Tuyệt tác Cấm Sơn: Hạ Long trên cạn của Bắc Giang
Được ví như vịnh Hạ Long trên cạn, hồ Cấm Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang mang trong mình một vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, mộc mạc, trữ tình.
Trong một chuyến đi thực tế vào năm 1971 đến hồ Cấm Sơn thuộc huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, nhạc sĩ Phó Đức Phương đã viết lên bài hát Hồ trên núi để ca ngợi vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ, sự bạt ngàn của cây và của rừng, của hoa và màu xanh biếc của mặt hồ.
Từ trên cao nhìn xuống, phong cảnh hồ Cấm Sơn tuyệt đẹp với mặt hồ trong xanh, phẳng lặng, xa xa là những đảo nổi thấp, thoáng đâu đó là những chiếc thuyền nho nhỏ của người dân đang đánh bắt cá. Nơi đây mang một nét đẹp được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn.
Từ TP Bắc Giang đến thị trấn Chũ, rẽ vào đường đất dẫn đến xã Sơn Hải của huyện Lục Ngạn là ta đã đến với Hồ Cấm Sơn. Ngoài ra du khách cũng có thể đến với Hồ Cấm Sơn bằng Quốc lộ 1A, từ TP Bắc Giang theo hướng Lạng Sơn. Vượt qua quãng đường khoảng 51km trên hướng này, rẽ theo biển chỉ dẫn và chỉ còn 4 km nữa là đến khe tràn Hồ Cấm Sơn (hồ chính).
Hồ Cấm Sơn nằm trên địa bàn 4 xã Sơn Hải, Hộ Đáp, Cấm Sơn, Tân Sơn của huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), giáp ranh với hai huyện Hữu Lũng và Đình Lập của tỉnh Lạng Sơn, là một thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ, một địa danh du lịch hấp dẫn để tham quan, nghỉ mát.
Hồ có diện tích mặt nước rộng 2.600 ha nhưng đến mùa mưa, lũ nhiều, nước dâng cao, mặt hồ lúc này có thể rộng đến 3.000 ha. Chiều dài của hồ gần 30 km, bề ngang nơi rộng nhất 7 km, chỗ hẹp nhất 200 m, lòng hồ nơi sâu nhất đến khoảng 47m, hồ có rất nhiều đảo. Điều đặc biệt bờ của hồ chính là những ngọn núi điệp trùng, bao bọc. Cư dân sống gần hồ là những bản làng người dân tộc Nùng, Tày và Kinh. Nhân dân vùng chung quanh hồ chủ yếu là dân tộc. Đặc biệt, người dân ở đây đi lại chủ yếu bằng thuyền, và giữ được nhiều nét văn hóa độc đáo tạo những cảnh quan sơn thủy hữu tình. Chính vì vậy mà có câu: “Áo chàm xuống núi bơi thuyền/Khăn nam phân phất như tiên dưới trần”.
Buổi sớm mai là thời gian thích hợp nhất để chiêm ngưỡng cảnh sắc, không gian mặt hồ Cấm Sơn, những làn sương sớm phủ màu trắng đục huyền ảo trên mặt hồ dần tan vào sóng nước khi mặt trời ló rạng. Mặt hồ gợn sóng lấp lánh trong nắng sớm, vài chiếc thuyền nan lướt qua, chợt nao nao một nỗi niềm bâng khuâng xa vắng như văng vẳng câu ca của nhạc sĩ Phó Đức Phương “Thuyền ta ngược, thuyền ta xuôi, giữa dòng nước bạc, nhịp chèo ta bơi…”
Được hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ, cảm nhận bầu không khí trong lành, cảm nhận vẻ đẹp và thấy yêu quý thiên nhiên hơn. Lúc này, con người cảm thấy mình thật bé nhỏ giữa thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ khi đứng trước một bức tranh thủy mặc làm nao lòng người. Cũng có lý khi có người đã ví hồ Cấm Sơn giống như một Vịnh Hạ Long thu nhỏ, một chiếc máy điều hòa không khí khổng lồ cho miền sơn cước Lục Ngạn.
