Tuyệt chiêu làm thịt nướng chống chọi lại cả mùa đông của người Mông Cổ
Boodog là món ăn thơm, ngon, béo và nhiều dinh dưỡng nên đóng vai trò quan trọng trong khẩu phần ăn của người Mông Cổ, giúp họ chống chọi với mùa đông khắc nghiệt.
Người Mông Cổ nổi tiếng với việc sử dụng đá nung nóng để nấu ăn và Boodog là món đặc sản truyền thống của đất nước này vào mùa đông. Người ta rút xương con dê và lấy lớp da thịt nguyên vẹn để nhồi đá đã nung nóng, nội tạng và hành, khoai tây vào bên trong. Những viên đá nóng sẽ làm thịt chín dần từ trong ra ngoài.
Boodog là đặc sản truyền thống của Mông Cổ. Ảnh minh họa
Món boodog bắt nguồn từ lối sống du mục của người Mông Cổ, thường di chuyển trên lưng ngựa, không cố định một chỗ nên không thể mang theo đầy đủ dụng cụ nấu ăn. Vì vậy, chính thân thể của các con vật dùng để thay thế xoong, nồi và món boodog đã được ra đời.
Để làm được món boodog người ta mất khá nhiều thời gian và công sức. Sau khi làm thịt dê thì nội tạng được lấy ra hết, chỉ giữ lại gan, cật để làm sạch.
Lớp da thịt của dê sẽ được nhồi thêm muối, ớt bột, tiêu, vài củ hành, khoai tây, gan, cật và đá đã nung nóng trong một tiếng. Đá phải sạch, bề mặt nhẵn và tròn.
Video đang HOT
Trong món boodog ngoại trừ những viên đá thì mọi thứ khác đều ăn được. Ảnh minh họa
Những viên đá nhỏ nóng bỏng được dùng một chiếc kẹp kim loại cho vào phần chân trước, còn các viên lớn đặt vào khoang bụng. Họ cứ xếp một lớp đá nóng lại đến một lớp thịt cùng rau củ. Khâu kế tiếp người ta đốt lửa lớn để thui hết bộ lông bên ngoài, cạo sạch lớp da.
Trong khi đó, phần thịt sẽ chín dần từ bên trong. Do đá nung nóng tạo áp suất và hơi nước bên trong làm thịt chín mềm, nên người nấu phải cắt một lỗ nhỏ trên da để tránh nổ. Thịt sẽ chín khi lỗ thủng nhỏ đó nổi mỡ béo. Khi mổ ra phần nước được đổ ra bát riêng, vì nước chảy từ chất béo của con vật nên thực khách có thể uống.
Trong món boodog ngoại trừ những viên đá thì mọi thứ khác đều ăn được.
Món boodog Mông Cổ đã đi vào lịch sử khi nuôi sống một đội quân Mông Cổ đang khốn khổ vì đói. Theo chủ tịch Hiệp hội nấu ăn Mông Cổ, Thành Cát Tư Hãn đã đãi binh lính một bữa tiệc boodog khi cuộc chiến của ông dành chiến thắng.
Theo Đời sống & Pháp luật
Khám phá con phố lòng nướng bình dân dành dành cho khách du lịch 'gà mờ' ở Seoul
Cho dù không rành đường, bạn vẫn có thể dễ dàng tìm đến đúng nơi, thưởng thức món lòng đúng kiểu Hàn Quốc.
Bên cạnh thịt nướng, cơm trộn, gà hầm sâm cùng loạt đặc sản thì lòng nướng là một trong những món ăn bạn không nên bỏ dở khi du lịch xứ kim chi. Lòng nướng Hàn Quốc chế biến đa dạng, nhiều món, dễ gây du khách xiêu lòng và luôn nằm trong top những món ăn yêu thích của người bản địa.
Tại Seoul, có hàng ngàn quán bán lòng nướng, bạn có thể thấy biển hiệu món nhậu này ở nhiều nơi. Tuy nhiên nếu bạn là dân "gà mờ", không rành đường nhưng muốn thưởng thức lòng nướng đúng kiểu Hàn, giá bình dân thì chỉ cần đến phố lòng nướng ở khu Wangsimni, nơi mà cứ đến chiều tối, khách trong các tiệm ăn ngồi tràn cả ra dọc hai bên đường đi, không khí nhộn nhịp, tiếng cụng ly đến nửa đêm.
Chỉ dẫn đơn giản nhất dành cho bạn là di chuyển bằng tàu điện ngầm, đến ga Wangsimni (line 2 và 5, Bundang, Jungang-geongui), Exit 2, đi thẳng khoảng 300 m là đến. Chất lượng hàng quán ở đây ngang nhau, giá thành xấp xỉ, bạn có thể chọn bất cứ tiệm nào hoặc đi dạo một vòng, chọn nơi có giá hợp lý, ưng ý.
Lòng nướng trong tiếng Hàn gọi là gopchang (hoặc makchang), chế biến từ lòng non và dạ dày heo hoặc bò. Đến phố lòng, có nhiều loại cho bạn tha hồ lựa chọn, thông thường là lòng nướng trên bếp than sém vàng, giòn, dai sần sật hoặc biến tấu kiểu khác như nướng phô mai, nướng hành...
So với các món ăn khác của xứ củ sâm thì lòng nướng có ít đồ ăn kèm hơn, chỉ vài món làm vơi đi mùi đặc trưng của nội tạng như hẹ trộn mè, tỏi, ớt xanh, giá, hành tây ngâm chua cùng một nắm lá xà lách cho người thích ăn cuốn. Lòng thường được chấm với muối, dầu mè hoặc tương ớt.
Trong các số ấy, phải kể đến món được coi là thử thách lòng can đảm của thực khách nhất ở khu này, chính là gan và lá sách bò sống, rắc thêm tí mè. Theo nhận xét của người ăn được thì gan bò tuy tươi có màu đỏ trông lợm giọng, nhưng thực chất không khó ăn, hệt như nhai thạch rau câu và hơi nặng mùi. Còn lại, đa phần thực khách không dám nếm thử dù chỉ một ít. Quán chuyên bán lòng bò mới phục vụ thêm món này kèm trong set lòng đầy đủ các loại.
Ngoài ra, các túp lều dọc đường đi là 1 gợi ý nho nhỏ dành cho mọt phim Hàn. Trải nghiệm đứng ăn lòng, húp nước súp củ cải lạnh vào mùa hè, hay súp kim chi nóng hổi ngày mưa giống các thước phim đem đến cảm giác khá thú vị. Combo hoàn hảo nhất là nhắm lòng chung với rượu soju vừa cay vừa đắng. Giá đồ ăn tại đây thường dao động từ 10.000 đến 20.000 won/người (khoảng 200.000 - 400.000 đồng) tùy hàng quán. Đi càng đông, càng tiết kiệm chi phí mà nếm được rất nhiều món hơn.
Theo Dulich,net
Thịt lợn nướng ống tre Trong nghệ thuật ẩm thực, nếu bà con sống ở rẻo cao Tây Bắc có món thịt hun khói, hoặc thịt trâu gác bếp ngon nổi tiếng thì đồng bào các dân tộc thiểu số sống tại Tây Nguyên lại có món thịt lợn nướng ống tre ăn một lần nhớ mãi... Thịt nướng trong ống tre vẫn còn giữ được độ mềm...