Tuyệt Đại Quân Sư về Việt Nam dưới tên gọi Khổng Minh Truyện
Tuyệt Đại Quân Sư – game mobile chiến thuật đang khiến các fan Việt đọc truyện Tam Quốc rạo rực từng ngày, hôm nay đã được NPH SohaGame xác nhận phát hành tại Việt Nam dưới tên gọi Khổng Minh Truyện, hứa hẹn sẽ khẳng định với game thủ Việt khái niệm game SLG (chiến thuật) chơi đúng chất Tam Quốc!
Như những thông tin được chúng tôi cập nhật trong thời gian gần đây,Tuyệt Đại Quân Sư là game mobile thể loại SLG (chiến thuật) được xây dựng trên bối cảnh thời loạn Tam Quốc. Sau một thời gian ngắn ra mắt và tạo nên cơn sốt khuấy động toàn bộ cộng đồng yêu thích game chiến thuật tại quê hương Trung Quốc, hôm nay Tuyệt Đại Quân Sư đã chính thức được NPH SohaGame xác nhận phát hành game tại Việt Nam.
Game chiến thuật Khổng Minh Truyện sẽ được SohaGame phát hành tại Việt Nam
Đặc biệt game sẽ được lấy tên Khổng Minh Truyện để đáp lại sự mến mộ mà cộng đồng người Việt yêu thích phim truyện và game Tam Quốc dành cho nhân vật Gia Cát Lượng (tức Khổng Minh) – một bậc đại quân sư lừng lẫy trong lịch sử thời chiến Tam Quốc. Fanpage chính thức của game đã xuất hiện tại: (Fb.com.KhongMinhTruyen)
Đối với những fan ruột yêu thích phim truyện Tam Quốc tại Việt Nam, thể loại game nhập vai chiến thuật (SLG) mang đề tài Tam Quốc xưa nay luôn là món ăn tinh thần không thể thiếu, giúp họ nuôi dưỡng niềm đam mê mãnh liệt của mình với những câu chuyện binh đao rực lửa thời chiến quốc xưa.
Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, dòng game SLG tuy vẫn chảy đều về làng game Việt nhưng dường như lại bị bỏ quên mất đề tài Tam Quốc, đặc biệt là những tựa game SLG Tam Quốc tôn vinh nên giá trị chiến thuật thực sự của những vị anh hùng thời chiến quốc cũng ngày một vơi dần. Vậy nên sự xuất hiện của Khổng Minh Truyện – tựa game SLG Tam Quốc trên Mobile thực sự là một điểm sáng mới cho dòng game chiến thuật kinh điển, luôn kén người chơi này.
Mang tên gốc Tuyệt Đại Quân Sư từ Siamgame – một công ty game nổi danh với việc phát triển game chiến thuật cho mobile, điểm làm nên khác biệt lớn giữa Khổng Minh Truyện so với các sản phẩm cùng thể loại chính là hệ thống gameplay thúc đẩy người chơi liên tục vận động trí óc, được tự tay trực tiếp ứng dụng những bộ kế sách nổi tiếng thời chiến quốc như: Binh Pháp Tôn Tử – 36 Kế Chương, Binh Pháp Mạc Công, Binh Pháp Lục Thao – Khương Tử Nha, Binh Pháp Khổng Minh…
Chưa hết, tất cả hàng binh pháp này đều sẽ tạo dựng cho trò chơi đến 200 trận pháp khắc chế lẫn nhau, để một khi sử dụng rồi, người chơi sẽ lập tức bị cuốn vào những trận giao tranh oanh liệt dữ dội không thua kém các bộ phim Tam Quốc thể hiện trên màn ảnh.
Video đang HOT
Ngoài việc gây ấn tượng bằng điểm mạnh trong tính chiến thuật, tôn vinh vai trò của những bậc đại quân sư thời chiến quốc. Hãng Siamgame cũng không quên đưa vào đứa con cưng của mình nền tảng đồ họa Unity 3D hoành tráng, đẹp mắt. Hoàn toàn giúp người chơi cảm nhận được một chiến trường rộng lớn với góc quay 360 độ. khốc liệt, bên cạnh đó cũng là không khí chiến đấu kịch liệt của hàng ngàn binh sĩ trong cùng một màn hình!
Trong Khổng Minh Truyện, người chơi sẽ có cơ hội hội ngộ với hơn 500 vị anh hùng lịch sử Tam Quốc như: Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi, Khổng Minh, Tào Tháo, Lữ Bố, Chu Du… Tất cả khi đã có duyên kỳ phùng, họ đều sẽ được bạn chiêu mộ về trở thành lính dưới trướng, giúp bạn hoàn tất mộng nghiệp thiên hạ! Ngoài ra, Khổng Minh Truyện cũng được thiết kế hệ thống kỹ năng độc đáo dành cho mỗi vị tướng, tất cả đều có thể được sử dụng khi bạn tham gia lâm trận và mang tính bất ngờ khó đoán cao với đội hình đối phương. Ví dụ như:
Gia Cát Lượng: Nắm giữ sức mạnh Lôi Điện từ Huyền Vũ, có thể diệt địch trong tích tắc.
