“Tuyệt chiêu’ tỏ tình cho cô nàng nhút nhát ngày Tết
Nếu bạn có tình cảm với chàng, hãy can đảm thổ lộ tình cảm ngay dịp Tết này để không phải hối tiếc về sau nhé. Cùng tham khảo các bí quyết tỏ tình ngày Tết dưới đây!
Nếu bạn có tình cảm với chàng, bạn là một cô nàng nhút nhát thì hãy can đảm thổ lộ tình cảm ngay dịp Tết này để không phải hối tiếc về sau nhé. Cùng tham khảo các bí quyết tỏ tình ngày Tết dưới đây!
Hãy tìm hiểu về sở thích của chàng
Bạn đừng nên vội vã hành động hay quyết định tỏ tình sớm chuyện gì quá nhanh trước khi chưa tìm hiểu rõ ràng về chàng. Bạn hãy cố gắng tìm hiểu xem chàng muốn ăn gì, làm gì hay muốn đi chơi ở đâu, thích đi xem phim hay nghe nhạc ở đâu. Việc này sẽ giúp bạn hiểu thêm nhiều điều về chàng. Việc tìm được điểm chung sẽ dễ dàng giải bày trong chuyện tình cảm của bạn và bạn dễ dàng tỏ tình hơn.
Trước khi tỏ tình với chàng bạn nên tìm hiểu 1 chút về sở thích của chàng
Can đảm thổ lộ tình cảm
Thay vì chỉ ngồi nghĩ trăm phương ngàn kế bộc lộ tình cảm để tỏ tình với chàng, hãy tự tin đến gặp chàng và nói ra những điều bạn muốn thổ lộ. Hãy suy nghĩ về những điều tuyệt vời sau khi bạn chia sẻ cảm xúc với chàng. Có thể chàng cũng thích bạn nhưng chưa tìm được cơ hội thuận lợi nào thì sao.
Không phải chỉ có con trai mới thổ lộ tình cảm của mình mà con gái có thể làm điều này. Hãy cho mình một cơ hội và can đảm thổ lộ lòng mình với chàng. Nó sẽ tốt hơn nhiều so với việc sau này bạn chỉ biết ngồi ngậm ngùi tiếc nuối vì không dám thực hiện.
Đừng quá tin tưởng vào các “tín hiệu”
Video đang HOT
Ở đây là các tín hiệu mà bạn phát đi với chàng. Chàng không thể nào biết được những suy nghĩ của bạn, vì thế chưa chắc đã nhận ra những cử chỉ, hành vi mà bạn cố gắng tỏ ra là thích anh ấy. Cách tốt nhất là hãy trực tiếp nói ra tình cảm của mình. Chắc chắn chàng sẽ đánh giá cao sự can đảm của bạn cũng như giúp bạn tỏ tình thành công .
Trở thành bạn bè trước tiên
Nếu như bạn thực sự thích một chàng trai nhưng lại quá nhút nhát để thể hiện tình cảm, chưa dám tỏ tình với chàng. Trước tiên hãy cố gắng là một người bạn, tiến tới là một người bạn thân thiết. Khoảng thời gian gắn bó với nhau sẽ giúp bạn tìm ra những khoảnh khắc phù hợp để nói với chàng bạn cảm thấy thế nào khi ở bên chàng, chàng quan trọng với bạn ra sao. Bạn không nên duy trì mối quan hệ tình bạn quá dài vì nếu như mọi việc không thuận lợi, nó sẽ phá vỡ tình cảm của hai người.
Trở thành bạn bè thân của chàng là cách giúp bạn tiến xa với chàng hơn
Đừng giả mạo là một người khác
Bạn là một người nhút nhát, thiếu tự tin, bạn từng nghĩ rằng sẽ cố gắng bộc lộ tình cảm với chàng thông qua việc chat, nhắn tin Yahoo hay qua mạng xã hội. Bạn đừng cố gắng để làm những điều đó chỉ để tỏ tình với chàng.
Bạn không nên che giấu bản thân bạn sau một biệt danh, một nickname nào khác. Hãy là chính bạn, với những cảm xúc được nói ra từ chính con người bạn. Việc giả mạo thành 1 người khác không tốt cho bạn chút nào.
Không sợ thất bại
Lúc đầu mọi chuyện sẽ khó khăn với bạn, nhưng chỉ cần bạn nghĩ rằng mình sẽ làm được, bạn sẽ thành công. Đừng sợ khi nói với chàng về cảm xúc của bạn, bạn sẽ có nhiều điều để mất nếu bạn không dám làm. Bạn đừng lo lắng quá về chuyện tỏ tình của mình, hãy chân thành và tin tưởng bạn sẽ có được tình yêu của chàng.
Theo lamsao.com
Tết quê xưa khó phai mờ trong ký ức
Càng thêm tuổi, chúng ta lại càng bị nhiều áp lực, lo toan đè nặng lên vai. Nhiều công việc, nhiều mối quan hệ cần giải quyết. Thành người lớn đâm ra sợ Tết. Điều duy nhất còn nồng ấm trong lòng chúng ta về Tết là những ký ức xa xôi...
Nhớ ngày xưa còn bé, một năm điều mong chờ nhất là mấy ngày Tết. Tết là thời khắc đầm ấm sum vầy. Ai đi xa cũng muốn trở về nhà trong ba ngày Tết để thờ cúng ông bà tổ tiên, để đoàn viên với gia đình họ mạc.
Quê tôi tết thường hay có tục đụng lợn. Để được chén bữa lòng lợn tiết canh cuối năm thì sắp Tết còn bao nhiêu việc. Việc đầu tiên là lấy bùn nháo than và xay lúa giã gạo. Bây giờ chất đốt lương thực, thực phẩm chẳng thiếu thứ gì. Chẳng mấy người còn nhớ được cái khung cảnh ngày xưa ấy.
