Tuyệt chiêu khiến đạo chích nắp hố ga thúc thủ
Vấn nạn trộm nắp hố ga đã gây nên những tai nạn thương tâm khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, ít ai biết rằng chỉ với kỹ thuật sau, nhà sản xuất có thể khiến những tay đạo chích nắp hố ga thúc thủ.
Trước cuộc giao lưu trực tuyến “Nguy hiểm rập rình do hố ga mất nắp hàng loạt – giải pháp nào?” do Báo Nông Thôn Ngày Nay/ Điện tử Dân Việt tổ chức, bà Bùi Thị Ngọc Lan – Tổng Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Thiên Phát chia sẻ cách khiến những tay đạo chích nắp hố ga thúc thủ.
Theo bà Lan, gang cầu là loại gang có độ bền cao nhất trong các loại gang, do Graphit ở dạng cầu tròn. Bề ngoài gang cầu cũng có màu xám tối giống gang xám, song chỉ khác là Graphit của gang cầu có dạng thu gọn nhất hình quả cầu.
“Chính điều này quyết định độ bền kéo và khả năng chịu tải rất cao của gang cầu so với gang xám. Vì vậy gang cầu được sử dụng để sản xuất những chi tiết chịu lực lớn, chịu tải trọng, chịu va đập, chống mài mòn, hoa văn sắc nét và rất hiệu quả để sản xuất các nắp bể, nắp hố ga, nắp chắn rác, khắc phục hiện tượng gãy vỡ của nắp hố ga được sản xuất bằng gang xám” – bà Lan cho hay.
Sản phẩm từ gang cầu cho chất lượng tốt
“Căn cứ trên đặc điểm đặc biệt của gang cầu không thể đập vỡ bằng lực cơ học thông thường, nhà sản xuất đã chế tạo bản lề chống trộm cho sản phẩm nắp ga gang cầu. Bản lề được hàn chết bằng một đinh thép 14 mm để khắc phục triệt để tình trạng mất nắp hố ga đang xảy ra ở Việt Nam” – bà Lan nói.
“Công nghệ này, Công ty Thiên Phát chúng tôi đã áp dụng từ lâu. Sản phẩm của chúng tôi được các khách hàng thuộc các nước Anh, Ý, Đức, Tây Ban Nha … rất chuộng” – bà Lan cho hay.
Trong nước, những công trình đang sử dụng các dòng sản phẩm này là: Tòa nhà Quốc hội, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Khu di tích K9, Cảng Quốc tế Sài Gòn, Sân bay Tân Sơn Nhất (nắp hố ga sử dụng trên đường băng sân bay), sân bay Nội Bài, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Nhiệt điện Mạo Khê, Cẩm Phả, Mông Dương 2, Nhà máy Honda, Nhà máy SamSung Việt Nam…và nhiều khu đô thị, thành phố mới, sân golf trên toàn quốc.
Nhờ những ưu điểm trên mà gang cầu được sử dụng ngày càng nhiều để thay thế cho thép trong trường hợp chi tiết có hình dáng phức tạp, đặc biệt là trục khuỷu các động cơ nhẹ. Do đó giảm được hao phí nguyên vật liệu mà vẫn đảm bảo được điều kiện làm việc. Ngoài ra, gang cầu còn dùng để chế tạo các chi tiết máy trung bình và lớn, hình dạng phức tạp, chịu tải trọng cao, chịu kéo và va đập như các loại trục khuỷu, trục cán…
Video đang HOT
“Vì là một loại gang bền nhất trong các loại gang nên giá thành của gang cầu cao hơn so với nhiều loại gang khác” – bà Bùi Thị Ngọc Lan thông tin.
Theo Danviet
Thủ tướng nêu 4 đề xuất phát triển khu vực Mekong
Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Khu vực Mekong tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu 4 đề xuất của Việt Nam để đưa Mekong thành một khu vực hòa bình, ổn định, năng động và phát triển bền vững.
Chiều ngày 25/10, Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Khu vực Mekong (WEF-Mekong) được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội. Đây là lần đầu tiên Diễn đàn kinh tế thế giới tổ chức một hội nghị riêng về khu vực Mekong.
