Twitter đình chỉ tài khoản của 7 đại sứ quán Serbia
Mạng xã hội Twitter đã đình chỉ tài khoản của đại sứ quán Serbia tại 7 nước và một lãnh sự quán Serbia ở Mỹ.
Theo đài RT (Nga), Bộ Ngoại giao Serbia cho biết thông tin trên ngày 22/8. Serbia đã yêu cầu Twitter bỏ chặn các tài khoản này, cho rằng động thái kiểm duyệt như vậy đối với một nền dân chủ châu Âu đề cao quyền tự do ngôn luận là không thể chấp nhận được.
Các đại sứ quán ở Armenia, Ghana, Iran, Indonesia, Kuwait, Nigeria và Zimbabwe đã bị đình chỉ tài khoản Twitter vào ngày 18/8. Tình trạng tương tự cũng xảy ra với tài khoản Twitter của lãnh sự quán Serbia ở Chicago, bang Illinois, Mỹ.
Theo Bộ Ngoại giao Serbia, các tài khoản trên bị đình chỉ mà không có bất kỳ lời giải thích nào hoặc thông báo trước về việc có khả năng các tài khoản này vi phạm quy tắc của Twitter.
Bộ Ngoại giao Serbia nói: “Không bàn tới các chính sách kinh doanh của Twitter, chúng tôi lưu ý rằng việc kiểm duyệt các cơ quan ngoại giao của một quốc gia dân chủ không bị trừng phạt, theo bất kỳ cách nào là không thể chấp nhận được. Serbia là một quốc gia cam kết chiến lược trở thành thành viên của Liên minh châu Âu. Các tiêu chuẩn chính trị và dân chủ của chúng tôi, trong đó có cả quyền tự do truyền thông, được điều chỉnh phù hợp với các tiêu chuẩn cao nhất của châu Âu. Vì vậy, thật vô lý khi hàng loạt cơ quan ngoại giao và lãnh sự của chúng tôi bị kiểm duyệt trên một mạng xã hội coi mình là nền tảng khuyến khích dân chủ và đa dạng quan điểm”.
Serbia hy vọng lệnh cấm không phải là một phần nỗ lực cản trở hoặc khiến Serbia im lặng trong cuộc đấu tranh nói lên sự thật, đặc biệt là về tình hình ở Kosovo.
Video đang HOT
16 cá nhân, trong đó có 13 nghị sĩ từ đảng Cấp tiến cầm quyền, cũng bị đình chỉ tài khoản Twitter mà không có lời giải thích vào tuần trước.
Vào ngày Twitter đình chỉ các tài khoản của Serbia, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic đã gặp các nhà lãnh đạo Kosovo người Albania tại Brussels. Các cuộc đàm phán, do Mỹ và EU làm trung gian, nhằm giải quyết căng thẳng ở tỉnh ly khai Kosovo.
NATO đã đưa quân vào Kosovo sau cuộc chiến kéo dài 78 ngày vào năm 1999 và giao vùng này cho những người ly khai gốc Albania. Kosovo đã tuyên bố độc lập vào năm 2008 với sự hỗ trợ của Mỹ. Serbia từ chối công nhận chính quyền ở Kosovo vốn được Nga, Trung Quốc và khoảng một nửa số quốc gia ủng hộ.
Ngày 18/8, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell cho biết cuộc đàm phán nhằm kiểm soát căng thẳng giữa Serbia và Kosovo đã không đạt được hiệu quả nhưng các cuộc đàm phán tiếp theo sẽ được tổ chức trong những ngày tới.
Ông Josep Borrell tuyên bố ông sẽ không bỏ cuộc, quá trình đàm phán sẽ tiếp tục, các bên cần tiếp tục thảo luận và xem xét các giải pháp khả thi. Ông Borrell nhấn mạnh rằng vẫn còn cơ hội để giải quyết thành công xung đột. Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic và thủ lĩnh Kosovo Albin Kurti đã đồng ý tiếp tục đàm phán. Nhà ngoại giao EU nói rõ rằng những bất đồng giữa hai bên vẫn chưa thể khắc phục, tuy nhiên các chính trị gia hiểu rõ không có cách nào thay thế cho đối thoại.
Tổng thống Serbia cho biết nhà lãnh đạo Kosovo đã từ chối tất cả các giải pháp thỏa hiệp mà ông đưa ra, song Serbia sẽ cố gắng tìm kiếm sự thỏa hiệp trong 10 ngày tới. Ông cũng chỉ trích NATO vì động thái gia tăng hiện diện ở Bắc Kosovo.
Trước đó, từ ngày 1/8, Kosovo đã ban hành lệnh cấm xe ô tô đăng ký tại Serbia vào Kosovo. Sau khi có sự can thiệp của Mỹ, lệnh cấm đã được hoãn lại một tháng cho đến ngày 1/9.
Kosovo tuyên bố độc lập khỏi Serbia năm 2008, nhưng Serbia vẫn coi Kosovo là một phần lãnh thổ. Hiến pháp Kosovo đảm bảo một số vai trò trong quốc hội và chính phủ cho người Serbia thiểu số. Người Serbia hiện chiếm 5% trong tổng số 1,8 triệu dân Kosovo, trong khi người Albania chiếm 90%.
