Twitter tiếp tục gắn cảnh báo bài đăng của Trump
Twitter gắn cảnh báo dòng tweet của Trump ám chỉ khả năng Vệ binh Quốc gia nổ súng vào người biểu tình ở Minneapolis, với lý do “ cổ vũ bạo lực”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm nay bày tỏ nỗi tức giận trên Twitter về các cuộc biểu tình, đốt phá đang diễn ra ở thành phố Minneapolis, bang Minneapolis sau vụ người da màu George Floyd bị cảnh sát ghì chết hôm 25/5.
“Hoặc Thị trưởng cực tả yếu kém Jacob Frey hành động để kiểm soát thành phố, hoặc tôi sẽ điều Vệ binh Quốc gia đến giải quyết tình hình”, Trump viết, cho hay ông “không thể chịu được” tình trạng rối loạn ở thành phố Minneapolis.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng hôm 28/5. Ảnh: Reuters.
Đám đông biểu tình tại Minneapolis tối 28/5 trở nên quá khích, ném pháo sáng và đồ vật vào cảnh sát, xông vào đốt phá đồn cảnh sát, cướp bóc cửa hàng, sau khi các công tố viên cho biết họ chưa quyết định có truy tố 4 cảnh sát liên quan tới cái chết của Floyd hay không.
“Những kẻ côn đồ này đang làm ô nhục ký ức về George Floyd. Tôi sẽ không để điều đó xảy ra. Tôi vừa trao đổi với Thống đốc Tim Walz và nói với ông ấy rằng quân đội sẽ hỗ trợ. Chúng ta sẽ kiểm soát được tình hình dù khó khăn cỡ nào, nhưng nếu hành vi cướp phá bắt đầu, súng cũng sẽ nổ”, Trump viết tiếp.
Bài đăng này của Tổng thống Mỹ bị Twitter gắn cảnh báo vì vi phạm quy tắc chống cổ xúy bạo lực, khiến người dùng không thể nhìn thấy nội dung nếu không bấm vào nút “Xem” đặt cạnh dòng cảnh báo. Twitter cũng chặn người dùng thích hoặc phản hồi dòng tweet này, nhưng không gỡ xuống bởi nó “được cộng đồng quan tâm”.
Thông điệp cảnh báo Twitter hiển thị trên bài đăng của Trump hôm nay. Ảnh chụp màn hình.
Quyết định của Twitter được đưa ra sau khi Trump ký sắc lệnh mạng xã hội, nhằm tước quyền miễn trừ pháp lý của các công ty mạng xã hội theo Điều 230 Đạo luật Truyền thông Đứng đắn. Sắc lệnh này có thể khiến các mạng xã hội phải chịu trách nhiệm về nội dung do người dùng đăng lên, khiến họ có thể dễ dàng bị kiện hơn.
Video đang HOT
Mâu thuẫn giữa Trump với Twitter xảy ra sau khi mạng xã hội này hôm 27/5 dán nhãn hai dòng tweet về kế hoạch bầu cử ở California của Trump là “không có căn cứ”, đồng thời thêm vào bài đăng biểu tượng dấu chấm than màu xanh nhạt. Khi ấn vào đường link đi kèm, người dùng sẽ được chuyển tới một trang do Twitter quản lý, mô tả một số phát ngôn của ông chủ Nhà Trắng là sai.
Biểu tình 'tôi không thể thở'
Cuộc biểu tình "tôi không thể thở" nổ ra ở Minneapolis, bang Minnesota được lấy tên theo lời cầu cứu của một người Mỹ gốc Phi tử vong sau khi bị cảnh sát ghì cổ khống chế.
Người biểu tình đối đầu cảnh sát ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota chiều 26/5.
Hàng nghìn người biểu tình xuống đường đòi công lý cho George Floyd, 46 tuổi, người Mỹ gốc Phi chết khi bị cảnh sát khống chế một ngày trước đó. .
