Tuyệt phẩm sanh cổ ‘Nhất tọa kinh thiên’: Trả 11 tỷ, chủ vẫn lắc đầu
Hiếm lắm mới có dịp chủ nhân của cây sanh cổ dáng làng có tuổi thọ ngót nghét 200 năm mang đi trưng bày triển lãm. Có lẽ vì vậy mà không ít khách tham quan đã không khỏi bất ngờ trước tác phẩm “siêu cây” cao 3m, tán rộng tới hơn 5m này.
Chủ nhân của “siêu cây” này là ông Vũ Trọng Thủy, một doanh nhân Hà Nội gốc Ý Yên, Nam Định, thành viên CLB Sinh vật cảnh Nam Định. Cây sanh cổ này cây gia truyền nhiều đời của gia đình ông, tính đến nay đã ngót nghét 200 năm tuổi.
Cây sanh cổ ngót 200 năm tuổi có chiều cao khoảng 3 mét, tán rộng hơn 5 mét.
Cây sanh do ông và người anh trai ruột tự tay tạo hình, chăm sóc và được gọi với những cái tên như “ Nhất tọa kinh thiên”, “Đại thụ dáng làng” hay “ Dáng làng Nhất Phúc”.
Ông Thủy cho hay, ngày xưa cây sanh này được trồng trên mặt bệ nước ăn ở quê, đã trải qua bao nhiêu trận sương gió, bão nhưng vẫn may mắn tồn tại đến giờ. Sau thời gian rất nhiều năm nó mới được chú ý và bắt đầu cân đối, chăm sóc và tạo thế dựa theo ý tưởng từ cây đa Tân Trào.
“Siêu cây” này vốn chỉ là cây mọc trên bể nước ăn, qua nhiều thế hệ hệ thì giờ đây nó đã trở thành vật báu gia truyền của gia đình ông Thủy.
Video đang HOT
Cây có kích thước khủng với chiều cao và đường kính bệ đá bay đã hơn 3 mét. Bộ rễ khỏe, đan xen vào nhau như mắt sàng. Những hang hốc tự nhiên rất đẹp và ấn tượng, tán cây hơn 5 mét xòe rộng vươn cao.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường từng rất ấn tượng với cây sanh dáng làng cổ thụ trong buổi khai mạc Triển lãm Sinh vật cảnh 2018 diễn ra vào ngày 18.11.
Nói về kinh nghiệm tạo nên tuyệt tác này, chủ nhân của cây cho biết trong quá trình thực hiện ông đã nhờ một số chuyên gia tham vấn về dáng thế và cách thực hiện.
Đầu tiên và công phu nhất phải kể đến việc tạo hình thế của bệ rễ. Theo ông Thủy, trước khi làm bệ đá phải nắm được dòng rễ của cây là rễ đũa hay rễ cọc… có thể ký vào bệ đá được không?
Thứ hai, đối với cây cảnh thì phải tính đến chục năm hoặc trăm năm sau già đi thì việc chọn loại đá bền với thời gian rất quan trọng. Đối với cây cảnh, bonsai ông Thủy thường ưa dùng loại đá lũa, đá da voi hoặc đá tuyết sơn… có sự góc cạnh bởi ông muốn tác phẩm của mình hoàn toàn do thiên tạo chứ không phải nhân tạo.
Theo lời ông Thủy, cây sanh cổ nhiều năm chỉ ăn nước chứ không cần bất kì loại phân lân gì. Dù thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng hay giá lạnh thì lá cây vẫn cứ xanh mướt, đến mùa cây có thể cho cả thúng quả.
Tất cả bệ dưới rễ bằng đá lũa phết sơn, qua thời gian đến nay gần như đã bay hết màu sắc.
Hai anh em ông Thủy tạo dáng làng Nhất Phúc cho cây tức là toàn bộ tác phẩm chỉ có một quả duy nhất mang ý nghĩa thái bình, đoàn kết và hạnh phúc. Cũng như ý tưởng của chủ nhân, nhiều khách tham quan triển lãm cũng bày tỏ cây gợi cho họ kí ức thơ ấu và hồn quê Việt.
Thời điểm giá cây cảnh sốt giá vào năm 2010, đã có người trả giá cây hơn 11 tỷ nhưng gia đình không bán mà muốn giữ lại để truyền tiếp cho thế hệ sau.
Dù rất nhiều sự kiện có lời mời nhưng đây mới là lần thứ 2 cây sanh dáng làng Nhất Phúc được đưa tới triển lãm. Trình độ tạo dáng cây đẳng cấp cùng với thời gian tạo nên một tác phẩm khiến dân chơi cũng phải ngạc nhiên, trầm trồ khen ngợi.
