Tỷ giá 2016: thả nổi có quản lý
Trong một nền kinh tế thị trường thực thụ, uy tín của ngân hàng trung ương còn quý hơn vàng. Điều này đơn giản là vì giá trị đồng tiền của một quốc gia không còn neo theo kim bản vị nữa mà hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách của ngân hàng trung ương quốc gia đó.
Việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ liên tiếp tới 4,6% trong ba ngày, từ 11 đến 13-8-2015, cùng với tuyên bố chuyển sang cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý nằm ngoài mọi sự tiên liệu trước đó của NHNN cũng như thị trường.
Đã từ lâu, đa số các ngân hàng trung ương không còn dám đánh cược uy tín của mình với tỷ giá hối đoái. Tương tự như giá các loại hàng hóa khác, trong một nền kinh tế toàn cầu, tỷ giá hối đoái là một cái gì đó biến động bởi vô vàn các yếu tố khác nhau. Vai trò của ngân hàng trung ương đối với tỷ giá thường chỉ mang tính định hướng và làm cho mức độ biến động của tỷ giá mềm hơn thông qua các nghiệp vụ can thiệp của mình.
Câu chuyên tỷ giá năm 2015: khi việc không giữ lời hứa được ca ngợi
Trong nền kinh tế thị trường, việc không giữ lời hứa lại được ca ngợi có lẽ là chuyện hiếm. Nhưng đó chính xác là câu chuyện tỷ giá tại Việt Nam trong năm 2015.
Giống như hai năm trước, tại hội nghị toàn ngành ngân hàng vào cuối năm 2014, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình đưa ra mục tiêu kiểm soát tỷ giá năm 2015 tăng không vượt quá 2%. Những cơ sở cho lời hứa của Thống đốc vào thời điểm đó là: (i) cán cân thanh toán của Việt Nam trong năm 2015 được dự đoán thặng dư khoảng 8-9 tỉ đô la Mỹ nhờ những tín hiệu tích cực từ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), dòng vốn gián tiếp (FII), và kiều hối; (ii) mức dự trữ ngoại hối liên tục tăng, đạt 37 tỉ đô la Mỹ vào cuối năm 2014; và (iii) lạm phát năm 2015 được dự báo tiếp tục duy trì ở mức thấp.
Nhìn lại diễn biến kinh tế vĩ mô của năm 2015, chúng ta có thể thấy tất cả những cơ sở đảm bảo cho lời hứa của Thống đốc đề cập ở trên về cơ bản đều thỏa mãn. Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm nay cao nhất trong vài năm trở lại đây. Mức giải ngân ước tính đạt trên 14 tỉ đô la Mỹ. Đối với dòng vốn gián tiếp, không có dấu hiệu nào cho thấy nhà đầu tư nước ngoài rút vốn mạnh khỏi Việt Nam, nếu không muốn nói là tăng thêm qua nhiều hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) trong năm 2015. Dòng kiều hối vẫn tiếp tục tích cực. Và lạm phát năm 2015 hứa hẹn sẽ đạt mức thấp kỷ lục dưới 2%.
Nhưng diễn biến của tỷ giá năm 2015 dường như chẳng dính líu gì đến những cơ sở đảm bảo cho sự ổn định của nó (theo lời của Thống đốc). Ngay từ đầu năm, vào ngày 7-1-2015, NHNN đã phải điều chỉnh tỷ giá trung tâm tăng 1%, từ mức 21.246 đồng lên 21.458 đồng, do tỷ giá liên ngân hàng liên tục chạm trần mà NHNN thiết lập. Đến ngày 7-5-2015, NHNN một lần nữa lại nâng tỷ giá trung tâm thêm 1%, lên 21.673 đồng.
Video đang HOT
Như vậy, chưa đến hết nửa năm 2015, mức cam kết tăng tỷ giá không quá 2% của Thống đốc từ đầu năm đã hết room. Và lời hứa của Thống đốc phụ thuộc hoàn toàn vào việc liệu diễn biến của thị trường ngoại hối thế giới có hỗ trợ cho tỷ giá trong nước hay không.
Việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ liên tiếp tới 4,6% trong ba ngày, từ 11 đến 13-8-2015, cùng với tuyên bố chuyển sang cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý nằm ngoài mọi sự tiên liệu trước đó của NHNN cũng như thị trường. Trong bối cảnh tất cả đồng tiền trong khu vực đều mất giá theo nhân dân tệ, ngay ngày 12-8-2015, NHNN đã nới biên độ tỷ giá thêm 1%, và sau đó vài ngày, NHNN không những nới thêm biên độ thêm 2% nữa mà còn điều chỉnh tỷ giá trung tâm tăng thêm 1%, lên mức 21.890 đồng. Và như vậy trần biên độ tỷ giá được xác lập ở mức 22.547 đồng.
