Tuyệt đẹp những kỳ quan hang động Việt
Là một trong những nước có tỷ lệ diện tích đá vôi trên diện tích lãnh thổ cao nhất thế giới, khoảng 10%, Việt Nam có những cảnh quan karst (hiện tượng phong hóa đặc trưng của những miền núi đá vôi bị nước chảy xói mòn) thật đa dạng và kỳ thú.
Hang Sơn Đoòng (Quảng Bình)
Tại những vùng đó, bên cạnh các cảnh quan karst trên mặt đất tuyệt đẹp, thì loại hình karst âm, tức hệ thống hang động dưới mặt đất cũng cực kỳ phong phú, tạo nên nét độc đáo và quyến rũ của katst Việt Nam. Tuy nhiên, gần nghìn hang động karst phần lớn chưa được đưa vào khai thác du lịch. Việc bảo tồn nguyên bản của các di sản ra sao cũng đáng bàn.
Tiềm năng còn bỏ ngỏ
Tất cả các Di sản thiên nhiên thế giới của Việt Nam như Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Quần thể danh thắng Tràng An, cũng như Công viên địa chất toàn cầu thuộc UNESCO duy nhất của Việt Nam là Cao nguyên đá Đồng Văn, đều nằm trong các vùng có địa hình đá vôi.
Tại những vùng đó, bên cạnh các cảnh quan karst trên mặt đất tuyệt đẹp thì loại hình karst âm, tức hệ thống hang động dưới mặt đất cũng cực kỳ phong phú, tạo nên nét độc đáo và quyến rũ của katst Việt Nam.
Theo PGS.TS Tạ Hòa Phương, Khoa Địa chất, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, Chủ tịch hội Cố sinh – Địa tầng Việt Nam, hang động karst thực chất là những khoang rỗng có hình dạng và kích thước khác nhau được hình thành trong lòng khối đá vôi, thông với bề mặt bằng một hoặc nhiều cửa.
Hang động karst thường liên kết thành hệ thống, phân bố thành nhiều tầng cao thấp khác nhau. Độ cao của các tầng hang động thường tương ứng với các bậc thềm sông, do sự phát triển của chúng liên quan với các chu kỳ xói mòn của hệ thống sông ngòi.
Du lịch hang động là một lĩnh vực có thể nói là mới mẻ, nhưng đầy triển vọng ở Việt Nam. Ngày nay, có thể thấy du lịch hang động có mặt ở mọi miền đất nước, nhưng có lẽ tập trung nhất vẫn là là tại tỉnh Quảng Bình.
Nằm ở eo đất hẹp nhất miền Trung, Quảng Bình sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, cùng với Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng là Di sản thiên nhiên thế giới, nơi ẩn giấu hơn 300 hang động lớn, nhỏ mang trong mình những giá trị toàn cầu.
Du lịch hang động là một thế mạnh của Quảng Bình, phát huy lợi thế là “Vương quốc của hang động” nơi có những hang động mang tầm cỡ toàn cầu, nơi có những con sông ngầm với vẻ đẹp mê hoặc như: Hang Sơn Đoòng lớn nhất thế giới, hang Khe Ry là hang sông dài nhất thế giới, động Thiên Đường là hang động khô dài nhất châu Á…
Ngoài ra, du khách có thể khám phá: Động Phong Nha, động Tiên Sơn, hang Tối, hang Thủy Cung, hang Tám Cô, hang Tú Làn, hang Én, hang Sơn Đòng…
Thái Nguyên có khoảng trên 20 hang động, trong đó có những hang động đẹp gắn với lịch sử, danh lam thắng cảnh có tiềm năng khai thác phát huy giá trị về phát triển du lịch như: Hang Chùa, hang Phượng Hoàng, hang Sa Khao, hang Ốc, hang Huyện, động Linh Sơn, chùa Hang, hang Thủng, hang Keo Cướm, hang Cuốn Lộng
Video đang HOT
Hang Phượng Hoàng (Thái Nguyên)
Vịnh Hạ Long là một điểm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách trong nước và quốc tế bởi vẻ đẹp kỳ bí và đặc biệt là hệ thống hang động đẹp mà tạo hóa đã tạo nên vô cùng cuốn hút, lung linh. Các hang động đẹp nổi tiếng của Hạ Long như: Hang Sửng Sốt, hang Đầu gỗ, động Thiên Cung, hang Trinh Nữ, hàng Bồ Nâu, hang Trống…
Động Hương Tích thuộc khu du lịch quốc gia Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội được Chúa Trịnh Sâm sau khi tham quan tháng 3 năm 1770 đã đặt tên cho động là “Nam Thiên đệ nhất động”. Còn Tam Cốc – Bích Động của Ninh Bình được ví như “Hạ Long trên cạn”. Tam Cốc có nghĩa là ba hang. Đó là hang Cả, hang Hai và hang Ba. Cả ba hang đều được tạo thành do dòng sông Ngô Đồng đâm xuyên qua núi.
