Tuyệt chiêu lựa chọn rèm cửa căn hộ không nên bỏ qua
Dưới đây là trọn bộ “bí kíp” giúp bạn lựa chọn rèm cửa phù hợp cho căn hộ của mình.
Lựa chọn chất liệu may rèm cửa
Trên thị trường hiện nay có đa dạng chất liệu may rèm, từ các loại vải như nhung, gấm, đũi, lụa cho đến nhôm, nhựa tổng hợp, chất dẻo,… Trong đó, rèm vải là loại truyền thống và thông dụng nhất.
Ngoài ra, vải nhung, gấm cũng được ưa chuộng để làm rèm treo trong phòng phong cách cổ điển vì có màu sắc sang trọng, bền chắc, độ rủ cao. Ngoài ra, các loại vải như tuyn, đũi, lụa, sa tanh cũng phù hợp để tôn lên vẻ đẹp quý phái của không gian.
Hiện nay, chất liệu may rèm cửa căn hộ rất đa dạng. (Đồ họa: Trang Thiều)
Đặc biệt, vải thô, trơn một màu hoặc có hoa văn nhẹ nhàng, đơn giản cũng rất thích hợp làm rèm cửa cho ngôi nhà phong cách hiện đại. Lưu ý, khi chọn vải may rèm, bạn nên sử dụng chức năng đèn pin của điện thoại để soi thử, kiểm tra độ chắn sáng của vải. Ngoài ra, rèm che cửa sổ hướng về nơi quá ồn cũng nên làm bằng vải dày để tăng cường khả năng cách âm.
Video đang HOT
Lựa chọn màu rèm cửa
Để căn phòng của bạn hài hòa, cân đối về màu sắc, bạn nên chọn màu rèm cửa phù hợp với màu sơn tường và thể hiện sự liên kết với đồ nội thất. Trước hết, hãy chọn màu vải cùng tông với màu sơn tường, không nên “lệch pha” gây mất thẩm mỹ.
Màu sắc rèm cửa đa dạng mang đến nhiều sự lựa chọn cho gia chủ. (Đồ họa: Trang Thiều)
Gợi ý dành cho bạn là, các rèm màu sáng như màu kem, trắng ngà, vàng nhạt hoặc các tông màu trung tính như xám nhạt dễ phối với nhiều màu. Khi lựa chọn màu hãy lưu ý, rèm cửa là một mảng lớn trong không gian nội thất, nên làm nền để tôn lên vẻ đẹp của đồ đạc, nâng cao giá trị thẩm mỹ của căn nhà.
Lựa chọn kích thước rèm cửa
Trước khi quyết định đặt may rèm cửa, bạn nên trao đổi một số thông số cơ bản mình mong muốn với nhân viên. Dưới đây là một số lưu ý về kích thước rèm cửa:
- Về chiều cao, rèm cửa nên che kín từ trần xuống cách sàn khoảng 5-7 cm. Nếu là rèm cửa sổ, nên thả rèm xuống dưới khung cửa khoảng 20 cm.
- Về chiều rộng, rèm cửa nên bao trùm toàn bộ mảng tường hoặc rộng hơn so với cửa sổ mỗi bên tối thiểu 50 cm.
Hãy lưu ý về kích thước rèm cửa khi đặt may. (Đồ họa: Trang Thiều)
- Rèm vải có độ rủ đẹp nhất là khi chiều rộng của vải bằng 2,5 lần chiều rộng thực tế của cửa sổ.
- Thanh treo nên dài hơn chiều rộng khung cửa của bạn từ 24-36 cm. Phần dư ra chính là nơi bạn buộc cố định các tấm vải rèm ở hai bên cửa sổ khi không cần chắn sáng, đồng thời giúp khung cửa sổ lớn hơn so với thực tế.
Bạn có biết, chọn rèm cửa cũng là một cách giảm tải hóa đơn tiền điện đầy hiệu quả!
Ngày nay, chúng ta không chỉ sử dụng chiếc rèm cửa với chức năng trang trí, điều chỉnh ánh sáng... mà nó còn được coi như một loại thiết bị để tiết kiệm điện năng tiêu thụ.