Bên cạnh lý do Trung Quốc phá giá nhân dân tệ, việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể tăng lãi suất đồng đô la Mỹ vào cuối năm cũng được NHNN đề cập để lý giải động thái phá giá mạnh tiền đồng là nhằm tạo “dư địa đủ lớn để linh hoạt trước các diễn biến bất lợi trên thị trường quốc tế và trong nước không chỉ từ nay đến cuối năm mà cả những tháng đầu năm 2016″.
Những động thái điều chỉnh tỷ giá nhanh chóng của NHNN trước diễn biến bất thường của nhân dân tệ được thị trường và giới chuyên gia tán thưởng bất chấp việc những điều chỉnh như vậy khiến cho cam kết duy trì mức tăng tỷ giá không quá 2% hồi đầu năm của Thống đốc bị phá vỡ. Tiêu biểu cho sự tán thưởng này là, theo ông Trương Văn Phước, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia “một trong những đối sách phù hợp [với chính sách tỷ giá của Trung Quốc] là đừng vì đã cam kết mà không nghĩ tới việc điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng, mà không dám mở rộng biên độ thêm nữa”(1).
Sau động thái tăng tỷ giá trung tâm thêm 1% và nới rộng biên độ tỷ giá lên 3%, tỷ giá tiếp tục kịch trần và NHNN đã phải liên tục bán ra ngoại tệ để duy trì tỷ giá. Theo ước tính của TBKTSG, NHNN có lẽ đã phải bán ra tới hơn 7 tỉ đô la Mỹ trong chín tháng đầu năm. Bên cạnh việc bán ngoại tệ can thiệp, NHNN cũng áp dụng thêm một loạt chính sách khác để giảm găm giữ và đầu cơ ngoại tệ như: hạ lãi suất tiền gửi đô la Mỹ của doanh nghiệp và cá nhân về mức 0%, và yêu cầu ngân hàng chỉ bán ngoại tệ cho các doanh nghiệp có nhu cầu trong hai ngày làm việc, các yêu cầu mua ngoại tệ khác phải chuyển sang hình thức mua bán kỳ hạn.
Bất chấp những biện pháp can thiệp như vậy, tỷ giá liên ngân hàng trong những ngày cuối năm 2015 vẫn ở mức trần còn tỷ giá tự do thì đã vượt mức trần rất xa.
Tỷ giá năm 2016: lựa chọn cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý?
Cho tới thời điểm hiện tại, khác với thời điểm cuối các năm trước, thị trường chưa nhận được bất cứ thông điệp rõ ràng nào về mức biến động của tỷ giá cho năm sau, ngoại trừ chủ trương “tiếp tục bình ổn thị trường ngoại hối và tỷ giá”.
Việc không đưa ra một thông điệp “cố định” nào về tỷ giá cho năm 2016 cho thấy NHNN không muốn thất hứa như năm 2015. NHNN muốn tạo cho mình một dư địa chính sách tỷ giá thoải mái hơn để đối phó với những biến động trên thị trường ngoại hối quốc tế cũng như thị trường tiền tệ trong nước, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập rất sâu vào nền kinh tế toàn cầu.
Nhưng nếu đó là điều mà NHNN muốn thì cơ chế neo tỷ giá cố định hiện đang được NHNN áp dụng sẽ không có ý nghĩa nữa. NHNN có thể thay đổi tỷ giá trung tâm cũng như biên độ bất cứ khi nào mà NHNN thấy cần. Cơ chế tỷ giá cố định khi đó không còn “cố định” nữa.
Đây có lẽ là dấu hiệu cho thấy NHNN sẽ áp dụng một cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn cơ chế hiện nay cho năm 2016. Đó có thể sẽ là cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý mà Trung Quốc vừa mới chuyển sang áp dụng từ tháng 8-2015. Tức là NHNN sẽ điều chỉnh tỷ giá trung tâm thường xuyên hơn, có thể hàng ngày, dựa trên biến động của tỷ giá liên ngân hàng ngày hôm trước.
Làm theo cách này, NHNN sẽ chủ động dẫn dắt thị trường thay vì thụ động như hiện tại. NHNN vẫn thể hiện được vai trò “bình ổn thị trường” mà không bị ràng buộc bởi một lời hứa đóng khung nào.
Thống đốc NHNN: sẽ có cơ chế điều hành tỷ giá mới Trả lời phỏng vấn Tuổi Trẻ ngày 28-12-2015, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình nói rằng tới đây, không loại trừ khả năng NHNN áp dụng mức lãi suất âm, nghĩa là người gửi ngoại tệ sẽ phải trả phí. Nhưng Thống đốc cũng nói thêm: “Tất nhiên, nói như vậy nhưng sẽ linh hoạt trong điều hành, khi tâm lý găm giữ ngoại tệ không còn, NHNN sẽ nâng lãi suất tiền gửi ngoại tệ”. Về điều hành tỷ giá, hiện NHNN đang chuẩn bị các bước cần thiết để tiến tới một cơ chế điều hành tỷ giá mới. Theo đó, sẽ có tỷ giá trung tâm và tỷ giá này sẽ thay đổi thường xuyên, thậm chí hàng ngày. Khi đó, ai có nhu cầu thật mới mua, còn nếu đầu cơ thì nguy cơ thua lỗ, rủi ro rất lớn. Với biện pháp này, theo Thống đốc, NHNN tốn ít ngoại tệ hơn rất nhiều so với hiện nay. “Vừa qua, do tỷ giá trung tâm khá ổn định, biên độ 2-3% nên trong khoảng này người ta cho rằng có thể “làm ăn” được”, theo lời Thống đốc.
Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn
Trung Quốc sợ nhất tham nhũng
Trong bối cảnh kinh tế u ám, Trung Quốc còn phải đối mặt với nỗi lo đáng sợ không kém là cuộc khủng hoảng vì nạn tham nhũng có thể đe dọa sự sinh tồn của Đảng Cộng sản nước này (CPC).
Những số liệu mới nhất công bố hôm 8-9 tiếp tục cho thấy sự ảm đạm trong cả kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của nước này trong tháng 8. Theo đó, kim ngạch nhập khẩu giảm 14,3% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm mạnh hơn so với mức 8,6% của tháng 7.
Đây là tháng giảm thứ 10 liên tiếp, đồng thời là mức giảm tệ nhất kể từ tháng 5. Kim ngạch xuất khẩu giảm 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Những con số này đồng nghĩa với việc thặng dư thương mại của Trung Quốc tăng gần 40% so với tháng trước, lên 57,8 tỉ USD.
Chiến dịch chống tham nhũng tại Trung Quốc đã "hạ bệ" nhiều tham quan cỡ bự. (Trong ảnh là "hổ lớn" Bạc Hy Lai trước tòa. Nguồn: AP)
Trong khi đó, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm mức cao kỷ lục 93,9 tỉ USD trong tháng 8 xuống 3,56 ngàn tỉ USD. Mức giảm chưa từng thấy này được cho là cái giá phải trả từ động thái bán đồng USD của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) để hỗ trợ đồng nhân dân tệ (NDT) sau đợt phá giá mới đây.
Nhà phân tích Lý Diệu Tiển tại Công ty Bocom International Holdings (Hồng Kông) nhận định rằng: "Nếu PBOC tiếp tục can thiệp, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc sẽ còn co lại nữa. Càng can thiệp mạnh, con số này sẽ càng giảm sâu". Vị chuyên gia Hồng Kông này còn nhấn mạnh rằng dù rất nỗ lực, Trung Quốc sẽ không thể ngăn được NDT mất giá và dòng vốn tiếp tục chảy khỏi nước này trong vài tháng tới.
Ngoài ra, tập đoàn đa quốc gia Goldman Sachs Group Inc. của Mỹ cho biết Bắc Kinh còn chi 1,5 ngàn tỉ NDT (tương đương 236 tỉ USD) nhằm nỗ lực vực dậy thị trường chứng khoán từ đợt trượt dốc không phanh từ 3 tháng trước.
Trong bối cảnh đó, Tổng cục Thống kê Trung Quốc hôm 7-9 bất ngờ điều chỉnh tăng trưởng GDP năm 2014 xuống 7,3% thay vì 7,4% như số liệu được công bố trước đó. Giới phân tích không còn xa lạ gì với việc xem xét lại số liệu tăng trưởng hằng năm của Trung Quốc nhưng trước đây GDP thường được điều chỉnh tăng.
Ngay cả khi kinh tế có vấn đề thì ông Vương Gia Thụy - ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng ngày 8-9 - cho biết điều Bắc Kinh lo sợ nhất chính là sự sống còn của CPC có thể bị đe dọa vì nạn tham nhũng. Đây là thừa nhận hiếm thấy từ một quan chức cấp cao của Trung Quốc được đưa ra trong cuộc gặp các học giả của nước này và phương Tây ở Bắc Kinh.
Theo lời ông Vương, sau nhiều thập kỷ cầm quyền (từ năm 1949), CPC đã và đang nảy sinh vấn đề tham nhũng nghiêm trọng. "Trong tình trạng đó, một số quan chức chắc chắn sẽ bị thải loại. Nhưng nếu các quan chức tham nhũng quá nhiều thì sẽ gây ra khủng hoảng đối với CPC. Đó là vấn đề mà chúng tôi lo ngại nhất" - ông Vương nhấn mạnh.
Tuy nhiên, vị quan chức này tin tưởng rằng người dân sẽ ủng hộ chiến dịch chống tham nhũng "đả hồ đập ruồi" được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng kể từ khi lên nắm quyền.
Theo Thu Hằng
Người Lao động
Lạm phát Ukraine lên 44% trong năm nay Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ukraine vừa cho hay lạm phát nước này trong năm 2015 lên đến 44%, tăng từ mức 24,9% của năm 2014. Giấy bạc hyrvnia của Ukraine - Ảnh: Bloomberg Theo Reuters, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ukraine Valeriya Gontareva cũng cho biết dự trữ ngoại hối của Ukraine đã duy trì ổn định ở mức 13,3...