Một người biểu tình giơ tấm bảng có lời cầu xin của George Floyd khi bị một cảnh sát đè đầu gối vào cổ. "Làm ơn, tôi không thở được. Đầu gối trên cổ tôi. Tôi không thở được, anh cảnh sát. Họ sẽ giết tôi mất", dòng chữ ghi lại lời nói của Floyd trong một đoạn video xuất hiện trên mạng xã hội.
Một người đàn ông quỳ trước nơi tưởng niệm George Floyd trong cuộc biểu tình ở Minneapolis hôm 26/5.
Theo video, bất chấp lời cầu xin của Floyd, viên cảnh sát vẫn không di chuyển đầu gối trên cổ anh, duy trì tư thế đó vài phút. Một lúc sau, Floyd bất động và tử vong.
Một người da màu giơ tấm biển "Tôi không thể thở" bên ngoài đồn cảnh sát. Cuộc biểu tình hôm 26/5 cũng được đặt theo tên này.
Những người tổ chức nhấn mạnh duy trì biểu tình ôn hòa. Mọi người thay phiên nhau chia sẻ sự thất vọng và đau buồn của họ với đám đông. Tuy nhiên, đến khoảng 18h, cuộc biểu tình biến thành cuộc tuần hành hướng tới Phân khu 3, nơi cảnh sát làm việc. Một nhóm nhỏ hơn nhiều so với cuộc biểu tình ban đầu bắt đầu phá hoại tòa nhà, phá vỡ một cửa sổ và phun sơn xe ôtô.
Người biểu tình tại hiện trường Foyd chết trong lúc bị cảnh sát khống chế một ngày trước đó. Trong ảnh, hai người đàn ông giơ tấm biển có dòng chữ "Ngừng giết người da màu".
Người biểu tình đội mưa, tập trung gần nơi Floyd chết.
Shawanda Hill (phải), bạn gái của Floyd, ôm một người phụ nữ và bật khóc gần nơi Floyd chết.
Đến tối, nhóm biểu tình chỉ còn hàng trăm người.
Những người biểu tình giơ nắm đấm thể hiện quyết tâm đòi công lý, trong khi người ở giữa giơ tấm biển "Tôi không thể thở".
Biểu tình diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và người tham gia đeo khẩu trang để phòng dịch.
Cảnh sát trong trang phục chống bạo động được triển khai đến nơi xảy ra biểu tình, cố giải tán đám đông hôm 26/5.
Cảnh sát sau đó bắt đầu bắn hơi cay và lựu đạn, trong khi những người biểu tình ném đá, chai nước và bất cứ thứ gì họ có để đáp trả.
Một cảnh sát ném hộp đựng hơi cay về phía người biểu tình hôm 26/5.
Cảnh sát và người biểu tình đối đầu, xung quanh là khói trắng mù mịt. Nhiều người biểu tình ngồi trên mặt đất, che mặt để tránh hít phải khói.
Những người biểu tình hoảng loạn bỏ chạy để tránh lựu đạn khói và hơi cay.
Bốn thành viên của Sở Cảnh sát Minneapolis, những người có liên quan đến sự việc, đã bị sa thải. Gia đình nạn nhân đã kêu gọi buộc tội giết người đối với những cảnh sát liên quan. Người biểu tình vui mừng khi biết 4 cảnh sát bị sa thải, nhưng họ nói rằng công lý thực sự sẽ không được thực thi cho đến khi có cáo buộc và kết án.
Dịch bệnh lên phim đáng sợ ra sao? Thông qua chủ đề dịch bệnh, các nhà làm phim muốn gửi gắm cho khán giả mối nguy hiểm của những loại virut chết người xuất hiện bất cứ lúc nào nhưng cùng với đó chính là bài học về cách phòng ngừa, ý thức của sự đoàn kết trước nghịch cảnh. Outbreak (1995) Bối cảnh: Một người phụ nữ trở về nhà...