Tới hồ Cấm Sơn, du khách sẽ thưởng ngoạn cảnh đẹp của hồ bằng cách đi thuyền trên mặt hồ. Cảm giác chòng chành khi mới xuống thuyền dần nhường chỗ cho sự thích thú trước không gian ngày càng rộng mở của hồ. Ngoài ra du khách sẽ được nghe người dân sống quanh hồ Cấm Sơn kể những câu chuyện huyền thoại, ly kỳ về sự tích núi Ba Hòn, suối Cấm, suối Mọc, suối Vảy Rồng, núi Kỉn, làng Mấn, đảo Lăn Lóc… Những câu chuyện kể mang màu sắc huyền thoại đã thổi hồn vào cảnh vật làm cho từng dãy núi, khu rừng bao bọc xung quanh mặt nước trở nên hữu tình ít nơi có được.
Ngoài tiềm năng phát triển du lịch, hồ Cấm Sơn bao la còn cho nhiều cá tôm, vào những đêm trở trời, những chiếc vó của đồng bào dân tộc nơi đây có thể bắt được vài trăm kg. Nên khi đến đây, du khách có thể được thưởng thức những món ăn dân dã nhưng không kém phần hấp dẫn của vùng đất này đó là món tôm hồ mới nướng, món gà đồi luộc thơm mùi lá chanh, món măng rừng luộc chấm muối ớt và nhâm nhi chén rượu cay nồng trên đảo nhỏ…Để rồi khi chia tay Cấm Sơn, du khách sẽ có cảm giác như bâng khuâng, tiếc nuối và mong có dịp trở lại nơi này./.
Người dân đã tiêm vaccine có thể đi du lịch ở đâu?
Sau khi nới lỏng giãn các, các địa phương đã bắt đầu mở cửa đón khách, từng bước phục hồi du lịch.
Video đang HOT
Khi tỷ lệ tiêm chủng ngày càng tăng thì nhiều tỉnh, thành đã lên kế hoạch đón khách du lịch sở hữu "thẻ xanh" (du khách đã tiêm đủ 2 mũi) hay "thẻ vàng" (1 mũi tiêm), bên cạnh tuân thủ 5K và các quy định phòng dịch khác. Tuy nhiên, đa phần đều đón khách nội tỉnh.
Hải Phòng
Cát Bà nhìn từ trên cao.
Tại Hải Phòng, từ ngày 1/10, các khu, điểm du lịch, danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hải Phòng được mở cửa trở lại, nhưng chỉ đón và phục vụ khách nội tỉnh. Khách và người trực tiếp hướng dẫn khách đến tham quan phải bảo đảm một trong các điều kiện: có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp test nhanh kháng nguyên hoặc RT-PCR trong vòng 72 giờ; có chứng nhận đã tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19 và đã qua 14 ngày tính từ mũi tiêm cuối; hoặc được công bố khỏi bệnh Covid-19 theo quy định. Nhân viên phục vụ phải có xác nhận tiêm ít nhất 1 mũi vaccine trở lên, định kỳ xét nghiệm SARS-CoV-2 cho nhân viên 1 tuần/lần và tuân thủ quy định 5K của Bộ Y tế.
Bắc Giang
Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử
Tại Bắc Giang, nhiều khu, điểm du lịch mở cửa trở lại từ 30/9 phục vụ khách nội tỉnh. Cụ thể là khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử (Sơn Động), điểm du lịch cộng đồng bản Ven (xã Xuân Lương, Yên Thế). Trước đó từ 12/9, khu du lịch sinh thái Suối Mỡ (Lục Nam) và các sân golf trên địa bàn tỉnh đã hoạt động.
Quảng Ninh
Quảng Ninh hiện vẫn đang đón khách du lịch nội tỉnh
Các thành phố Hạ Long, Móng Cái, Uông Bí, Cẩm Phả của Quảng Ninh từ ngày 20 - 21/9 cũng đã lần lượt mở lại một số hoạt động dịch vụ, du lịch cho khách nội tỉnh. Dự kiến trong tháng 11 và 12 tới, Quảng Ninh sẽ kết hợp kích cầu du lịch nội tỉnh với thu hút khách du lịch ngoại tỉnh.
Lào Cai, Hòa Bình
Topas Ecolodge (Sa Pa) mở cửa đón khách ngoại tỉnh (không thuộc vùng cam, đỏ trên bản đồ dịch tễ CDC Lào Cai), có kết quả xét nghiệm âm tính Covid-19 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh trong vòng 72 giờ.
