Tuýp đàn ông sợ bị ràng buộc
Anh ấy sẽ hiếm khi bày tỏ tình yêu vì sợ rằng điều đó có thể dẫn đến mối quan hệ nghiêm túc.
Ảnh minh họa
Khi yêu, các cô gái có xu hướng kết luận rằng đó là người đặc biệt sẽ gắn bó với mình mãi mãi. Tuy nhiên, điều đó chưa hẳn đúng. Sự thực là nhiều người đàn ông sẵn sàng cam kết khi yêu, nhưng cũng có những người sợ cảm giác bị ràng buộc.
Các chuyên gia tâm lý cảnh báo về ảo tưởng đó. Vì thế, bạn gái hãy luôn giữ kỳ vọng ở mức thấp nhất, tránh việc thất vọng ê chề khi sự thật bị lộ ra. Dưới đây là các dấu hiệu chàng thuộc tuýp đàn ông đó:
Anh ấy không bao giờ bày tỏ tình yêu
Một người đàn ông sợ bị ràng buộc có xu hướng giấu cảm xúc thật của mình. Anh ấy sẽ hiếm khi bày tỏ tình yêu vì sợ rằng điều đó có thể dẫn đến mối quan hệ nghiêm túc.
Anh ấy giấu diếm nhiều thứ
Nhìn chung, đàn ông sẽ cởi mở bí mật của mình cho bạn gái nghe. Nhưng nếu một anh chàng không sẵn sàng cho mối quan hệ nghiêm túc, anh ấy sẽ giấu diếm một số thứ.
Anh ấy không bao giờ giới thiệu bạn với gia đình
Đàn ông có xu hướng cảm thấy tự hào khi giới thiệu người đặc biệt nào đó với gia đình và bạn bè mình. Nếu người đàn ông của bạn không làm điều đó, thì đấy là một tín hiệu chàng sợ ràng buộc với bạn.
Video đang HOT
Anh ấy luôn nói bận
Nếu bạn trai của bạn nói rằng lúc nào anh ấy cũng bận, thì rõ ràng chàng chưa sẵn sàng dành khoảng thời gian này cho bạn.
Theo VNE
Nữ hoàng Anh quyền lực ra sao (Phần 2)
Ngoài những đặc quyền chạy xe không cần bằng lái, không phải xuất trình passport, quyền hành của Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị cũng ảnh hưởng đến chính trị Anh.
Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị - Ảnh: Reuters
Đối với một quốc gia quân chủ lập hiến như nước Anh thì nhà vua và Hoàng triều không nắm thực quyền, quyền lực nằm trong tay quốc hội do đảng chiếm đa số ghế đứng đầu. Nhưng những gì trang tin Business Insider (Mỹ) phân tích ngày 19.5 cho thấy quyền lực của Nữ hoàng Anh trong vai trò chính trị là không nhỏ.
Có quyền ký các văn bản pháp quy
Để đưa bất kỳ một dự luật nào vào bộ luật đều cần đến sự đồng ý của Nữ hoàng. Một dự luật sau khi được thông qua bởi hai viện của Quốc hội, sẽ đến tay Hoàng gia và quy trình này được gọi là "Hoàng gia phê chuẩn".
Quốc hội Anh có thượng viện gọi là Viện Quý tộc (House of Lords) và hạ viện gọi là Viện Thứ dân (House of Commons) với quốc trưởng hiện nay là Nữ hoàng Anh. Do đó, bà có quyền bổ nhiệm thành viên cho Viện Quý tộc, tất nhiên điều này chỉ được thực hiên "theo cố vấn" của bộ trưởng chính phủ như các cường quốc khác.
Được miễn thuế
Nữ hoàng Anh không phải đóng thuế, nhưng bà luôn tự nguyện nộp thuế thu nhập và thuế lợi nhuận đầu tư kể từ năm 1992.
Được miễn truy tố
Nữ hoàng Anh Elizabeth đệ nhị hoàn toàn được miễn truy tố, đồng thời không bị buộc phải đưa ra bằng chứng tại tòa án.
