Twiggy – biểu tượng phá chuẩn nữ tính thập niên 1960
Siêu mẫu Anh mở ra kỷ nguyên mới cho cuộc cách mạng thời trang với mái tóc ngắn lưỡng tính cùng thân hình “cò hương”.
Twiggy (tên thật Lesley Hornby) không chỉ là một ca sĩ kiêm diễn viên đến từ Anh mà còn là một siêu mẫu đình đám của thập niên 1960.
Ấn tượng về bà là một cô gái thân hình mảnh khảnh, nhỏ nhắn, có phần khác biệt với chuẩn sắc đẹp thời bấy giờ. Lúc còn trẻ và cả khi về già, Twiggy luôn được làng mẫu kính nể – tôn vinh là huyền thoại sống phá vỡ các khuôn mẫu để đặt ra tiêu chuẩn mới cho làng mốt thế giới.
Sự nghiệp người mẫu đến với Twiggy hoàn toàn tình cờ. Thời niên thiếu của bà ở Anh bình thường như bạn đồng trang lứa cho đến năm 1966. Khi ấy, thiếu nữ 16 tuổi mặt đầy tàn nhang có một quyết định táo bạo là đến một salon để cắt tóc pixie (tóc tém) và nhuộm màu.
Kiểu tóc ngắn lưỡng tính nhà tạo mẫu tóc Mary Quant đã cắt cho Twiggy từ đó đi theo bà trong suốt năm tháng cuộc đời. Thậm chí gần 50 năm sau, mái tóc này vẫn thịnh hành ở làng thời trang toàn cầu.
Nhà tạo mẫu tóc khi đó treo ảnh Twiggy cùng kiểu tóc mới ở salon nhằm mục đích quảng cáo. Bước ngoặt cuộc đời đến với cô gái mảnh khảnh khi tấm hình này thu hút sự chú ý của phóng viên thời trang Deidre McSharry.
Không lâu sau, hình ảnh một chân dài mới nhỏ nhắn nhưng đầy cá tính trình làng lần đầu trên tờ Daily Express và lập tức gây tiếng vang. Twiggy được trao giải “Gương mặt của năm 1966″ và trở thành người mẫu tuổi teen tiềm năng. Nigel Davies, nhà tạo mẫu tóc sau này trở thành bạn trai của Lesley, đã gợi ý bà sử dụng nghệ danh Twiggy, lấy cảm hứng từ biệt danh “Twigs” thời thơ ấu.
Chiều cao 1,68 m không mấy nổi bật, thân hình vỏn vẹn 41 kg, vóc dáng thiếu sự mềm mại và nở nang vốn có của phái đẹp truyền thống cùng tính tình kỳ quặc như cậu trai mới lớn, Twiggy là điển hình cho mẫu phụ nữ “kém chuẩn nhất” thời bấy giờ. Nhưng những điều tưởng chừng là khuyết điểm ấy lại trở thành lợi thế để bà có những bước tiến trong sự nghiệp.
Twiggy đã phá bỏ quan niệm truyền thống, mở ra kỷ nguyên thời trang mới cho thế hệ “người mẫu cò hương” – một chuẩn mực vẫn còn được duy trì đến ngày nay.
Video đang HOT
Dù không ít lần bị đem ra làm đề tài chỉ trích trong suốt sự nghiệp, bị anti-fan gọi là “nét đẹp của kẻ nghiệp ngập” (heroin chic), Twiggy vẫn âm thầm khẳng định sức ảnh hưởng của mình.
Chỉ một tháng sau khi được phát hiện, Twiggy đã được mời chụp ảnh thời trang cho tờ tạp chí Vogue danh tiếng. Một năm sau, bà chuyển đến New York (Mỹ) – “vùng đất của những giấc mơ” – để phát triển sự nghiệp. Cũng trong năm đó, chân dài đã năm lần trở thành gương mặt trang bìa cho Vogue các phiên bản Anh, Pháp và Mỹ với hình ảnh ngây thơ và thuần khiết.
Trong nửa cuối thập niên 1960, bà trở thành lựa chọn cho các nhà mốt muốn “cách mạng hóa thời trang”. Bà không ngại mặc những bộ cánh hiện đại, phóng khoáng như jumpsuit, áo vest, phong cách quân đội cùng mẫu váy chữ A dáng suông…
Phong cách thời trang ấy giúp Twiggy trở thành biểu tượng tinh thần cho Swinging Sixties – trào lưu văn hóa tôn vinh tuổi trẻ trong thời kỳ kinh tế nước Anh khởi sắc lại sau Thế chiến thứ II.
