (30,93%), xếp trên đồng yen Nhật (8,33%) và bảng Anh (8,09%).
Thứ tư, việc Trung Quốc điều hành tỷ giá linh hoạt hơn và có những điều chỉnh thường xuyên hơn, cũng sẽ có tác động nhất định đến chính sách tỷ giá của Việt Nam; vì giữa hai nước, quan hệ thương mại, đầu tư và tín dụng ODA ở mức khá lớn và Việt Nam cần có những điều chỉnh đảm bảo hài hòa các lợi ích và hạn chế tác động tiêu cực...
Nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam nên nhanh chóng đưa NDT vào dự trữ ngoại hối quốc gia. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Hiện tại, Việt Nam không nhất thiết phải giữ dự trữ ngoại hối bằng NDT. Tuy nhiên, trong tương lai, tháng 10/2016, khi NDT chính thức nằm trong SDR thì trong dự trữ quốc gia của mỗi quốc gia thường cũng phải có một phần NDT để khi cần sẽ sử dụng. Khi đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam có thể cần có một lượng dự trữ ngoại hối bằng NDT. Tất nhiên, Việt Nam cần cân nhắc mua bao nhiêu phần trăm dự trữ ngoại hối bằng NDT cũng như là thời điểm nào sẽ là phù hợp, trong mối quan hệ tổng hòa các nguồn dự trữ ngoại hối.
Một vấn đề khá ngạc nhiên là mấy ngày nay NDT giảm giá trên thị trường. Điều này có vẻ không đúng như quy luật, thưa ông?
Về lý thuyết, thông thường khi NDT vào SDR thì phải lên giá bởi nhu cầu mua NDT tăng lên, nhưng thực tế NDT không những chưa lên giá, mà còn giảm giá. Một trong những lý do chính là kinh tế Trung Quốc đang trong giai đoạn chuyển đổi mô hình tăng trưởng và một số rủi ro tiềm ẩn (như tồn kho BĐS và vật liệu xây dựng, nợ xấu tín dụng ngân hàng tăng, bong bóng chứng khoán...) đã và đang xảy khiến Trung Quốc buộc phải điều chỉnh, chấp nhận giảm tốc độ tăng trưởng GDP và điều này phần nào khiến NDT mất giá.
Bên cạnh đó, còn một thực tế Trung Quốc chưa muốn NDT tăng giá trong bối cảnh cần thúc đẩy xuất khẩu, nhằm giữ tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức độ khả quan, đảm bảo ổn định vĩ mô. Theo tôi, trước mắt, thị trường ngoại hối Việt Nam cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của NDT và động thái có thể tăng lãi suất của FED để có bước đi đúng.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Tỷ giá VND/USD tăng kịch trần: 'Ngân hàng Nhà nước nên thay đổi tư duy' Trao đổi với Báo, ông Huỳnh Thế Du, Giám đốc Đào tạo Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, bình luận Ngân hàng Nhà nước nên thay đổi tư duy, việc phá giá VND làm cho doanh nghiệp tốt lên. Chuyên gia nói về việc tỷ giá VND/USD tăng kịch trần chiều ngày 14/12 "Đáng nhẽ vào thời điểm tháng 8 vừa qua,...