Về mặt lý thuyết, một nữ hoàng không thể "nghĩ sai và làm bậy", học giả pháp lý John Kirkhope lý giải với Business Insider. Tuy nhiên, Nữ hoàng vẫn phải đảm bảo rằng mọi hoạt động của bà với tư cách cá nhân đều thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Nếu Nữ hoàng phạm tội và bị khiếu nại, bà sẽ gần như chắc chắn bị buộc phải thoái vị, theo Business Insider.
Phong tước hiệp sĩ
Các thí sinh tham gia giải Chiến đấu Trung cổ Thế giới tại Anh - Ảnh: Reuters
Nước Anh ngày nay không còn các hiệp sĩ cưỡi ngựa loanh quanh thành phố truyền bá những giai thoại về lòng dũng cảm của họ nữa. Dù vậy, tước vị hiệp sĩ vẫn tồn tại và được phong bởi Nữ hoàng.
Những hiệp sĩ thời nay được phong dựa vào cống hiến của họ cho nước Anh, bất kể thuộc ngành nghề nào. Hằng năm, các bộ trưởng Anh gửi danh sách đề cử phong hiệp sĩ để Nữ hoàng phê duyệt.
Không bị ràng buộc bởi Luật Tự do thông tin
Mọi thông tin về Hoàng gia đều được miễn đề cập ngay cả khi các nhóm hoạt động vì quyền tự do thông tin yêu cầu. Tự do thông tin hay gọi chung là quyền tự do ngôn luận bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp cận, chia sẻ, trao đổi thông tin bằng mọi phương tiện, báo đài, sách hay in ấn.
Luật miễn trả lời này được thiết lập sau trận tranh cãi giữa báo Guardian (Anh) và Thái tử Charles. Tờ báo này đã yêu cầu công khai nội dung bức thư của Thái tử gửi các bộ trưởng chính phủ.
Nữ hoàng Anh có quyền sa thải toàn bộ nội các chính phủ Úc
Cựu Thủ tướng Úc Gough Whitlam - Ảnh: Reuters
Trong vai trò là nguyên thủ quốc gia Úc, Nữ hoàng Anh cũng có những quyền hạn nhất định đối với chính phủ nước này. Vào năm 1975, Toàn quyền John Kerr, người đại diện cho Nữ hoàng Anh tại Úc lúc bấy giờ, đã sa thải Thủ tướng Úc Gough Whitlam.
Các quốc gia khác chịu sự phi phối của Nữ hoàng Anh gồm Antigua và Barbuda, Bahamas, Barbados, Belize, Canada, Grenada, Jamaica, New Zealand, Papua New Guinea, Saint Kitts và Nevis, Saint Lucia, Saint Vincent và Grenadines, quần đảo Solomon, và Tuvalu. Toàn bộ những nước này thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh.
Đứng đầu một tôn giáo
Nữ hoàng Anh là người đứng đầu giáo hội Công giáo tại Anh, quốc giáo đầu tiên được thành lập sau khi Vua Henry VIII tách khỏi Giáo hội La Mã vào thế kỷ thứ 16.
Bà cũng có quyền bổ nhiệm Giám mục và Tổng giám mục, và điều này tương tự các quyền hạn khác của bà, chỉ được thực hiện dưới sự cố vấn của Thủ tướng, người tham vấn từ Ủy ban Giáo hội.
Tặng tiền cho người về hưu
Maundy là đồng bạc đặc biệt mà Nữ hòang Anh tặng cho những người về hưu mỗi năm tại nhà thờ chánh tòa Anh quốc nhân dịp mừng lễ Phục sinh. Số người nhận tiền sẽ tương ứng với số tuổi của Nữ hoàng. Năm nay bà đã 89 tuổi, như vậy sẽ có 89 Trứng Phục sinh có chứa đồng Maundy được tung ra cho người lớn tuổi trong cuộc thi lăn trứng, một lễ hội truyền thống ở nước Anh.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Nhẹ hành trang lên đường Kính gửi chị Hạnh Dung! Em 20 tuổi, từ nhỏ đã có ước mơ được du học để mở mang kiến thức, gia đình em lại có điều kiện nên hiện em đang làm thủ tục đi du học. Tuy nhiên, điều khiến em day dứt là năm học lớp 12 em đã yêu thương một người. Em rất quý trọng tình cảm...