Tuyệt chiêu giúp các cặp đôi không bao giờ phải nói chia tay
Chỉ cần duy trì những thói quen dưới đây, bạn sẽ có một tình yêu bền chặt và lâu dài.
Dành thời gian ở bên nhau
Dành nhiều thời gian bên nhau không hề khiến mối quan hệ nhàm chán như nhiều người vẫn lo ngại. Trái lại, điều này giúp cả hai tăng cường gắn kết và tạo sự đồng điệu trong tâm hồn. Bạn và người ấy có thể làm những việc đơn giản như nói chuyện cùng nhau, âu yếm và thể hiện tình yêu bằng những cái ôm thật chặt.
Đi ngủ cùng nhau là một trong những thói quen phổ biến của các cặp đôi sở hữu đời sống tình dục viên mãn. Hành động đơn giản này hoàn toàn có thể gia tăng gắn kết và giúp mối quan hệ thêm sâu đậm.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn phải thực hiện cuộc yêu mỗi lần vào phòng ngủ. Đôi khi chỉ cần những cái ôm, bạn và người ấy hoàn toàn có thể tận hưởng một giấc ngủ ngọt ngào và ấm áp bên nhau.
Biết cách tha thứ
Yếu tố không thể thiếu trong tình yêu là sự tha thứ. Trong cuộc sống không có ai hoàn hảo, sẽ có lúc bạn hoặc bạn đời mắc lỗi. Và khi đó, sự tha thứ là liều thuốc để cứu tình yêu của hai người qua những sóng to gió lớn.
Quan trọng là một người đã biết hối lỗi và thành tâm sửa đổi thì người kia nên rộng lòng, đừng chấp nhặt và đay nghiến những lỗi lầm của người kia một cách quá mức, nó sẽ chỉ khiến không khí thêm ngột ngạt và khó chịu, khiến dần dần hình thành khoảng cách ở hai người.
Dù ghen là gia vị không thể thiếu trong một mối quan hệ nhưng đừng pha chế loại gia vị này bất hợp lý, chúng sẽ phá hỏng nồi súp tình yêu của bạn. Ghen tuông quá đáng là biểu hiệu của sự bất an, sợ hãi bị bỏ rơi.
Video đang HOT
Không chỉ khiến bản thân mệt mỏi, ghen tuông và kiểm soát quá mức còn khiến nửa kia khó chịu vì bị xâm phạm quá nhiều vào đời sống riêng tư. Điều này rất có thể gây phản tác dụng và khiến mối quan hệ của bạn xấu đi. Dần dần, chàng sẽ tự tạo vỏ bọc cho mình để tránh né những áp đặt và căng thẳng từ phía bạn. Khi giữa cả hai có một bức tường vô hình, mối quan hệ của bạn có thể đổ vỡ bất cứ lúc nào.
Không ngại chia sẻ
Điều này cực kỳ quan trọng vì nó sẽ tạo ra sự thoải mái và hòa hợp cho cả hai ngay từ những ngày đầu mới quen nhau và về sau này. Việc chia sẻ cùng nhau như thế sẽ giúp hai bạn thêm hiểu nhau và gần gũi nhau hơn.
Chính vì luôn giữ trong lòng những thắc mắc, hoài nghi, những buồn bực, ấm ức… khiến các cặp đôi luôn gặp trục trặc về tình cảm. Bởi bạn không thể nói rõ cho đối phương hiểu và bản thân cũng không rõ đối phương nghĩ gì.
Trong mối quan hệ của hai người, không thể thiếu những “cơn ghen” nho nhỏ bất kể bạn là một cô nàng độc lập, tự tin hay là một anh chàng bản lĩnh, lạnh lùng… Nhưng khi bạn quyết định chấp nhận tình yêu của người kia, nghĩa là bạn đã tin tưởng hay cũng có thể là cố gắng từng bước tin tưởng.
Không thể tránh được những cãi vã, những hiểu lầm… nhưng rõ ràng tất cả sẽ được giải quyết khi bạn có niềm tin. Dẫu biết rằng không có gì tuyệt đối, nhất là những ai đã từng bị lừa dối trong tình yêu, nhưng nếu tình yêu của bạn xuất phát từ sự chân thành và muốn gắn bó bền vững thì hãy tin tưởng nhau.
Dành tặng nhau những bất ngờ nho nhỏ
Những bất ngờ nhỏ luôn khiến tình yêu của bạn mãi được như những ngày đầu. Tại sao bạn không thử tự tay làm một món quà nhỏ cho người ấy và tặng vào dịp “không nhân dịp nào cả”? Ví dụ như là tự tay làm một món quà nhỏ, mua một chiếc áo hay là chuẩn bị một món ăn đơn giản nhưng hấp dẫn chẳng hạn? Chắc chắn rằng, nửa kia sẽ bất ngờ và cảm thấy yêu bạn nhiều hơn cho mà xem.
Đừng bao giờ bỏ bê nhan sắc
Có một sự thật sai lầm mà chị em phụ nữ vẫn tin vào là khi đã yêu nhau một thời gian dài hai người chỉ còn cảm nhận vào tình yêu, yêu vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của nhau còn vẻ bề ngoài xấu, xinh không còn quan trọng nữa. Nhưng sự thật thì ngược lại, đàn ông luôn quan tâm đến vấn đề xấu đẹp của người yêu.