Các hang ở Hà Giang cũng đã được đưa vào khai thác, điển hình là hang Lùng Khúy, hang Khổ Mỷ (Quản Bạ), Nhù Sang (Đồng Văn) mang những nét đẹp độc đáo nơi cao nguyên.
Tại mỗi vùng, do tính chất của tầng đá vôi cũng như vị thế của nó so với các đá phi karst xung quanh mà tính chất của hệ thống hang động cũng rất khác nhau. Đó cũng là đặc điểm lý thú khiến các hành trình khám phá hang động tuy vất vả nhưng không đơn điệu, nhàm chán.
Du lịch tham quan hang động hiện nay đang được đa dạng hóa theo nhiều hình thức: tham quan hang động gắn với mạo hiểm, trải nghiệm, sinh thái…, giúp du khách thật sự hòa mình vào thiên nhiên, như có thể cảm nhận được hơi thở, tiếng nói của thiên nhiên.
Cần đa dạng nhưng không… “ăn xổi”
Theo PGS.TS.Tạ Hòa Phương, hiện nay gần 1.000 hang động karst đã được phát hiện và nghiên cứu ở Việt Nam, phần lớn chưa được đưa vào khai thác du lịch. Có thể thấy sự khác biệt khá rõ về mật độ và quy mô hang động trong các khối đá vôi ở các vùng miền khác nhau. Mật độ hang rất cao gặp trong hai khu vực Di sản thiên nhiên thế giới là Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và Quần thể danh thắng Tràng An.
Còn với Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, là Công viên địa chất toàn cầu thuộc UNESCO thì du lịch hang động chưa được phát triển đúng tầm. Ví như hệ thống thạnh nhũ kỳ vĩ trong hang Séo Hồ, mọc lên bên một dòng sông ngầm bí ẩn từ thượng nguồn chảy qua trước khi hợp lưu với dòng sông Nho Quế.
Là hệ thống “giả thạch nhũ” có dạng răng cá mập mọc tua tủa trên trần hang Pải Lủng (Mèo Vạc), vốn cấu tạo từ đá gốc có tuổi 300 triệu năm. Hệ thống hang động trên cao nguyên đá còn tiềm ẩn nhiều điều kỳ bí, lý thú, cần được nghiên cứu để đưa vào khai thác du lịch ở các thể loại khác nhau, từ du lịch khám phá đến du lịch mạo hiểm.
Hang Lùng Khúy (Hà Giang)
Ngoài ra, du lịch các tỉnh có hang động đang chỉ dựa vào cảnh quan độc đáo do thiên nhiên ban tặng mà chưa tạo dựng được những khu, điểm giải trí (khu mua sắm, vui chơi, giải trí tổng hợp…), các dịch vụ phụ trợ chất lượng cao để kích thích tiêu dùng và kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch trong nước và quốc tế. Chi tiêu của du khách tại những nơi này hiện vẫn ở quá mức thấp. Doanh thu du lịch hiện nay chủ yếu vẫn là tiền phòng ngủ, vé tham quan.
Nhiều tỉnh chưa thu hút được dự án đầu tư nào mang yếu tố nước ngoài. Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch đã được chú trọng và luôn thay đổi hình thức, song chưa phát huy mạnh đối với cả thị trường nội địa và quốc tế.
Một vấn đề cần quan tâm đó là việc bảo tồn nguyên bản của các di sản. Theo nhiều chuyên gia du lịch thì hiện nay, với vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ, một số hang động tự nhiên của nước ta đang được đưa vào khai thác du lịch. Tuy nhiên, khi khai thác, việc gắn phát triển du lịch với giữ gìn và bảo vệ sự nguyên bản của hệ thống thắng cảnh hang động khỏi nguy cơ bị con người tàn phá là vấn đề nan giải.