Một số khu nghỉ dưỡng biệt lập ở Sa Pa (Lào Cai) và Hòa Bình như Topas Ecolodge, Sapa Jade Hill Resort & Spa, Serena Resort Kim Bôi... đón khách ở vùng xanh có kết quả xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2.
Hà Nội
Một góc cắm trại ở Đồng Camp
Tại Hà Nội, người dân Thủ đô có thể đến các điểm vui chơi ngoài trời hay khu cắm trại ở Sóc Sơn, Đồng Mô, Ba Vì (bên ngoài VQG)... với điều kiện không tập trung quá 10 người. Các khu lưu trú, điểm vui chơi giải trí lớn chưa được phép mở cửa.
Quảng Bình
Cắm trại bên trong Hang Én.
Từ 1/10, Quảng Bình cho phép doanh nghiệp đón khách du lịch nội tỉnh đã tiêm vaccine, tham gia các tour khép kín. Khách có thẻ xanh, thẻ vàng yêu cầu kèm test nhanh hoặc RT-PCR âm tính. Những du khách này sẽ lưu trú và tham gia các tour khép kín, không tự do hoạt động bên ngoài.
Để tạo tâm lý an toàn cho du khách, nhân viên tiếp xúc với khách cũng phải có thẻ xanh. Người lao động ở các bộ phận còn lại phải có thẻ xanh hoặc vàng. Tất cả sẽ được xét nghiệm định kỳ 7 ngày một lần.
Huế
Từ ngày 1/10/2021, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ mở cửa trở lại phục vụ du khách tại một số điểm di tích như Đại Nội và lăng các vua Minh Mạng, Tự Đức, Khải Định. Du khách sẽ chỉ được tham quan khu vực ngoài trời, không vào bên trong nội thất các cung điện. Để đảm bảo các nguyên tắc phòng, chống dịch, du khách phải hiện tốt thông điệp "5K", quét mã QR Thẻ kiểm soát dịch bệnh trước khi vào tham quan; riêng khách ngoại tỉnh phải hoàn tất việc thực hiện giám sát y tế theo quy định.
Đà Nẵng
Đà Nẵng cho phép cơ sở lưu trú được đón khách trở lại nhưng không quá 30% công suất hiện có; trường hợp đón khách đã tiêm đủ liều vaccine hoặc F0 khỏi bệnh thì được đón không quá 50% số phòng; người dân và du khách được tắm biển từ 4h30 đến 6h30 sáng hàng ngày và phải rời đi ngay, không được tắm nước ngọt hay tụ tập, vui chơi thể thao trên bãi biển. Áp dụng từ 0h ngày 30/9.
Bình Thuận
Biển Lagi
Bình Thuận thí điểm đón khách nội và khách nước ngoài đang sống tại Việt Nam từ 20/10, tại các khách sạn 3-5 sao hoặc tương đương, các dịch vụ lữ hành, điểm tham quan đạt tiêu chí an toàn theo công nhận của UBND tỉnh, bắt đầu tại TP.Phan Thiết, sau sẽ xem xét mở cửa thêm tại các huyện, thị xã đáp ứng điều kiện an toàn thực tế tại địa phương, theo kiểm định của UBND tỉnh.
Khánh Hòa
Thành phố Nha Trang nhìn từ trên cao.
Từ ngày 1/10, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch ở khu vực biệt lập, sau khi đã đáp ứng các quy định về đảm bảo an toàn Covid-19 được Sở Du lịch Khánh Hòa cho phép đón khách trong tỉnh. Khách là người có thẻ xanh hoặc đã khỏi bệnh. Khách có thẻ vàng là người đã tiêm 1 mũi vaccine sau 14 ngày tiêm hoặc là người có xét nghiệm PCR âm tính với SARS-CoV-2. Sau khi hoạt động du lịch nội tỉnh đi vào hoạt động ổn định, tỉnh Khánh Hòa sẽ tiếp tục nới lỏng để thu hút các khách du lịch đã tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa Covid-19 ở các tỉnh lân cận có đường quốc lộ nối với Khánh Hòa như Phú Yên, Lâm Đồng, Bình Thuận...
