Tuyết tan đến đâu, dân Sapa trắng tay đến đó!
Hàng trăm hécta su su và rau màu đã bị “huỷ diệt” sau trận băng tuyết dày lịch sử vùi lấp trong nhiều ngày, khiến người dân nơi đây năm nay tay trắng.
Cảnh tượng hoang tàn khi vườn su su sập giàn, cây cối đổ nát được trông thấy rõ khi đi dọc hai bên quốc lộ 4D, từ thị trấn Sa Pa lên Thác Bạc, đèo Ô Quý Hồ (Lào Cai).
Chị Trần Thị Hoa Mai (tổ 13-Ô Quy Hồ) đang tập trung thu dọn vườn cây su su trong sự cay đắng.
Tại đây tuyết tan đến đâu, khung cảnh xơ xác hiện ra đến đó, tất cả những người dân trồng su su đều bị mất trắng.
Những trụ bêtông của giàn su su bị gãy đổ trước sức nặng của băng tuyết.
Video đang HOT
Sập giàn, người dân chỉ có lượm lại những quả su su còn sót lại.
Những giàn su su bị đổ sập và héo quắt do tuyết lạnh này phải đầu tư hàng trăm triệu đồng mới gây dựng lại được vườn su su như trước.
Chị Mai cho biết: “Những quả su su được thu gom lại chưa chắc có thể nuôi trồng lại được, phần lớn chỉ có thể để cho lợn ăn”.
Người dân bản địa đang phải gồng mình khắc phục hậu quả.
Anh Hạng A Minh thu gom những cây bị chết do băng tuyết gây ra về làm củi.
Người dân thu dọn, chặt những cây bị gãy đổ sau khi băng tuyết tan.
Hàng trăm hécta vườn hoa hồng đã bị tàn phá nặng nề.
Theo Đàm Duy
Tuyết rơi ở Sa Pa: Khách hồ hởi, dân tê tái
Tuyết rơi đầu mùa khiến nhiều khách du lịch từ khắp nơi náo nức đổ về Sa Pa. Nhưng đối với người dân địa phương mà nói, họ phải "chịu đựng" tuyết hơn là "thưởng" tuyết.
Từ sáng qua, 15/12, mưa tuyết đã bắt đầu xuất hiện ở độ cao khoảng 2.200 thuộc khu vực Fansipan, Trạm Tôn, Ô Quý Hồ. Tới buổi trưa, ngay cả ở thị trấn Sa Pa cũng có tuyết rơi và ngày càng dày hơn khi về chiều.
Đây là đợt tuyết rơi đầu tiên tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai kể từ hồi đầu năm 2011. Tuy nhiên, tuyết năm nay dày hơn và đến sớm hơn.
Hình ảnh tuyết rải trắng đường, phủ ngập lên những tảng đá, cành cây, mái nhà đã đem tới một vẻ đẹp mới lạ cho Sa Pa. Quang cảnh ở thị trấn khá giống với châu Âu, khiến nhiều du khách tò mò, thích thú.
Vì thế, bất chấp tiết trời mưa và rét đậm, du khách ở khắp nơi đã đổ về thị trấn Sa Pa, rồi từ đó đi lên Thác Bạc để ngắm tuyết.
Đây là đợt tuyết rơi đầu tiên tại Sa Pa trong mùa đông năm nay
Người phương xa thì háo hức là thế, nhưng đối với những cư dân địa phương, họ đang phải gắng gượng chống chọi với cái rét tê tái, buốt gan, buốt ruột. Mong muốn của họ lúc này chính là tuyết sớm tan để không khí trở nên ấm áp, dễ chịu hơn.
"Khách du lịch thì chỉ lên đây khoảng vài tiếng, ngắm xong, chơi xong thì về, còn chúng tôi thì phải chịu đựng tuyết, rét cắt da cắt thịt. Con tôi đứa lớn lạnh tới mức bị cước chân, xỏ giày đi học cũng khó. Đứa nhỏ chớm có dấu hiệu viêm phế quản. Ra tới chợ thì thấy thứ gì cũng đắt lên", chị Hà - một người dân ở thị trấn Sa Pa than thở.
Được biết, tuyết vẫn tiếp tục rơi tới tận đêm qua. Tới sáng nay, không có thêm tuyết rơi nữa nhưng tình hình nhiệt độ không cải thiện khiến những lớp tuyết dày vẫn chưa chịu tan.
Thời tiết khắc nghiệt đã ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của những người dân địa phương huyện Sa Pa. Đặc biệt, nếu giá rét kéo dài, nguy cơ thiệt hại về hoa màu và gia súc là rất khó tránh.
Trước đó, hôm 15/12, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã có Công điện số 06/CĐ-CT yêu cầu các sở, ban, ngành của tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống rét cho gia súc nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng của thời tiết rét đậm, rét hại gây ra.
Theo Thu Thảo
Đi xem tuyết, mắc kẹt ở Hoàng Liên Sơn Dòng người ùn ùn lên đỉnh đèo Hoàng Liên Sơn xem tuyết rơi đã không thể quay về ngay bởi tuyết rơi ngập đường. Nơi dày nhất tới 40cm. Nhưng không ai tỏ ra lo sợ hay khóc lóc. Chưa bao giờ tắc đường mà mọi người lại vui vẻ như thế này, anh Lê Quang Hiền - Đội trưởng Đội thanh tra...