Twitter thông báo chính sách mới về Nga-Ukraine, Moskva hạn chế Facebook
Mạng xã hội Twitter đã công bố những chính sách mới nhằm ưu tiên thông tin quan trọng liên quan đến xung đột tại Ukraine.
Trong khi đó, Moskva đã áp đặt những hạn chế với Facebook để phản ứng việc mạng xã hội này “kiểm duyệt” truyền thông Nga.
Twitter thông báo chính sách mới về Nga, Ukraine. Ảnh: AP
Theo đài RT (Nga), Twitter đã tạm ngừng hiển thị quảng cáo trên nền tảng của mình ở Ukraine và Nga trong một nỗ lực được tuyên bố là ưu tiên sự an toàn của người dân trong bối cảnh xung đột quân sự giữa hai nước. Twitter lưu ý rằng quảng cáo có thể khiến người dùng mất tập trung khỏi những thông tin quan trọng.
“Chúng tôi đang tạm dừng quảng cáo ở Ukraine và Nga để đảm bảo ưu tiên thông tin quan trọng về an toàn công cộng được và các quảng cáo không làm giảm giá trị của nó”, Twitter tuyên bố ngày 25/2. Công ty cũng tiết lộ rằng họ cũng đã “tạm dừng một số những đề xuất đọc Tweet từ những người bạn không theo dõi trên Dòng Thời gian ở trang chủ để giảm sự lan truyền của những nội dung mang tính lạm dụng”.
Twitter tuyên bố họ “chủ động xem xét các Tweet để phát hiện hành vi thao túng nền tảng (hoặc hành vi không xác thực khác)” và đang dẹp bỏ “truyền thông bị thao túng” cung cấp “mô tả sai hoặc gây hiểu lầm” về cuộc xung đột ở Ukraine.
Công ty cũng thông báo rằng họ đang “tích cực theo dõi các tài khoản nổi tiếng dễ bị tấn công, bao gồm các nhà báo, nhà hoạt động, các quan chức chính phủ và các cơ quan để giảm thiểu bất kỳ nỗ lực nào nhằm chiếm đoạt hoặc thao túng có chủ đích”.
Video đang HOT
Tuyên bố của Twitter được đăng tải bằng ba thứ tiếng: Anh, Nga và Ukraine. Sự thay đổi trong chính sách của Twitter diễn ra khi chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine bước sang ngày thứ ba.
Xe quân sự Nga nhằm hướng Ukraine trên con đường gần Armiansk, Crimea. Ảnh: EPA
Trong một diễn biến khác, theo Reuters, ngày 25/2, Nga đã thông báo đang hạn chế một phần quyền truy cập vào Facebook của công ty Meta Platform, cáo buộc mạng xã hội này “kiểm duyệt” phương tiện truyền thông Nga.
Moskva cũng đã gia tăng áp lực đối với truyền thông trong nước, cảnh báo chặn các báo cáo có nội dung mà họ mô tả là “thông tin sai lệch” liên quan đến hoạt động quân sự ở Ukraine.
Người dân Ukraine trú ẩn trong một ga tàu điện ngầm ở Kiev. Ảnh: AFP
Cơ quan quản lý truyền thông nhà nước Nga cho biết, Facebook đã phớt lờ yêu cầu dỡ bỏ các hạn chế đối với 4 hãng truyền thông Nga trên nền tảng của mình, gồm hãng thông tấn RIA, truyền hình Zvezda TV của Bộ Quốc phòng và các trang web gazeta.ru và lenta.ru.
Giám đốc Các vấn đề toàn cầu của Meta, Nick Clegg, cho biết trong một tuyên bố trên Twitter: “Hôm qua, các nhà chức trách Nga đã ra lệnh cho chúng tôi dừng việc kiểm tra thông tin độc lập và dán nhãn nội dung do 4 tổ chức truyền thông nhà nước Nga đăng lên Facebook. Chúng tôi đã từ chối. Kết quả là họ đã thông báo rằng sẽ hạn chế việc sử dụng các dịch vụ của chúng tôi”.
Xe tăng Ukraine trên một tuyến phố ở Kiev làm nhiệm vụ bảo vệ thành phố. Ảnh: Getty Images
Trước đó, trong vài giờ sau khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine ngày 24/2, Twitter và Facebook đã kêu gọi người dân Ukraine bảo vệ các tài khoản cá nhân của mình, đề phòng bị tấn công, hoặc thao túng.
Các khuyến nghị, từ tài khoản công ty của Twitter cũng như từ Giám đốc phụ trách đe doạ tình báo của Facebook, đã nêu những việc cần làm nếu tài khoản của người dân bị tấn công, kêu gọi họ đóng tài khoản vì nguy cơ mất an toàn. Nhìn chung, các nền tảng khuyến khích người dùng lưu ý đến cách họ hoạt động trên internet vì những rủi ro gia tăng do xung đột.