Chu Du: Nắm giữ Hỏa Diệm từ Chu Tước, kêu gọi Thiên Hỏa, và giảm binh tốc của đối phương.
Tư Mã Ý: Mệnh Phù Túc, giỏi dùng độc kế, có thể độc sát đối phương và khiến lực công phe địch giảm sút.
Lữ Bố: Công kích siêu cao, người cản xử người, Thần cản xử Thần.
Các thông tin về tựa game chiến thuật thú vị này sẽ được chúng tôi đưa tới game thủ trong thời gian sớm nhất!
Theo Gamek
Luận Tam Quốc: Phượng Sồ có phải kẻ phản chủ khi bỏ Tôn Quyền, theo Lưu Bị?
Sự kiện Phượng Sồ - một trong hai đại quân sư của lịch sử Trung Hoa chọn rời bỏ Tôn Quyền bên Đông Ngô để về đất Kinh Châu phò trợ Lưu Bị, thực sự đã gây nên nhiều tranh cãi cho những người lâu năm theo dõi phim, truyện Tam Quốc. Những ý kiến nói Bàng Thống là loại phản chủ thực sự đã đúng với đại quân sư này?
Trong sử sách Tam Quốc tới giờ vẫn ghi chép rõ từng lời tương truyền về hai bậc đại quân sư, bao gồm Ngọa Long (tức Khổng Minh) và Phượng Sồ (tức Bàng Thống). Rằng nếu ai có được sự phò tá của một trong hai người này thì nhất định có thể trấn hưng thiên hạ. Tôn Quyền bên đất Đông Ngô từng có duyên làm minh chủ được Bàng Thống phò trợ.
Nho sĩ thời ấy vẫn thường tâm niệm với đời rằng: "Đã là một lòng thì quyết không dành để thờ hai chủ", do vậy trước sự kiện sau này Bàng Thống chọn rời bỏ Tôn Quyền, về đất Kinh Châu phò trợ Lưu Bị thực sự đã gây nên nhiều tranh cãi cho những người lâu năm theo dõi phim, truyện Tam Quốc. Trên Fanpage bàn luận về Khổng Minh Truyện (Fb.com/KhongMinhTruyen), rất nhiều ý kiến phân tích cho rằng Bàng Thống là kẻ có lối sống phản chủ, hoàn toàn thua xa đức độ của Khổng Minh (tức Gia Cát Lượng), nhưng cũng có người luận rằng Bàng Thống là người thức thời, việc về với Lưu Bị của Bàng Thống là một điều hoàn toàn đúng đắn bởi ít nhiều nho sĩ thời ấy cũng hay nói với nhau: " Thà bước trăm dặm để phò người trọng dụng mình còn hơn bước mười dặm để phò người không biết trọng dụng mình". Vậy trước hai ý này, ý kiến nào mới là đúng?
Bàng Thống (Phượng Sồ) thực sự có phải kẻ phản chủ khi rời bỏ Tôn Quyền, về phò trợ Lưu Bị?
Trận Xích Bích sẽ không thể thắng nếu thiếu kế của Bàng Thống
Người đời tương truyền rằng, Bàng Thống không lập gia thất, dành một thời trai trẻ của mình để ngao du thiên hạ mặc dù biết mình sinh phải thời chiến loạn Tam Quốc, thời điểm trước trận Xích Bích, hai bên Đông Ngô và Thục Hán hợp lực cùng nhau chống Tào Ngụy, lúc này Bàng Thống đã theo Đông Ngô, tự dùng mình vào kế phản gián, một mình giả vờ xin hàng theo Ngụy, một mặt hiến kế cho Tào Tháo dùng xích sắt ghép các thuyền lại thành một cụm để tránh cho quân sĩ say sóng nhưng thực chất là khiến thuyền không tản ra được khi bị hỏa công.
Nhờ vậy mà khi Chu Du sử dụng hỏa công, thuyền của Tào Tháo tập trung lại thành một cụm nên không chạy thoát được, đành cháy rụi hết. Từ sự kiện này ta có thể thấy đại quân sư Bàng Thống rất ít khi xuất hiện để hiến kế, nhưng một khi đã có kế hiến thì nhất định đó là diệu kế mang lại thắng lợi cho toàn trận.
Bàng Thống chấp nhận mang tiếng phản chủ khi rời bỏ Tôn Quyền?
Tôn Quyền vì nhìn thấy diện mạo kỳ quặc của Bàng Thống mà không sinh ý trọng dụng.