Với chủ đề "Phát triển khu vực Mekong: Đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và kết nối", Hội nghị gồm 5 phiên họp tập trung thảo luận nhiều vấn đề về phát triển và hội nhập của các nước Mekong như: tầm nhìn, định hướng phát triển khu vực Mekong, huy động nguồn lực cho phát triển cơ sở hạ tầng, tạo thuận lợi thương mại, đầu tư, du lịch, thúc đẩy công nghiệp hóa và phát triển bền vững trong khu vực Mekong trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4...
Mekong đang đối mặt với không ít thách thức
Mở đầu bài phát biểu tại diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề cập đến tầm quan trọng của khu vực Mekong với vai trò là điểm kết nối quan trọng ở Châu Á và là một thị trường giàu tiềm năng với dân số 240 triệu người và quy mô GDP trên 660 tỷ USD.
Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, khu vực Mekong đang gặp không ít thách thức. Đó là khoảng cách phát triển với các nền kinh tế khác trong ASEAN còn lớn, lợi thế lao động chi phí thấp đang giảm dần, biến đổi khí hậu diễn ra nhanh hơn dự báo...
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu 4 đề xuất để phát triển khu vực sông Mekong tại diễn diễn đàn WEF-Mekong
Các nhà Lãnh đạo ASEAN đã thông qua Tầm nhìn 2025 định hướng tiến trình xây dựng Cộng đồng tự cường, phát triển năng động, bền vững và gắn kết. Trong tiến trình đó, các nước Mekong xác định mục tiêu phát triển trở thành một khu vực hòa bình, ổn định về an ninh - chính trị, năng động và kết nối về kinh tế, bền vững về môi trường và hài hòa về xã hội. Để hiện thực hóa mục tiêu này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu 4 đề xuất của Việt Nam.
Thứ nhất, theo Thủ tướng, kết nối kinh tế nên được coi là là một trọng tâm ưu tiên thông qua việc đẩy mạnh kết nối giao thông trên các hành lang kinh tế tiểu vùng như Hành lang Kinh tế Đông-Tây (EWEC), Hành lang Kinh tế Bắc - Nam, Hành lang Kinh tế phía Nam...
Thứ hai, hợp tác thương mại, đầu tư và du lịch là động lực quan trọng: Các nước Mekong cùng với các nước ASEAN đang nỗ lực thực hiện mục tiêu xây dựng một thị trường thống nhất vào năm 2025, theo đó cần hợp tác tạo thuận lợi cho lưu chuyển thương mại, đầu tư và du lịch qua biên giới, đơn giản hóa và hài hòa quy trình, thủ tục trên các tuyến hành lang kinh tế.
Về đổi mới sáng tạo nâng cao sức cạnh tranh, Thủ tướng cho rằng, các nước Mekong không thể chỉ dựa vào khai thác tài nguyên, lao động giản đơn, mà cần mở rộng đầu tư mạnh mẽ vào đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu.
Đây là lần đầu tiên Diễn đàn kinh tế thế giới tổ chức riêng một hội nghị về khu vực Mekong
Việt Nam đang đổi mới mô hình tăng trưởng để nâng cao trình độ phát triển của nền kinh tế; phát triển chủ yếu dựa trên sáng tạo, công nghệ tiên tiến, năng suất cao và tranh thủ thời cơ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Thủ tướng nói.
Đề xuất thứ tư là coi phát triển bền vững và bao trùm là mục tiêu hàng đầu. "Tác động của biến đổi khí hậu cùng với hoạt động khai thác thiếu bền vững nguồn nước sông Mekong, đang đặt ra thách thức lớn đối với môi trường, an ninh lương thực và phát triển bền vững của khu vực Mekong, bao gồm cả Đồng bằng Sông Cửu Long - nơi đang xuất khẩu khoảng 7-8 triệu tấn gạo hàng năm", Thủ tướng nêu rõ.
