Tuyệt chiêu trồng rau sạch bằng rong của nông dân xứ Quảng
Làng Trà Quế (thuộc xã Cẩm Hà, TP. Hội An, Quảng Nam) nổi tiếng với nghề trồng rau sạch từ hàng trăm năm qua. “Bí kíp” để trồng ra những loại rau thơm ngon đặc trưng này là bón bằng rong lấy từ sông Đế Võng.
Bón rau sạch bằng rong
Theo ông Mai Kim Phương – Chủ tịch UBND xã Cẩm Hà, làng rau Trà Quế có hơn 18ha, với hơn 200 hộ gia đình làm nghề nông nghiệp, trong đó chủ yếu là trồng rau sạch. Rau Trà Quế nổi tiếng với trên 20 chủng loại rau ăn lá và rau gia vị; đặc biệt, có nhiều loại rau không nơi nào thơm ngon bằng như: húng, é, tía tô,… Khi trộn lẫn các loại rau vào nhau sẽ hội đủ 5 vị cay, chua, ngọt, đắng, chát.
Nhờ bón bằng rong, rau Trà Quế có hương vị đặc biệt, ngon ngọt đặc trưng. Ảnh: Trần Hậu
“Rau Trà Quế sạch từ khâu chọn đất và hệ thống nước tưới không bị ô nhiễm. Đất được tăng độ mùn và tơi xốp bằng rong ở sông Đế Võng. Ngoài ra, người dân còn dùng loại phân chuồng để hoai, phân vi sinh chế biến từ thảo mộc. Người dân làng rau Trà Quế còn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để sản xuất rau sạch theo quy trình khép kín. Nhờ vậy mà không ảnh hưởng đến môi trường và có sản phẩm sạch đến người tiêu dùng”, ông Phương cho hay
Nguồn rong từ các con sông ở Hội An giúp đất tăng cường phì nhiêu, giảm chi phí nghề rau. Ảnh: Trần Hậu
Lão nông Nguyễn Lên (60 tuổi, thôn Trà Quế) với hơn 30 năm trồng rau, cho biết: “Tiếp nối truyền thống của ông cha, thế hệ con cháu chúng tôi quyết tâm giữ gìn nghề truyền thống trồng rau sạch của làng rau Trà Quế. Hiện nay, tôi trồng 800m2 với các loại rau như: mồng tơi, húng, rau é, xà lách,… Mỗi ngày cung cấp ra thị trường khoảng 25-30kg rau, với giá trung bình từ 25 – 35 nghìn đồng/kg; sau khi trừ chi phí, tôi lãi trên 300 – 400 nghìn đồng/ngày”.
Video đang HOT
Làng rau Trà Quế có hơn 18ha, với hơn 20 chủng loại rau ăn lá và rau gia vị. Ảnh: Trần Hậu
Theo ông Lên, làng rau Trà Quế từ lâu rồi đã “nói không” với các loại thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng. Hằng ngày, người dân nơi đây dậy từ tinh sương để gánh nước, vớt rong dưới đầm Trong, đầm Ngoài của sông ế Võng về bón cho rau. Chỉ có loại rong tự nhiên này mới thích hợp với đất Trà Quế. Vừa tăng cường độ xốp, độ phì nhiêu, màu mỡ cho đất, vừa giảm chi phí đầu vào cho bà con. Nhờ sử dụng nguồn rong có bốn mùa này, mà rau Trà Quế có hương vị rất đặc biệt.
Nguồn rong ở sông Đế Võng làm nên hương vị rất đặc biệt của rau Trà Quế. Ảnh: Trần Hậu
Truyền thống trồng rau sạch ở Trà Quế luôn được khách hàng tín nhiệm nhiều năm qua.
Hằng ngày, người dân ở làng Trà Quế dậy từ tinh sương để gánh nước, vớt rong dưới đầm Trong, đầm Ngoài của sông ế Võng về bón cho rau. Ảnh: Trần Hậu
Nông dân kiêm hướng dẫn viên
Sống gần phố cổ Hội An và TP.Đà Nẵng sầm uất, người làng rau Trà Quế vẫn thủy chung, son sắt với nghề trồng rau.
Những năm gần đây việc trồng rau kết hợp với phát triển du lịch sinh thái đã giúp bà con nông dân ở Trà Quế nâng cao thu nhập. Ảnh: Trương Hồng
Du khách đến với làng rau Trà Quế, vừa được tham quan làng rau, vừa được trải nghiệm làm nông dân. Người dân bao năm lam lũ với nghề rau, vẫn luôn nở nụ cười đôn hậu, tận tình hướng dẫn du khách các công đoạn làm nghề, cùng du khách xuống vườn xới đất, tưới rau,… Họ quen với việc làm hướng dẫn viên du lịch tại chỗ mà không cần qua một lớp bồi dưỡng, đào tạo nào.
Cụ bà Nguyễn Thị Xim (75 tuổi, làng rau Trà Quế) với kinh nghiệm hơn 40 năm trồng rau, cho biết: “Đến du lịch tại làng rau Trà Quế du khách có thể được dạo quanh làng bằng xe đạp, bằng thuyền, được tận mắt chứng kiến nông dân trồng và chăm sóc rau.