Twiggy còn sở hữu cặp mắt to tròn “biết nói”, đôi mi cong vút nhưng đặc biệt là hàng mi dưới được trang điểm ấn tượng theo lối kẻ đậm sắc sảo, trở thành “thương hiệu” dễ nhận dạng của bà.
Như một luồng gió mới độc đáo, Twiggy được làng mốt thời bấy giờ tôn vinh là siêu mẫu đầu tiên của thế giới.
Giữa lúc sự nghiệp đang đà thăng hoa, siêu mẫu Twiggy gây sốc khi tuyên bố giải nghệ vào năm 1970 sau bốn năm làm nghề. Bà không hối hận về quyết định này. “Bạn không thể là cái giá treo đồ trong suốt cuộc đời”, Twiggy nói. Sau đó, cựu siêu mẫu không dừng lại mà rẽ hướng sang ngành giải trí theo con đường ca hát và diễn xuất. Lựa chọn đó của bà cũng gặt hái được nhiều thành công trên sân khấu kịch Broadway, trên truyền hình và điện ảnh.
Giờ đây, ở tuổi 66, siêu mẫu một thời đã có một cuộc sống viên mãn và vẫn tự làm mẫu cho dòng sản phẩm thời trang do mình thiết kế.
Sao Mai
Theo VNE
Áo ren dành cho nam giới của Burberry
Hãng thời trang Anh tung những thiết kế gây chú ý tại Tuần thời trang nam ở London với chất liệu ren thường chỉ được sử dụng trong đồ may mặc của phụ nữ.
Bộ sưu tập Xuân Hè 2016 của Christopher Bailey được giới chuyên môn ví như một phiên bản độc đáo, nghệ thuật như bộ sưu tập Métiers d'Art của Karl Lagerfeld.
Các chàng trai Burberry mùa Xuân Hè 2016 được làm quen với hai khái niệm gây sốc. Thứ nhất, nam giới có thể mặc đồ ren. Bộ sưu tập ngập tràn áo sơ mi, áo ba lỗ ren với các tông trắng, xanh, nâu vàng...
Một thiết kế áo ren cộc tay (giữa) được mặc cùng quần âu và giày da cổ điển, gợi lên nét nữ tính, gợi cảm. Trong khi, khái niệm thứ hai thuộc về cách phối đồ. Theo Bailey, các chàng trai hoàn toàn có thể kết hợp áo vest với quần bo gấu thể thao (trái).
Nét lưỡng tính không chỉ thể hiện ở chất liệu, họa tiết ren mà còn thể hiện ở các dáng áo tanktop xuyên thấu đi kèm khăn quàng thắt lệch mỏng và nhẹ.
Thậm chí, áo vest hay áo thun cổ chữ V cũng được cắt may hẹp hơn, bó thân thể hơn, không rộng và phóng khoáng như trước.
Càng về cuối, các kiểu áo ren càng được thể hiện rõ trên đường băng.
Đây không phải là lần đầu áo ren được thiết kế cho nam giới. Trước đó, Gucci đã gây choáng ngợp với bộ sưu tập lưỡng tính cho mùa Thu Đông năm nay. Kể từ ấy, các nhà mốt thế giới cũng đang bắt đầu đưa trào lưu lưỡng tính vào thiết kế nhiều hơn. Trong show diễn của Burberry, không chỉ trang phục mà các người mẫu còn được tỉa, vẽ lông mày thanh mảnh, tạo khối cho gương mặt thanh thoát như nữ giới.
Nhà thiết kế Christopher Bailey bên dàn nhạc trong show diễn.
Sao Mai
Ảnh: Style
Theo VNE
Mẫu nam mặc áo yếm trên sàn diễn Nhà thiết kế Trung Quốc Xander Zhou mang đến tuần lễ thời trang London bộ sưu tập pha trộn giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Tuần lễ thời trang nam mùa xuân 2016 vừa diễn ra sôi nổi tại London, nước Anh với sự tham gia của các nhà thiết kế đến từ khắp nơi trên thế giới. Xander Zhou, NTK...