Twitter để lọt đặc vụ Trung Quốc, Ấn Độ vào làm trong công ty
Cựu giám đốc bảo mật của Twitter Peiter “Mudge” Zatko đã hé lộ một số thông tin chấn động trong phiên điều trần tại Thượng viện Mỹ ngày 13-9, trong đó cáo buộc Twitter đã làm ngơ trước cảnh báo của FBI và để đặc vụ Trung Quốc, Ấn Độ vào làm.
Nóng: Propzy – startup Việt đình đám từng gọi vốn 37 triệu USD, có founder là ‘phù thủy khởi nghiệp’ vừa thông báo đóng cửa Kết nối vệ tinh cho smartphone: Công nghệ ‘chọc trời’ hay chỉ là chiêu trò quảng cáo Tên lửa của tỷ phú Jeff Bezos bốc cháy ngay sau khi cất cánh Cú lừa startup ô tô điện: Mới có bản vẽ xe đã nói đang sản xuất, CEO rời đi sau khi bán 300 triệu USD cổ phiếu
Cuộc điều trần của ông Zatko, người từng là một tin tặc nổi tiếng và đứng đầu đơn vị bảo mật của Twitter, đã thu hút sự chú ý trong bối cảnh Twitter vẫn chưa giải quyết xong vụ kiện cáo với tỉ phú Elon Musk.
” Hôm nay tôi ở đây bởi vì ban lãnh đạo Twitter đang khiến người dân, các nhà lập pháp, cơ quan quản lý và thậm chí cả hội đồng quản trị của Twitter hiểu sai (về vấn đề bảo mật – PV)“, ông Zatko giải thích tại phiên điều trần trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ ngày 13-9.
Sau khi bị sa thải vào đầu năm nay, ông Zatko đã gởi đơn tố giác lên Quốc hội Mỹ, Bộ Tư pháp, Ủy ban Thương mại liên bang, Ủy ban Chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ vào tháng 7 vừa qua. Trong đó ông cáo buộc ban lãnh đạo Twitter đã đưa ra các tuyên bố sai sự thật về các biện pháp bảo vệ quyền riêng tư, dữ liệu người dùng.
Ông Peiter “Mudge” Zatko tuyên thệ tại phiên điều trần trước Thượng viện Mỹ ngày 13-9 – Ảnh: REUTERS
Trong số những lời khai của ông Zatko ngày 13-9, các nhà lập pháp đã đặc biệt chú ý đến điều mà Hãng thông tấn AP mô tả là “sự cẩu thả rõ ràng” của Twitter trong việc đối phó với các đặc vụ nước ngoài.
Video đang HOT
Theo đó, khoảng một tuần trước khi bị sa thải, ông Zatko nắm được thông tin một đặc vụ của Bộ An ninh nhà nước Trung Quốc đã vào làm tại Twitter và thậm chí còn được đưa vào “biên chế”.
Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã cảnh báo Twitter về nhân vật này nhưng theo ông Zatko, ban lãnh đạo dường như đã phớt lờ. Ngoài Trung Quốc, Ấn Độ cũng được cho là có một đặc vụ tại Twitter.
Zatko kể lại ông đã bị sốc khi đem vấn đề nói với một giám đốc điều hành Twitter. Vị giám đốc điều hành đã trả lời rằng vì đã có một đặc vụ nước ngoài ở Twitter rồi nên có thêm bao nhiêu nữa cũng không là vấn đề.
Thượng nghị sĩ Dick Durbin, chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ, mô tả những tiết lộ của ông Zatko là rất đáng lo ngại, khiến hàng trăm triệu người dùng và thậm chí cả nền dân chủ Mỹ bị ảnh hưởng.
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, một thành viên của ủy ban, thì kêu gọi cả Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa cùng thông qua một đạo luật siết chặt việc kiểm soát các nền tảng mạng xã hội.
Trong một tuyên bố sau phiên điều trần, Twitter cho biết quy trình tuyển dụng của công ty là độc lập và không chịu ảnh hưởng từ nước ngoài.
Mạng xã hội này cũng khẳng định quyền truy cập vào dữ liệu phải thông qua một loạt bước, bao gồm kiểm tra lý lịch, kiểm soát việc truy cập cùng các hệ thống giám sát những người có quyền này.
Về các tiết lộ của ông Zatko, Twitter gọi đây là những thông tin “sai sự thật”, đầy mâu thuẫn và không chính xác.
Giám đốc điều hành Twitter Parag Agrawal từ chối ra điều trần vì cho rằng điều này không có lợi cho vụ kiện giữa mạng xã hội này và tỉ phú Elon Musk. Ông này tuyên bố bỏ hơn 44 tỉ USD để mua lại Twitter nhưng sau đó “hủy kèo” vì cho rằng có quá nhiều tài khoản ảo trên mạng xã hội này.
Hiện chưa rõ các đặc vụ mà ông Zatko nhắc đến có còn làm việc ở Twitter hay không. Ấn Độ và Trung Quốc chưa lên tiếng bình luận.
