Twitter lại dán nhãn cảnh báo bài đăng của Trump
Twitter dán nhãn “truyền thông tác động” với video có tựa đề “em bé hoảng sợ bỏ trốn khỏi đứa trẻ phân biệt chủng tộc” trên tài khoản của Trump.
Video gốc được lan truyền trên mạng xã hội vào năm 2019, cho thấy hai em bé da màu và da trắng đang chạy tới và ôm chầm lấy nhau. Video được đăng trên CNN năm ngoái với tiêu đề gốc “Hai em nhỏ đang cho chúng ta thấy những người bạn tốt nhất ngoài đời thực trông như thế nào”.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 18/6 chia sẻ trên Twitter video được cắt ghép, đưa đoạn em bé da trắng đuổi theo em bé da màu lên trên. Dòng chữ tiêu điểm chạy trên video cũng được sửa thành “Em bé hoảng sợ bỏ trốn khỏi đứa trẻ phân biệt chủng tộc. Đứa bé phân biệt chủng tộc có lẽ là cử tri của Trump”.
Video với hơn 7,7 triệu lượt xem và 125.000 lượt chia sẻ sau đó tiếp tục hiển thị nội dung trong video gốc và kết luận: “Nước Mỹ không phải vấn đề. Tin giả mới là vấn đề”.
Video bị Twitter dán nhãn “truyền thông tác động” trên tài khoản của Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 18/6. Video: Twitter/ Donald J. Trump.
Bên dưới video đăng trên tài khoản của Trump, Twitter gắn một nhãn dán có dấu chấm than màu xanh, kèm dòng chữ “Phương tiện truyền thông tác động”. Khi bấm vào dòng chữ này, người dùng sẽ được chuyển tới trang do Twitter quản lý, cung cấp các thông tin từ nhiều nhà báo, khẳng định video Trump chia sẻ đã bị chỉnh sửa.
Trong phần giải thích các chính sách của mình, Twitter cho biết họ có thể dán nhãn “truyền thông tác động” dưới các bài đăng để giúp mọi người hiểu tính xác thực của chúng cũng như cung cấp “bối cảnh bổ sung”.
Twitter dán nhãn cảnh báo tác động truyền thông trên bài đăng của Trump hôm 18/6. Ảnh chụp màn hình.
Twitter cuối tháng trước cũng ẩn dòng tweet ông chủ Nhà Trắng ám chỉ khả năng Vệ binh Quốc gia nổ súng vào người biểu tình ở thành phố Minneapolis, với lý do “cổ xúy bạo lực”.
Tổng thống Mỹ và Twitter bắt đầu mâu thuẫn từ khi mạng xã hội này dán nhãn hai dòng tweet hôm 27/5 của ông là “không có căn cứ” kèm theo biểu tượng dấu chấm than. Khi ấn vào đường link đi kèm, người dùng sẽ được chuyển tới một trang do Twitter quản lý, mô tả một số phát ngôn của ông chủ Nhà Trắng là sai.
Ông chủ Nhà Trắng trước đó cũng ký sắc lệnh mạng xã hội, nhằm tước quyền miễn trừ pháp lý của các công ty mạng xã hội theo Điều 230 Đạo luật Truyền thông Đứng đắn. Sắc lệnh này có thể khiến các mạng xã hội phải chịu trách nhiệm về nội dung do người dùng đăng lên, khiến họ có thể dễ dàng bị kiện hơn.
Twitter gỡ video của chiến dịch tranh cử Trump Nghị sĩ Mỹ kêu gọi điều tra hình sự Twitter Nhà Trắng đăng lại dòng tweet bị ẩn của Trump 48
Vệ binh Quốc gia Mỹ hỗ trợ dẹp loạn gần Nhà Trắng
Lực lượng Vệ binh Quốc gia được triển khai để hỗ trợ cảnh sát khi hàng trăm người biểu tình tập trung gần Nhà Trắng.
Các thành viên Vệ binh Quốc gia Mỹ có mặt ở thủ đô hôm 30/5 sau khi thị trưởng Washington Muriel Bowser tuyên bố cần sự hỗ trợ từ lực lượng này nhằm trấn áp các cuộc biểu tình liên quan đến cái chết của người đàn ông da màu George Floyd.
Hình ảnh được một người dân đăng trên Twitter cho thấy lực lượng Vệ binh Quốc gia đi qua đại lộ Massachusetts ở thủ đô Washington vào khoảng 19h.
Xe chở lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ được nhìn thấy ở đại lộ Massachusetts, thủ đô Washington, Mỹ, chiều 30/5. Ảnh: WUSA9
Động thái diễn ra sau khi hàng trăm người tập trung tại Nhà Trắng để phản đối chính quyền và bày tỏ ủng hộ với Floyd ngày thứ hai liên tiếp. Có thời điểm, họ xô đổ nhiều hàng rào an ninh, khiến cảnh sát phải sử dụng hơi cay để đẩy lùi đám đông.
Trong khi đó, nhiều người khác tuần hành dọc các đường phố, vây quanh trụ sở cảnh sát Washington, hô "Không có công lý, không có hoà bình". Các video và hình ảnh trên Twitter cho thấy họ phá vỡ kính một số cửa hàng gần Nhà Trắng, đốt cây và đối đầu với cảnh sát.
Nhà Trắng hôm 29/5 từng bị phong tỏa theo lệnh của cơ quan Mật vụ Mỹ, nhưng trạng thái này được gỡ bỏ tối cùng ngày do người biểu tình tuần hành sang những khu vực khác của thủ đô Washington. Tuy nhiên, sau đó họ lại quay về Nhà Trắng. Tổng thống Donald Trump cho hay ông vẫn an toàn trong Nhà Trắng và ca ngợi lực lượng mật vụ "đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ".
Floyd, ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota, tử vong tại bệnh viện hôm 25/5, sau khi bị sĩ quan cảnh sát Derek Chauvin ghì chặt đầu gối lên gáy trong hơn 9 phút, dù liên tục cầu xin và nói rằng anh "không thể thở".
Các cuộc biểu tình "Tôi không thể thở" khởi phát từ Minneapolis hiện lan rộng khắp nước Mỹ, buộc nhiều thành phố phải ban lệnh giới nghiêm và triển khai lực lượng Vệ binh Quốc gia để đảm bảo an ninh. Hàng trăm người đã bị bắt, nhiều tài sản, nhà cửa bị phá hoại.
Chauvin đã bị truy tố tội giết người cấp độ ba và ngộ sát do bất cẩn, nhưng nhiều người chưa thỏa mãn với tội danh này.
Bang Mỹ yêu cầu điều vệ binh quốc gia ứng phó biểu tình Chính quyền bang Minnesota đề nghị Lực lượng Vệ binh Quốc gia tiếp viện khi biểu tình đòi công lý cho người bị cảnh sát ghì chết ngày càng phức tạp. Thống đốc bang Minnesota Tim Walz hôm 28/5 đề nghị Lực lượng Vệ binh Quốc gia hỗ trợ khi nạn trộm cắp bắt đầu nổ ra ở thành phố Saint Paul, trong...