Lâm Đồng
Tại Lâm Đồng, hiện UBND tỉnh đã mở lại các dịch vụ liên quan đến du lịch, nhà hàng ăn uống. Khách nội tỉnh được đến các điểm tham quan các điểm du lịch, cơ sở lưu trú từ 2 sao trở lên, mỗi phòng tối đa 2 khách, công suất không quá 50%. Các quán ăn uống, kể cả quán vỉa hè phục vụ cùng lúc không quá 50% số người so với ngày thường, chỉ được bố trí tối đa 50% số bàn ghế.
Phú Quốc
Từ ngày 30/9, tỉnh Kiên Giang cho phép TP.Phú Quốc và TP.Hà Tiên mở lại các cơ sở du lịch, giải trí có điều kiện.
Safari Phú Quốc
Các cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ như buôn bán, bán lẻ, nhà hàng, cơ sở lưu trú, cơ sở kinh doanh ăn uống, cà phê; khu di tích, danh lam thắng cảnh, khu vui chơi giải trí như: Casino, VinWonders, Grandworld, Safari Phú Quốc, cáp treo... được phép hoạt động nhưng thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch.
Khách du lịch phải có xác nhận đã tiêm đủ 2 liều vaccine phòng Covid-19 và có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19 trong 72 giờ.
Bà Rịa-Vũng Tàu
Dự kiến từ ngày 15/10, tỉnh sẽ cho phép 4 khách sạn thí điểm đón khách gồm: Melia Hồ Tràm Resort, Minera Bình Châu Hot Springs, The Grand Hồ Tràm Strip (huyện Xuyên Mộc) và Six Senses Côn Đảo Resort (huyện Côn Đảo).
Melia Hồ Tràm Resort
Các cơ sở chỉ đón, phục vụ khách tiêm đủ 2 liều vaccine đã qua 14 ngày tính từ mũi tiêm cuối hoặc đã phục hồi khi bị nhiễm SARS-CoV-2, cộng với việc áp dụng các biện pháp khử khuẩn, tầm soát y tế tại các cơ sở, dịch vụ.
TP.HCM
Khách du lịch tại TP.HCM được đến các cơ sở lưu trú, khu nghỉ dưỡng, điểm tham quan du lịch trên địa bàn từ 1/10; nhà hàng bên trong các cơ sở lưu trú, nghỉ dưỡng, điểm tham quan du lịch được phục vụ ăn uống tại chỗ cho khách lưu trú nhưng không tổ chức buffet; các dịch vụ khách được hoạt động không quá 50% công suất kèm theo đáp ứng bộ tiêu chí đánh giá an toàn phòng chống dịch.
Tour du lịch đến Cần Giờ đã được mở bán.
Hai địa bàn kiểm soát được dịch là Cần Giờ và Củ Chi đã tổ chức thành công 2 tour khép kín đầu tiên, tạo tiền đề triển khai các tour tiếp theo trong thời gian tới.
Theo Dự thảo 3 giai đoạn khôi phục của ngành du lịch mà Sở Du lịch TP.HCM đã xây dựng thì giai đoạn 1 bắt đầu từ ngày 16/9 - 30/10 với tiêu chí an toàn khi yêu cầu nhân viên và khách du lịch đều phải có thẻ xanh. Ở giai đoạn này, ngành du lịch sẽ cho phép loại hình dịch vụ lưu trú hoạt động trở lại trước kèm điều kiện an toàn với dịch bệnh, các loại hình dịch vụ lữ hành, hoạt động tại điểm tham quan du lịch tạm thời chưa đẩy mạnh.
Đối với giai đoạn 2, từ ngày 31/10/2021 - 15/1/2022, thành phố sẽ mở cửa các điểm du lịch ngoài trời, tổ chức các tour du lịch khép kín đến nhiều điểm du lịch dành cho du khách có thẻ xanh.
Giai đoạn 3 sau ngày 15.1.2022, TP.HCM sẽ mở cửa hoàn toàn ngành du lịch với các tiêu chí an toàn về dịch được quy định chặt chẽ hơn.
Điểm du lịch dịp lễ 30/4: Nơi 'biển người' chen lấn, nơi hủy tour hàng loạt Trong khi các điểm du lịch tại Quy Nhơn, Hạ Long chật kín người thì Lý Sơn lại có hàng nghìn khách hủy tour do lo ngại thời tiết chuyển biến xấu. Tối 29/4, tại quảng trường Nguyễn Tất Thành, TP Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định khai mạc lễ hội du lịch Bình Định năm 2022 với chủ đề "Quy Nhơn -...