Các loài sinh vật vốn xưa nay quen sống trong bóng tối hang động – những “viên ngọc trong động”, tinh thể canxi được hình thành từ dòng sông ngầm cả triệu năm liệu có còn khi phải đối mặt với những du khách thô bạo thích viết, vẽ lên di sản. Hang động là một vật phẩm quý giá mà thiên nhiên ban tặng, vì vậy phải có biện pháp bảo tồn, giữ nguyên trạng kỳ quan để phát triển lâu dài chứ không thể phát triển du lịch theo kiểu ăn xổi.
Nếu không có biện pháp khai thác hiệu quả, những “viên ngọc” quý giá này có thể bị phá hủy trong chốc lát. Khi hàng triệu người cùng đến thám hiểm hang động thì môi trường hoang sơ liệu có còn hay sẽ bị hủy hoại?
Các địa phương cần sử dụng hệ thống chiếu sáng trong hang động theo hướng hạn chế sự phát triển của thực vật đèn; cân nhắc kiểm soát số lượng du khách thăm hang động trong một thời điểm; cần phải có những ràng buộc pháp lý cụ thể cho việc bảo tồn hang động; nghiên cứu, khảo sát những ảnh hưởng của thực vật đèn đối với các măng nhũ đá tại các hang động.
Từ góc nhìn chuyên gia, ông Howard Jonh Limbert, Trưởng đoàn thám hiểm của Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh đã có những chia sẻ, đánh giá sau hành trình khám phá hệ thống hang động tại Quảng Bình và Thái Nguyên. Qua đó, ông cũng có những phân tích về vấn đề phát triển du lịch khám phá, mạo hiểm tại hai địa phương.
“Cách làm du lịch nên chú ý việc đa dạng hóa sản phẩm, loại hình. Đặc biệt, cần quan tâm việc sử dụng nhân lực tại địa phương để khai thác du lịch ổn định, đầu tư quảng bá để phát huy và gia tăng giá trị. Giá trị cốt lõi của du lịch phải là tính bền vững. Các di sản thiên nhiên quốc gia, đặc biệt là di sản thiên nhiên thế giới là nơi cần được bảo vệ nghiêm ngặt, nghiêm cấm mọi hoạt động của con người làm ảnh hưởng xấu tới môi trường thiên nhiên” – ông Howard nhấn mạnh.
Phong Nha - Kẻ Bàng đẹp ma mị qua ống kính Mike Rowbottom
Cảnh tượng kỳ thú ở 'lỗ khóa' của hang Én, 'ánh sáng của Chúa' rọi xuống từ hố sụt của hang Sơn Đoòng là những hình ảnh khiến người xem choáng ngợp về Di sản thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng do nhiếp ảnh gia Mike Rowbottom thực hiện.
Khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ ở Phong Nha - Kẻ Bàng. Ảnh: Mike Rowbottom / 500px.com.
Cắm trại bên bãi tắm tuyệt đẹp của hang Én, hang động lớn thứ hai Phong Nha - Kẻ Bàng, thứ ba thế giới.
Cảnh tượng kỳ thú ở "lỗ khóa" của hang Én, khu vực có vòm hang khá thấp.
Một trong những lối vào khổng lồ của hang Én.
Nhóm thám hiếm khám phá hang Sơn Đoòng, hang động lớn nhất thế giới.
Cảnh tượng huyền ảo trong hang Sơn Đoòng.
"Ánh sáng của Chúa" rọi xuống từ một hố sụt của hang Sơn Đoòng.
Khung cảnh ở Phong Nha - Kẻ Bàng sau một trận lụt.
Cảnh tượng hút hồn khi những biển mây rực sáng nhờ ánh mặt trời phản chiếu sau những dãy núi xa.
Cảnh sắc như chốn bồng lai ở sông Son, dòng sông chính ở Phong Nha - Kẻ Bàng.
Những người ngư dân trong ánh hoàng hôn nhuộm vàng sông Son.
7 hang động đẹp ấn tượng ở Việt Nam Nhờ sự ưu ái của thiên nhiên, Việt Nam sở hữu nhiều hang động đẹp, độc đáo và được nhiều phương tiện truyền thông thế giới ca ngợi. Ảnh: Samanthakayty, thisworldtravel. 1. Tam Cốc - Bích Động, Ninh Bình: Nơi đây được xứng danh với cái tên hoa mỹ như "Vịnh Hạ Long trên cạn" hay Nam thiên đế động. Tam Cốc được...