Google chi 'tiền tấn' cho Apple, Samsung để duy trì vị thế độc tôn
Theo Bộ Tư pháp Mỹ, Google trả hàng tỷ USD mỗi năm cho Apple, Samsung và các hãng viễn thông để duy trì vị thế công cụ tìm kiếm số 1 thị trường.
Luật sư Kenneth Dintzer của Bộ Tư pháp Mỹ không tiết lộ số tiền Google bỏ ra để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên hầu hết trình duyệt và điện thoại di động Mỹ, song mô tả đây là "con số khổng lồ".
Trả lời thẩm phán Amit Mehta trong phiên điều trần tại Washington mới đây, Dintzer cho biết: "Google đầu tư hàng tỷ USD để mọi người không thay đổi nó. Họ mua sự độc quyền mặc định vì sự mặc định rất quan trọng".
Google là công cụ tìm kiếm mặc định trên iPhone. (Ảnh: Bloomberg)
Các hợp đồng của Google là cơ sở cho vụ kiện chống độc quyền của Bộ Tư pháp Mỹ với Google. Bộ cáo buộc công ty tìm cách duy trì độc quyền trên thị trường tìm kiếm trực tuyến theo cách vi phạm luật chống độc quyền. Các Tổng chưởng lý bang cũng đang theo đuổi một vụ kiện tương tự với "gã khổng lồ" này.
Phiên tòa chính thức có thể phải đợi đến năm sau, song buổi điều trần hôm 8/9 là phần cơ bản đầu tiên của một vụ kiện, kéo dài cả ngày, nơi mỗi bên đưa ra quan điểm của mình về việc kinh doanh của Google.
Đơn kiện Google được đệ trình trong những ngày cuối của chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump. Đây là nỗ lực lớn đầu tiên của chính phủ nhằm siết quản lý các hãng công nghệ lớn và tiếp diễn dưới thời Tổng thống Joe Biden. Nhà Trắng hôm qua cũng tổ chức hội nghị bàn tròn với các chuyên gia để "mổ xẻ" tác hại của các nền tảng công nghệ lớn tới kinh tế và sức khỏe trẻ em.
Luật sư John Schimidtlein của Google cho rằng Bộ Tư pháp Mỹ và các bang đã hiểu sai về thị trường và tập trung quá mức vào các đối thủ nhỏ hơn của họ như Bing của Microsoft, DuckDuckGo. Thay vào đó, Google còn phải đối diện với cạnh tranh từ hàng tá công ty khác như TikTok của ByteDance, Meta, Amazon, Grubhub và các website khác, nơi mọi người truy cập để tìm kiếm thông tin.
"Bạn không phải lên Google để tìm kiếm trên Amazon. Bạn không phải lên Google để mua vé máy bay trên Expedia. Cạnh tranh khác nhau trên mỗi truy vấn không đồng nghĩa Google không phải đối diện với cạnh tranh khốc liệt", ông nêu quan điểm.
Theo các luật sư của Bộ Tư pháp, các bang và cả Google, có được dữ liệu mới về truy vấn của người dùng vô cùng quan trọng với thành công của một công cụ tìm kiếm. Google sở hữu Chrome, trình duyệt web phổ biến nhất hiện nay và Android, hệ điều hành di động phổ biến thứ hai của Mỹ.
Trong bản trình bày của mình, luật sư Dintzer nhấn mạnh vào cơ chế của công cụ tìm kiếm Google và các hợp đồng mặc định đã ảnh hưởng đến đối thủ tiềm năng ra sao. Trên di động, Google ký hợp đồng với Apple, Samsung, Motorola..., hầu hết các trình duyệt và ba nhà mạng Mỹ để bảo đảm công cụ tìm kiếm của họ là mặc định và cài sẵn trên thiết bị mới. Công cụ tìm kiếm Bing mặc định trên trình duyệt Edge của Microsoft và máy tính bảng Fire của Amazon.
Các hợp đồng của Google biến Google thành "cánh cổng" cho mọi người tìm kiếm website trên Internet, ngăn cản các đối thủ đạt được quy mô cần thiết để thách thức Google.
Luật sư Schmidtlein cho biết công ty đã ký hợp đồng với Apple và các trình duyệt như Mozilla từ đầu những năm 2000. Bộ Tư pháp và các bang không giải thích được vì sao bây giờ các thương vụ lại là vấn đề. Những giao dịch chia sẻ doanh thu mà Google đề nghị với các trình duyệt vô cùng cần thiết với những công ty như Mozilla vì họ cho người dùng sử dụng miễn phí.
"Lý do họ hợp tác với Google không phải vì họ phải làm như vậy mà vì họ muốn vậy", Schmidtlein khẳng định.
Thủ tướng Thái Lan phản bác các cáo buộc tại phiên điều trần ở Hạ viện Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha ngày 19/7 đã bác bỏ các cáo buộc tham nhũng và quản lý kinh tế yếu kém trong ngày đầu tiên Hạ viện nước này tiến hành phiên điều trần đối với Thủ tướng cùng 10 thành viên Nội các. Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-O-Cha. Ảnh: AFP/TTXVN Bước vào phiên tranh luận, lãnh đạo đảng Vì...