Rèm cửa là vật có chức năng trang trí, ngăn ánh nắng mặt trời, đem lại không gian riêng tư cho mỗi căn phòng. Nếu biết lựa chọn, bạn sẽ tìm được loại rèm cửa giảm nhiều lượng điện năng tiêu thụ nhờ khả năng cản ánh sáng và giảm sự truyền nhiệt vào trong nhà, giúp nhà luôn mát mẻ, không cần nhiều đến thiết bị làm mát trong nhà. Và cách chọn rèm cửa tiết kiệm điện năng dưới đây chắc chắn sẽ giúp ích nhiều cho bạn đó.
Để chọn được rèm cửa tốt giúp giảm tải hóa đơn tiền điện, bạn nên quan tâm đến cả chất liệu kích thước, màu sắc, họa tiết, hình dáng của rèm. Tốt nhất nên lựa chọn rèm với các màu sắc như: xanh lá non, màu xanh biển, màu trắng, xám, kem, trắng sữa... Màu này tạo cảm giác mát mắt trong ngôi nhà, giúp căn nhà luôn sáng sủa, thoáng mát. Gia chủ nên tránh lựa chọn những gam màu nóng như màu đỏ hoặc màu cam, tím... vì chúng sẽ tạo ra không gian bí bách, khiến căn phòng thêm ngột ngạt và tạo cảm giác nóng hừng hực, khó chịu. Nhìn chung, chọn rèm sáng màu sẽ giảm hấp thụ nhiệt vào phòng, thiết bị làm mát trong nhà bạn ít hoạt động hơn, và giúp bạn tiết kiệm tiền điện rất nhiều.
Lựa chọn chất liệu rèm cửa cũng vô cùng quan trọng. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại rèm cửa có khả năng cản sáng giảm điện năng tiêu thụ và mang lại không khí mát mẻ vào nhà như rèm gỗ tự nhiên, rèm lá dọc, rèm tre... So với các loại rèm thông thường, các rèm chất liệu này thường có khả năng cản ánh nắng tốt, ít hấp thụ nhiệt nóng bên ngoài vào nhà. Đối với các loại rèm truyền thống mà chúng ta vẫn sử dụng như rèm vải một lớp, rèm roman... chúng đều khiến ánh nắng mặt trời chiếu qua cửa làm nóng rèm. Nhiệt lượng từ đó tiếp tục truyền vào làm nóng không gian trong phòng, khiến phòng phải sử dụng nhiều thiết bị làm mát.
Rèm kính được ưa chuộng
Với sự phát triển như vũ bão của ngành vật liệu xây dựng, vật liệu rèm cửa cũng đánh dấu bước phát triển vượt bậc khi đã phát minh ra loại rèm nằm trong hộp kính có khả năng kiệm điện năng tốt nhất hiện nay. Rèm kính thì có chế độ điều chỉnh nâng lên hạ xuống bằng tay hoặc tự động, chức năng trang trí, điều chỉnh ánh sáng, đem lại không gian riêng tư cho mỗi căn phòng giảm thiểu điện năng tiêu thụ cho cả phòng. Khi ánh nắng chiếu vào phòng, một phần nhiệt lượng sẽ bị tấm rèm kính phản xạ ngược lại giữ lại nhiệt giữa hai lớp kính. Khí trơ nằm trong hộp kính có đặc tính truyền nhiệt rất kém nên chỉ một lượng nhiệt rất nhỏ được truyền vào nhà.
Hình ảnh: Minh họa
Căn hộ ở Hà Nội 3 đời sửa sang vẫn lộn xộn bất ngờ "lột xác" ngoạn mục Căn hộ xây dựng từ những năm 1970, từng được cơi nới 3 lần bởi các chủ cũ nhưng vẫn bí bách, lộn xộn. Căn hộ nằm trong khu tập thể cũ, được xây dựng từ những năm 1970 với diện tích 70m2. Trước đó, căn nhà cũng từng được các đời chủ cũ sửa sang tới ba lần nhưng vẫn lộn xộn,...