Hầu hết hách thập phương đến Triển lãm Sinh vật cảnh 2018 đều rất bất ngờ và thích thú trước cây sanh dáng làng cổ thụ.
Theo Danviet
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phân trần về các HTX "không chịu lớn"
Chiều 30.10, khi trả lời chất vấn của đại biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Nguyễn Xuân Cường thừa nhận việc phát triển của hệ thống HTX chưa đáp ứng với yêu cầu sản xuất, cần phấn đấu nhiều hơn nữa.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường. Ảnh: Lê Hiếu
Trả lời câu hỏi của đại biểu Lê Công Định (đoàn ĐBQH Long An) về tình trạng nhiều hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) chưa phát triển, nguyên nhân và giải pháp cho thực trạng này, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định: HTXNN là một trong những yếu tố tham gia tích cực cho sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam. Đây là thành tố không chỉ giữ vai trò quan trọng trong giai đoạn hiện nay mà cả trong những giai đoạn tới, vì chúng ta là đất nước nông nghiệp đi lên từ hộ nhỏ lẻ, nếu không có HTX cùng với các doanh nghiệp làm hạt nhân, để các hộ nông nghiệp đứng riêng lẻ thì chúng ta không thể hội nhập vào thị trường toàn cầu.
Có một điều rất mừng là từ khi có Luật HTX 2012 đến nay, tốc độ phát triển HTX khá nhanh, đặc biệt năm 2016 - 2017 vừa qua, khi chúng ta tổng kết 5 năm thực hiện Luật HTX, trực tiếp do Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ chỉ đạo tổng kết ở các vùng thì các HTX của chúng ta phát triển rất nhanh.
"Đến giờ này nước ta đã có 13.120 HTXNN ở các vùng, trong đó tại khu vực ĐBSCL có nhiều HTX phát triển nhanh và hoạt động rất hiệu quả. Ví dụ như tại Sóc Trăng, có 1 HTX có tới 1.200 thành viên tham gia. Đó là những kết quả rất khả quan" - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Một tín hiệu vui nữa là trong 3 năm vừa qua, số lượng doanh nghiệp của nước ta đã tăng lên gấp 3 lần. Đây là hạt nhân, động lực quan trọng để liên kết, thúc đẩy sự hình thành và phát triển của HTX.
Lãnh đạo Lavifood và đối tác Ilmi Farming & Fishery Co. Ltd (Hàn Quốc) khảo sát vùng trồng rau củ. (Ảnh: I.T)
"Tôi ví dụ ở Long An, từ khi ra đời nhà máy Lavifood với công suất chế biến gần 200.000 tấn rau quả, nhiều HTXNN đã được hình thành theo, cùng với một loạt HTX khác đang cùng với doanh nghiệp này liên kết sản xuất cùng bà con nông dân", Bộ trưởng dẫn chứng.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Xuân Cường cũng thừa nhận: "Đúng như đồng chí Lê Công Định nói, so với yêu cầu thì cần phấn đấu hơn nữa, vì trong số 13.120 HTX hiện nay có 1/3 là số HTX kiểu cũ chuyển sang, cần phải củng cố chất lượng hoạt động. So với 7,6 triệu hộ nông dân thì nhu cầu số lượng HTX cũng cần phải nhiều hơn nữa, hoạt động chất lượng hơn nữa".
Bộ trưởng cho biết Bộ NNPTNT đang tích cực chỉ đạo thực hiện Quyết định của Thủ tướng thực hiện nghị quyết của Quốc hội: Đó là từ nay đến năm 2020 thành lập cho được 15.000 HTX hoạt động chất lượng. Thứ 2, riêng vùng ĐBSCL, Thủ tướng đã ban hành Quyết định 445 là phải thực hiện bằng được mục tiêu hình thành 1.200 HTX phải hoạt động thật tốt làm nòng cốt.
"Hai việc này phải cố gắng thực hiện để cùng với 9.000 doanh nghiệp xúm vào thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp", Bộ trưởng Cường nhấn mạnh.
"Bộ NNPTNT sẽ kết hợp cùng Liên minh HTX, Hội Nông dân Việt Nam, các địa phương và cùng bà con nông dân tập trung hình thành chuỗi liên kết sản xuất, gắn với các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường.
Theo Danviet
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp phân trần về các HTX "không chịu lớn" Chiều nay (30/10), khi trả lời chất vấn của đại biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường thừa nhận đúng là yêu cầu phát triển các HTX chưa đáp ứng với yêu cầu sản xuất, cần phấn đấu nhiều hơn nữa. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường. Ảnh: Lê Hiếu Trả lời câu hỏi của đại biểu Lê...