EU bất ngờ 'cứng rắn' trong căng thẳng Kosovo - Serbia
Liên minh châu Âu (EU) ngày 14/8 đã sử dụng ngôn từ cứng rắn bất thường để cảnh báo leo thang giữa Kosovo và Serbia.
Nhà lãnh đạo Kosovo Albin Kurti và Đại diện cấp cao EU về đối ngoại Josep Borrell. Ảnh: kosovapress.com
"Các chính trị gia cấp cao của hai bên sẽ phải chịu trách nhiệm về bất kỳ sự leo thang nào dẫn đến căng thẳng gia tăng và nguy cơ xảy ra bạo lực trong khu vực. Cả hai bên cần phải chấm dứt ngay lập tức các hành vi thù địch với nhau cũng như các tuyên bố nguy hiểm và hành động có trách nhiệm", Nabila Massrali, người phát ngôn Chính sách An ninh và Đối ngoại EU tuyên bố.
Theo bà Massrali, tất cả các vấn đề sẽ được giải quyết thông qua đối thoại do EU tạo điều kiện về bình thường hóa quan hệ giữa Kosovo và Serbia. EU dự kiến hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về các chủ đề thách thức này tại Đối thoại Cấp cao tiếp theo ba bên, được gọi là HRVP, giữa Đại diện cấp cao về Đối ngoại và An ninh EU Josep Borrell, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic và nhà lãnh đạo Kosovo Albin Kurti vào ngày 18/8 tại Brussels.
Bà Massrali lưu ý, việc đạt được một thỏa thuận ràng buộc pháp lý toàn diện về bình thường hóa hoàn toàn quan hệ trong bối cảnh Đối thoại do EU tạo điều kiện đòi hỏi một môi trường góp phần khôi phục lòng tin, hòa giải và quan hệ tốt đẹp, theo đó các thỏa thuận trước đây được tôn trọng và thực hiện đầy đủ, đồng thời các hành động và tuyên bố không được đi ngược với lợi ích và các mục tiêu chiến lược chung.
Trước đó trong một cuộc phỏng vấn, nhà lãnh đạo Kosovo Albin Kurti cho biết vùng lãnh thổ này đã chuẩn bị sẵn sàng để chống lại một cuộc tấn công tiềm tàng của Serbia vì xung đột ngày càng tồi tệ với người Serbia thiểu số có thể dẫn đến một cuộc xung đột vũ trang mới.
"Chúng tôi không loại trừ rằng những chính sách hiếu chiến của Belgrade cũng có thể biến thành một cuộc tấn công chống lại Kosovo theo cách này hay cách khác. Chúng tôi cảnh giác, nhưng không sợ hãi", ông Kurti nói với hãng tin Reuters.
Trong khi đó, Tổng thống Serbia Aleksandar Vučić cho biết đã có kế hoạch về việc "loại bỏ công dân của chúng tôi", ám chỉ đến các sắc tộc Serbia ở Bắc Kosovo.
Căng thẳng giữa Serbia và Kosovo bùng phát trở lại vào đầu tháng này khi Pristina cho biết họ sẽ buộc những người Serbia sống ở phía Bắc, những người được Belgrade hậu thuẫn và không công nhận các tổ chức chính quyền ở Kosovo, bắt đầu sử dụng biển số xe được cấp ở Pristina.
Tình hình lắng dịu sau khi ông Kurti, dưới áp lực của Mỹ và EU, đồng ý hoãn quy định cấp biển số ô tô cho đến ngày 1/9 và lực lượng gìn giữ hòa bình NATO giám sát việc dỡ bỏ các rào cản nhằm phong tỏa một số con đường do người Serbia thiết lập.
Kosovo tự tuyên bố độc lập từ Serbia năm 2008, gần một thập kỷ sau cuộc nổi dậy chống chính quyền ở Belgrade. Người Serbia dân tộc thiểu số chiếm 5% trong tổng số 1,8 triệu dân Kosovo, trong đó 90% là người Albania.
Khoảng 50.000 người trong số họ sống ở phía Bắc Kosovo, gần biên giới với Serbia. 40.000 người còn lại sống ở phía Nam sông Ibar và đang sử dụng biển số xe do chính quyền Kosovo cấp.
Serbia phủ nhận việc gây ra căng thẳng và xung đột ở Kosovo, cáo buộc Pristina "chà đạp quyền của người Serbia thiểu số".
EU làm trung gian giảm căng thẳng giữa Serbia và Kosovo Các nhà lãnh đạo của Serbia và Kosovo sẽ gặp quan chức phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh của EU tại Brussels vào cuối tháng này, trong bối cảnh cộng đồng quốc tế tìm cách xoa dịu căng thẳng đang gia tăng. Căng thẳng đã tăng vọt vào tuần trước tại biên giới giữa Kosovo và Serbia khi Kosovo triển...