Những năm gần đây nhờ việc trồng rau kết hợp với làm du lịch mà thu nhập của tôi tăng lên đáng kể. Ngoài việc sản xuất rau cho các nhà hàng, siêu thị, tôi còn hướng dẫn du khách trồng rau, tham quan mô hình trồng rau an toàn của mình. Nhờ liên kết với các doanh nghiệp du lịch mà thu nhập của tôi tăng lên đáng kể. Hàng ngày, tôi có thể tiếp từ 3 – 4 đoàn khách du lịch đến thăm vườn, tiền hoa hồng nhận được từ 300 – 500 nghìn đồng”.
Cụ bà Nguyễn Thị Xim cho biết, mỗi ngày bà tiếp từ 3 – 4 đoàn khách du lịch đến thăm vườn, tiền hoa hồng nhận được từ 300 – 500 nghìn đồng. Ảnh: Trần Hậu
Ông Trang Thanh Hùng – Trưởng thôn Trà Quế cho biết: “Làng rau Trà Quế là điểm tham quan lý tưởng tại Hội An. Đây là nơi cung cấp rau sạch lớn nhất của tỉnh Quảng Nam. Làng nghề phát triển mạnh, kết hợp với du lịch sinh thái đã giúp cho bà con nâng cao thu nhập”.
“Hàng ngày, làng rau Trà Quế cung cấp ra thị trường hàng tấn rau các loại, đồng thời kết hợp với các công ty lữ hành làm du lịch, đã đem lại nguồn thu ổn định cho bà con nông dân. Thời gian tới, xã tiếp tục đẩy mạnh phát triển làng nghề rau sạch truyền thống, nhằm xây dựng thành sản phẩm tiêu biểu theo Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” để nâng cao thu nhập cho bà con…” . ông Mai Kim Phương – Chủ tịch UBND xã Cẩm Hà chia sẻ.
Theo Danviet
Rau Trà Quế nổi tiếng ngon ngọt nhờ bón loại phân bón đặc biệt này
Ở làng rau Trà Quế (xã Cẩm Hà, TP.Hội An, Quảng Nam) thay vì sử dụng các loại phân hóa học, lá cây... để bón cho rau, người dân lại tận dụng nguồn rong dồi dào từ đầm Trà Quế, nhờ thế giúp cho thương hiệu rau ở đây được nhiều người biết đến.
Nông dân lấy rong ở đầm Trà Quế để bón cho rau. Ảnh: Q.T
Ông Nguyễn Hoang - Phó ban Nông nghiệp xã Cẩm Hà cho biết: "Ở làng rau Trà Quế có khoảng 200 hộ sản xuất và hầu hết đều sử dụng rong kèm bánh dầu để bón cho rau". Ông Hoang cũng thông tin thêm, từ trước năm 1975, các cụ cao niên ở đây đã biết sử dụng rong để chăm bón rau, dần dà sau này mọi người thấy hiệu quả nên làm theo, bây giờ thì cả làng Trà Quế cùng sử dụng rong ở đầm để canh tác cây rau. Được biết, ở đầm Trà Quế có rong chân vịt, rong đuôi chồn... Đây là những loại rong nước ngọt kết hợp một chút nước lợ nên mới sử dụng để bón cho rau được chứ ở một số nơi khác của Hội An cũng có rong nhưng là rong nước mặn nên không thể dùng cho nông nghiệp.
Người dân địa phương cho hay, rong được khai thác vào sáng sớm hoặc chiều muộn bằng thúng chai. Người dân lấy thúng chai chèo quanh đầm kéo rong rồi chở về tập kết phơi qua một nắng cho héo là có thể đem bón cho rau. Rong ở đây giúp giữ độ ẩm rất tốt và còn làm tơi xốp đất nên rất thích hợp cho rau phát triển, đặc biệt thích hợp với hành, rau húng... Theo ông Mai Cử, người dân Trà Quế, trong làng hộ nào già yếu không lấy được rong thì các hộ khác lấy giùm để cùng bón cho cây rau. Rong có thời gian phân hủy nhanh hơn nhiều so với các loại lá cây khác nên càng thân thiện với môi trường. Người dân ở đây cũng cho biết các loại rau được bón rong có hương vị đặc biệt nên mọi người rất ý thức bảo vệ đầm, chỉ khai thác vừa đủ để sử dụng.
Sản lượng rong ở đầm Trà Quế (có diện tích khoảng 20ha) khá dồi dào và chưa khi nào người nông dân địa phương bị thiếu hụt nguồn rong để sản xuất. Theo ước tính của ông Nguyễn Hoang, mỗi sào rau ở Trà Quế một năm dùng hết khoảng 2 tấn rong, như vậy, 18ha rau canh tác ở làng mỗi năm dùng đến chừng 720 tấn rong. Trong mùa mưa, người dân vẫn có rong để bón cho rau bởi nước đầm có lên cao thì cây rong vẫn phát triển chứ không bị chết và khai thác xong thì rong lại mọc lại ngay nên nguồn cung không bị thiếu hụt. Giờ đây, việc sử dụng rong để bón cho rau đã được người dân Trà Quế coi như một tập quán trong sản xuất nông nghiệp từ đó dần hình thành nét đặc trưng cho làng rau nổi tiếng của xứ Quảng.
Theo Quốc Tuấn (Báo Quảng Nam)
Du lịch sinh thái: "Muốn níu chân du khách, phải thổi hồn vào nông sản" Đôi khi chỉ là những vật dụng của người nông dân dùng để bắt gà, bắt lợn nhưng cũng khiến nhiều khách Tây có những trải nghiệm vô cùng thích thú. Phong cách sống, đời sống hàng ngày của bà con nông dân cũng là sản phẩm mà khách du lịch quốc tế muốn thử, xem và cảm nhận. Ông Phạm Hà -...