Sau khi Chu Du mất, nhận thấy vị trí Đô đốc quản quân của Đông Ngô một ngày thiếu người, trăm đường bất lợi nên Lỗ Túc - một triều thần của Đông Ngô đã viết thư tiến cử Bàng Thống cho Tôn Quyền, nhưng có lẽ vì khi đó Tôn Quyền vẫn còn vướng trong nỗi đau mất đi hiền tài Chu Du nên đã không mảy may chú ý tới Bàng Thống, chỉ giao cho Bàn Thống một chức quan nhỏ và để Lỗ Túc thay Chu Du sau này. Nhận thấy mình không được minh chủ Tôn Quyền trọng dụng nên Bàng Thống khi đó lập tức từ quan, tiếp tục cuộc sống ngao du sơn thủy của mình trong thời loạn chiến.
Bàng Thống về với Lưu Bị như cá gặp nước, phụng tề thiên vân?
Nghe theo lời Lỗ Túc tiến cử, Bàng Thống chọn về đất Thục Hán, theo phò tá Lưu Bị.
Trong sử sách Tam Quốc cũng có nêu Lỗ Túc là một người thức thời, vậy nên khi nghe Bàng Thống nói từ nay về sau sẽ không còn tới màng thế sự, chỉ sống một cuộc đời lang bạt phiêu du, Lỗ Túc cảm thấy tiếc nuối cho một tài năng mưu lược như Bàng Thống nên một mặt làm bài hịch mắng bạn mình, một mặt viết thư tiến cử Bàng Thống với Lưu Bị. Về đất Kinh Châu, Bàng Thống được Lưu Bị cho làm quan của một huyện nhỏ tên Lỗi Dương. Nhưng sau đó thấy dân tình phản ánh Bàng Thống không chú trọng xử lý công việc nên Lưu Bị đành phải cách chức người này.
Bàng Thống không làm tròn chức quan nhỏ ở huyện Lỗi Dương, khiến cho Trương Phi rất tức giận.
Biết chuyện, Lỗ Túc bên Đông Ngô lần hai viết thư cho Lưu Bị tiến cử Bàng Thống, nói rõ rằng không thể dùng Bàn Thống vào một chức quan nhỏ. Khổng Minh lúc này cũng khuyên Lưu Bị nên quan tâm tới Bàn Thống. Do vậy nên Lưu Bị bèn triệu tập Bàng Thống để cùng ông đàm luận về mưu lược thiên hạ, sau buổi trò truyện ấy, Lưu Bị rất cảm phục chí lớn của Bàn Thống, lập tức bổ nhiệm ông làm Quân sư trung lang tướng, vai trò cùng cấp với Khổng Minh.
Dẫu biết với lớp nho sĩ thời Tam Quốc, quan niệm "Đã là một lòng thì quyết không dành để thờ hai chủ" thực sự là một điều đáng quý mà rất ít người giữ trọn được lý tưởng này để trở thành những bậc hiền nhân như Khổng Minh. Tuy nhiên không trường hợp của Bàng Thống chưa thể gọi là một lòng thờ phụng hai chủ vì ông đã rõ ràng rời bỏ Đông Ngô - nơi không trọng dụng tài năng của mình để về với đất Thục Hán.
Hiến nhiều thần cơ diệu kế cho Lưu Bị, nhưng Bàng Thống chưa bao giờ hiến mưu để làm hại tới đất Đông Ngô.
Hơn nữa, ta cũng không thể xếp hạng Bàng Thống ngang với những kẻ phản chủ bởi sau khi về với Lưu Bị, thời điểm Thục Hán và Đông Ngô xảy ra nhiều xung đột, Bàng Thống chưa bao giờ chủ động hiến kế giúp Lưu Bị làm hại tới Đông Ngô, mà có được hỏi thì ông cũng khéo lời chối từ. Một mặt khác, ông luôn luôn lấy tinh thần "dĩ hòa vi quý" khi nói về vấn đề giữa Đông Ngô và Thục Hán. Do đó khi nhận ra Bàng Thống cũng là một người nhân nghĩa giống như mình, Lưu Bị thêm phần kính nể và ngày càng trọng dụng hiền tài này nhiều hơn.
Các bạn yêu thích Tam Quốc có thể cùng Khổng Minh Truyện tiếp tục thảo luận về Bàng Thống cũng như nhiều bậc đại quân sư khác tại đây.
Theo Gamek
Tổng hợp game mobile online mới được mua về Việt Nam Cùng chúng tôi điểm qua một vài tựa game mobile online mới được đưa về Việt Nam. Theo dự kiến, những tựa game này sẽ sớm ra mắt game thủ Việt trong thời gian tới. Ngọa Hổ Tàng Long Mobile Điểm đặc biệt ấn tượng của game mobile online Ngọa Hổ Tàng Long Mobile chính là nền tảng đồ họa full 3D khá...