Trong khuyến cáo với người Ukraine, Twitter cung cấp các mẹo và hướng dẫn về “cách kiểm soát tài khoản và thông tin kỹ thuật số”, trước tiên yêu cầu người dùng hủy kích hoạt tài khoản của mình nếu cảm thấy không an toàn. Twitter cũng hướng dẫn cách vô hiệu hóa hoàn toàn việc theo dõi vị trí trên điện thoại thông minh.
Vài giờ sau, David Agranovich, Giám đốc về mối đe doạ tình báo của Meta (công ty sở hữu mạng Facebook), đã bổ sung các tính năng để hỗ trợ người dùng ở Ukraine bảo vệ tài khoản của họ.
Thổ Nhĩ Kỳ bác đề nghị của Ukraine ngăn tàu chiến Nga vào Biển Đen
Đáp lại yêu cầu của Kiev về đóng cửa eo biển Dardanelles, Ankara nói rằng luật pháp quốc tế cho phép các tàu Hải quân Nga đi qua eo biển này để trở về căn cứ.
Một tàu tuần tra của Nga đi qua Địa Trung Hải đến Biển Đen, ngoài khơi bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 16/2/2022. Ảnh: AFP
Theo đài RT (Nga), Thổ Nhĩ Kỳ cho biết trong một số điều kiện nhất định, tàu hải quân Nga vẫn được phép đi qua eo biển Bosphorus và Dardanelles ngay cả khi tuyến đường thủy chiến lược bị đóng cửa trong cuộc xung đột với Ukraine.
Trước đó, hôm 24/2, đặc phái viên Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ, ông Vasyl Bondar đã yêu cầu Ankara đóng cửa eo biển Dardanelles - tuyến đường thuỷ nối Địa Trung Hải và Biển Đen - với các tàu của Hải quân Nga. Lời kêu gọi được đưa ra vài giờ sau khi Moskva tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, với lý do cần phải bảo vệ người dân ở hai nước cộng hòa tự xưng tại Donbass, miền đông Ukraine.
"Chúng tôi yêu cầu đóng cửa eo Dardanelles. Chúng tôi muốn có các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga", ông Vasyl Bondar nói.
Theo Công ước Montreux năm 1936, Thổ Nhĩ Kỳ có quyền đóng cửa eo biển Bosphorus và eo Dardanelles đối với tàu chiến nước ngoài trong một cuộc xung đột và đối với tàu thương mại của các nước có chiến tranh với Ankara.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu ngày 25/2 xác nhận rằng Ankara đã nhận được yêu cầu chính thức từ Ukraine về việc cấm các tàu Nga đi qua eo biển. "Các quy định của Công ước Montreux rất rõ ràng và chính xác", ông Cavusoglu nói.
"Thổ Nhĩ Kỳ có thể ngăn chặn việc tàu chiến đi qua eo biển. Nhưng Công ước Montreux còn có quy định khác. Nếu có yêu cầu [để] tàu của các quốc gia có chiến tranh quay trở lại căn cứ của họ, thì điều đó phải được cho phép", Ngoại trưởng Cavusoglu giải thích thêm. Ông bổ sung Ankara đang xem xét vấn đề này.
Nga cho biết bắt đã đầu tấn công các mục tiêu quân sự ở Ukraine vào sáng sớm 24/2, sau khi có các báo cáo về những cuộc pháo kích dọc theo ranh giới liên lạc giữa quân đội Chính phủ Ukraine và khu vực do Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk (DPR và LPR) tự xưng kiểm soát ở Donbass.
Hôm 21/2, Moskva đã công nhận nền độc lập của hai khu vực đòi độc lập ở miền đông Ukraine này. Hai bên cũng thông qua hiệp ước về quan hệ hữu nghị và hỗ trợ lẫn nhau. Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga không có kế hoạch chiếm bất kỳ vùng đất nào của Ukraine. Tuy nhiên, ông nói rằng Nga đang tìm cách "phi quân sự hóa" Ukraine.
Kiev đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Nga ngay sau khi bắt đầu các cuộc xung đột vào ngày 24/2. Ukraine cũng phủ nhận việc vi phạm thỏa thuận ngừng bắn với DPR và LPR và nói rằng hành động của Moskva là hoàn toàn vô cớ. Một số quốc gia, trong đó có Mỹ và Anh, đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga.
Tình hình Ukraine sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Donbass Sau khi Nga thông báo triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Donbass, nhiều khu vực Ukraine đã trở nên xáo trộn. Một số người vội vã trú ẩn ở các ga tàu điện ngầm, nhiều người lại nhanh chóng lái xe ra khỏi thành phố. Sáng 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố mở chiến dịch quân sự ở...