Những ngày áp Tết người ta thường coi sóc lại phần mộ của gia đình. Tết đến xuân về phần mộ ông bà cha mẹ không thể không chăm sóc hương nhang.
Cận Tết đi học ngang qua cánh đồng lã bã mưa phùn gió bấc, rét cắt ruột cắt da, chỉ mong sớm được nghỉ để ở nhà. Trưa học về, vừa đói vừa rét, cứ nhìn cái thân cây gạo khẳng khiu chỉ mong thật mau đến Tết để được no nê thịt mỡ, bánh chưng xanh.
Người nhà quê luôn mang nặng ý thức hướng về nguồn cội và hiếu thảo với ông bà tổ tiên. Những ngày áp Tết người ta thường coi sóc lại phần mộ của gia đình. Tết đến xuân về phần mộ ông bà cha mẹ không thể không chăm sóc hương nhang.
Hăm sáu Tết, người nhà quê đã chọn những tàu lá chuối hột thật đẹp trong vườn, dùng liềm cắt xuống để vài ba bữa cho lá mềm đi gói bánh chưng. Cũng có nhiều nơi gói bánh lá dong. Phiên chợ Tết quê đầy những dãy hàng lá dong xanh ngăn ngắt. Những bó lạt mỏng mềm cảm giác như buộc được cả mùa xuân. Việc gói bánh chưng trong những ngày cuối năm quả là trọng đại. Cứ xong nồi bánh chưng thì nhà nào nhà ấy mới thấy nhẹ nhõm.
Buổi sáng ngày hăm tám Tết, những người đàn bà trong gia đình bắt đầu ngâm gạo đãi đỗ. Những thúng gạo nếp đầy vập, cái rá đựng đỗ xanh đãi vỏ lòng vàng ươm. Chiều đến mấy nhà quanh xóm đụng lợn, chia mỗi nhà mươi cân thịt lợn. Người ta thường thái những miếng to để gói bánh chưng, sau khi thịt được ướp muối hạt và tiêu sọ thì được nâng niu đặt vào giữa lòng khuôn bánh gồm gạo nếp trắng tinh, đỗ xanh lòng vàng bóng.
Tết xưa, người xưa đều giản đơn và mộc mạc, chỉ cần có nồi bánh chưng, vài cân thịt lợn là thấy cuộc đời ấm no hạnh phúc.
Người gói khéo léo ém miếng thịt cân đối, góc bánh chắc không xô lệch, lạt buộc vuông thành sắc cạnh... Bánh gói xong được luộc bằng than hoặc củi, đêm cuối năm, hơi lửa quện với mùi thơm của bánh chưng, lúc này người ta mới thấy thong thả và thấy hạnh phúc. Cảm giác như đất trời và con người giao hòa với nhau gần gụi biết bao nhiêu.
Tết quê đầm ấm nhất là bữa cơm tất niên, con cháu xa gần về nhà đông đủ. Trẻ con xúng xính mặc thử quần áo mới, người lớn bày biện mâm ngũ quả, cắt cành đào, thắp nén hương trầm, đặt lên ban thờ trái bưởi đào mới cắt ở vườn nhà, sửa sang nhà cửa rồi lại chuẩn bị sắp sanh mâm lễ cúng giao thừa.
Ở quê có nhiều gia đình sau khi đón giao thừa ở nhà, họ cùng con cháu đội mâm lễ lên đình làng cúng Thành hoàng.
Đêm trừ tịch, đình làng sáng trưng ánh điện, dân làng tề tựu đông vui, cảm giác linh thiêng và thành kính đến vô cùng. Đêm giao thừa không trăng sao nhưng nếu trời đêm quang mây và sáng, các cụ già bảo năm mới sẽ độc trời, người hay ốm đau, thiên tai địch họa. Năm nao tối trời thì thuận thiên hạ thái bình, người già ít bệnh và dân chúng bình an lắm.
Tết quê xưa mãi mãi sẽ là những ký ức khó có thể phai mờ.
Tết xưa, người xưa đều giản đơn và mộc mạc. Người ta sống mà chẳng toan tính nhiều, chỉ cần cơm đủ no, Tết có nồi bánh chưng, vài cân thịt lợn là thấy cuộc đời ấm no hạnh phúc.
Nghi thức sáng mùng một, ai nấy rửa mặt bằng nước nấu lá mùi thơm phức. Trẻ con tự động giở sách ra đọc một bài rõ to gọi là khai chữ đầu năm để việc học hành cả năm trôi như cháo chảy. Người già thì đi lễ chùa lấy lộc xin chữ đầu năm. Tục mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy được người ta truyền tụng đời nối tiếp đời.
Tết xưa ấm áp và đơn giản như vậy đấy. Một cành đào chặt ở vườn nhà. Hương bài thơm ngọt quện với hương bưởi thanh tao trên bàn thờ ông bà cha mẹ. Con cháu thành kính dâng cơm cúng tổ tiên ba ngày Tết với thịt mỡ bánh chưng. Tết quê xưa mãi mãi sẽ là những ký ức khó có thể phai mờ.
Theo thegioitiepthi.vn
Tết để con yêu thương mẹ hơn Chi còn mấy ngày nữa thôi là đến Tết Nguyên đán, moi ngươi đang háo hức chào đón năm mới. Con cũng thế, về Tết để con yêu thương me hơn. Tháng Chạp đến tự bao giờ, cơn mưa nhỏ trốn trong kẽ lá bỗng ào xuống mát lạnh, nhìn qua cửa sổ, tôi bắt gặp những giọt sương long lanh còn đọng...