Trả lời câu hỏi của ông Richard Samans, Giám đốc điều hành của WEF, về những lợi thế mang tính bổ trợ lẫn nhau giữa các nước Mekong, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Các nước khu vực Mekong thời gian qua vừa có sự hợp tác, bổ sung cho nhau vừa có sự cạnh tranh lành mạnh để cùng phát triển. Chẳng hạn, các nước Mekong đều có lợi thế sản xuất, xuất khẩu gạo, dệt may, da giày, thủy sản, nông lâm... Những điểm chung này là cơ sở để hợp tác nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm. Đặc biệt, các nước này có tính liên kết vùng rất cao nên việc xây dựng và khai thác hiệu quả các cơ sở hạ tầng của hành lang kinh tế tiểu vùng như hành lang kinh tế Đông - Tây giúp cho chi phí vận chuyển, hậu cần, logistic giảm, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Thủ tướng nêu rõ, thông qua Hội nghị WEF - Mekong lần này, Việt Nam mong muốn các nước, các doanh nghiệp Mekong đối thoại với các doanh nghiệp WEF về các ý tưởng, biện pháp tăng cường đối tác công - tư, phát triển hợp tác kinh doanh, đầu tư mang lại lợi ích cho các bên.
Tăng cường kết nối cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực
Tại các phiên thảo luận của hội nghị, các đại biểu đã thảo luận và nêu nhiều ý tưởng, khuyến nghị về tăng cường liên kết kinh tế, kết nối cơ sở hạ tầng trong khu vực Mekong, nhất là hạ tầng giao thông trên các hành lang kinh tế tiểu vùng; thuận lợi hóa thương mại, đầu tư, du lịch; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; tăng cường hợp tác thu hút các nguồn vốn trong và ngoài khu vực, trong đó có đầu tư của các doanh nghiệp theo hình thức quan hệ đối tác công - tư...
Thủ tướng Campuchia Hun Sen cho rằng, các nước Mekong cần tập trung vào việc duy trì hòa bình, ổn định; kết nối hạ tầng cơ sở về năng lượng và kỹ thuật số cũng như đảm bảo dòng trung chuyển thương mại hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen phát biểu tại diễn đàn
Tổng thống Myanmar Htin Kyaw, cho rằng quyết tâm chính trị của lãnh đạo của các nước chính là động lực quan trọng để thúc đẩy hợp tác và kết nối kinh tế trong khu vực. Theo ông Kyaw, mỗi quốc gia đều có di sản văn hóa phong phú và mang bản sắc riêng, vì vậy việc giao lưu văn hóa sẽ giúp tăng cường tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và người dân trong khu vực.
Theo Phó Thủ tướng Thái Lan Somkid Jatusripitak, nhằm tối đa hóa tiềm năng của các nước ở khu vực Mekong, cần làm sâu sắc hội nhập và liên kết kinh tế khu vực, trong đó cần cam kết cao xóa bỏ các hàng rào thương mại từ hàng rào thương mại ở biên giới cho đến các tiểu vùng.
Ông Jatusripitak cũng đề cập đến việc cần đảm bảo thực hiện hiệu quả thỏa thuận thương mại tiêu chuẩn cao như Hiệp định Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung trong ASEAN (RCEPT) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ngoài ra, cần đảm bảo kết nối đa chiều thông suốt cả phần cứng và phần mềm, tạo nền tảng vững chắc mang tính bao trùm, đây chính là điều kiện tiên quyết giúp hội nhập kinh tế khu vực.
Nam Hằng
Theo Dantri
63 nông dân xuất sắc hào hứng, "đắm đuối" với cổ vật Hoàng Thành Chiều 13.10, Đoàn Nông dân Việt Nam xuất sắc 2016 (NDVNXS) đã được đi tham quan toà nhà Quốc hội (QH), chiêm ngưỡng các hiện vật trưng bày tại bảo tàng dưới hầm của Toà nhà QH. Các đại biểu nông dân xuất sắc chiêm ngưỡng sa bàn giới thiệu về bối cảnh chung của Hoàng Thành Thăng Long thời Lý Trầm trồ...