Bạn nên nhớ xung quanh người đàn ông bạn yêu luôn có những “bông hoa” đẹp hơn bạn, rạng rỡ hơn bạn. Nếu muốn chàng chỉ nhìn về phía bạn không phải chỉ hoàn thiện về tính cách là đủ, mà phải khiến bản thân đẹp hơn mỗi ngày. Muốn giữ được trái tim người đàn ông, phụ nữ phải biết làm đẹp, làm điệu và làm duyên đúng chừng mực.
Theo Mộc Lam (Một thế giới)
Bi kịch của những người đàn ông mất vợ khi thất thế
Tới khi phát hiện mất trăm triệu trong tủ, chị Minh mới biết chồng đã nghỉ việc gần năm và lấy tiền đó để "nộp lương" cho vợ mỗi tháng.
ảnh minh họa
Vợ chồng chị Minh (Tây Hồ, Hà Nội) lấy nhau 3 năm trước. Chị Minh làm ngành tài chính ngân hàng, là người thông minh sắc sảo cộng chút may mắn nên thăng tiến khá nhanh trong công việc.
Chồng chị làm ở một công ty xây dựng, lương không cao nhưng đều đều. Anh tính hiền lành và rất chiều vợ. Mọi rạn nứt bắt đầu từ giữa năm ngoái, khi chị Minh phát hiện chồng đã lấy trộm hơn 100 triệu và nói dối về tình trạng công việc. Hóa ra, suốt 9 tháng không có việc làm, anh sáng sáng dắt xe "đến cơ quan" nhưng thực chất là lang thang ở các quán cà phê, đi tìm việc nhưng nơi thì không thích, chỗ lại chưa đáp ứng đủ yêu cầu.
Trong thời gian đó, anh lấy dần số tiền vợ cất trong tủ - vốn là khoản chị Minh được bố mẹ và các anh chị ruột cho hồi cưới - để nộp lương cho vợ. Anh định tới khi kiếm được sẽ trả lại vào chỗ cũ vì vợ giao dịch hết bằng thẻ, hầu như không bao giờ ngó tới số tiền mặt này. Chẳng ngờ đâu, một lần, khi định góp vốn với bạn để buôn bán thêm, chị Minh mở tủ lấy tiền thì thấy không còn đồng nào nữa. Trong nhà chỉ có hai vợ chồng, chị hỏi ra thì mới vỡ lẽ mọi chuyện.
"Chồng tôi giải thích rằng bởi tôi quá giỏi giang, tham vọng nên anh sợ sẽ bị tôi coi thường, dè bỉu nếu biết anh bị sa thải, không làm ra tiền. Còn tôi cảm thấy bị lừa dối và vô cùng thất vọng, không muốn nhìn mặt anh ấy nữa", chị Minh chia sẻ.
Do chưa có con, chị nhanh chóng quyết định chia tay và mọi thủ tục diễn ra nhanh chóng vì anh cũng chẳng phản đối.
Anh Kiên (Kim Giang, Hà Nội) cũng mới nhận được lá đơn ly hôn từ vợ mà lý do chị đưa ra là chán nản vì cuộc sống gia đình quá bấp bênh khi anh lâm vào nợ nần.
Người đàn ông 40 tuổi cho biết, khi vợ chồng mới lấy nhau, anh làm ở bộ phận kinh doanh, phụ trách bán lẻ cho một công ty thực phẩm, thu nhập rất khá. Vợ chồng anh đã mua được nhà, sắm xe và cho cậu con trai duy nhất học ở trường tư tốt. Vài năm trước, công việc bán lẻ gặp khó, anh lại bị một số khách hàng quịt tiền nên phải dốc túi ra trả cho công ty. Để nhanh gỡ lại khoản nợ, anh lấy tiền thanh toán của một số khách khác để buôn bán thêm nhưng thua lỗ.
Sau đó, công ty phát hiện, anh bị cho nghỉ việc, với số nợ lên tới cả tỷ. Sau khi bán xe, bán một phần đất để trả bớt, anh đi xin việc ở chỗ khác nhưng vài tháng vẫn không có mối phù hợp. Có lúc, anh Kiên không còn một xu trong túi, phải ngửa tay xin tiền vợ để đổ xăng. Con trai anh cũng phải chuyển sang trường công vì bố mẹ không đủ tài chính lo tiếp. Vợ hay chán nản, than vãn, chồng lại dễ nổi giận nên cả hai cãi vã như cơm bữa và cuối cùng chị đòi chia tay.
"Tôi thực sự cảm thấy mình bị đẩy vào đường cùng và cũng chẳng tha thiết gì cuộc hôn nhân này nữa nhưng cũng không đành lòng bị mất con bởi giờ mà ra tòa thì phần nhiều tôi sẽ khó giành được quyền nuôi cháu", anh Kiên bày tỏ.
Trong nghiên cứu về áp lực xã hội đối với vai trò "trụ cột" gia đình của nam giới do tiến sĩ Trần Thị Minh Đức (khoa tâm lý học, Đại học quốc gia Hà Nội) thực hiện, gần 90% số người được hỏi (558 người) cho rằng trong nhà cần một người làm trụ cột và hơn 80% mong muốn đó là nam giới. Có hơn 70% số người tham gia cho rằng người chồng phải là người đầu tiên chịu trách nhiệm trước các khó khăn của gia đình và chỉ có 9% nói là cả hai vợ chồng nên cùng đương đầu với các vấn đề đó.
Theo tác giả nghiên cứu, chính những quan niệm này đã cản trở và kìm hãm khả năng phát triển của người phụ nữ, mặt khác làm nam giới có mặc cảm tội lỗi khi không có được những phẩm chất, năng lực, hay hoàn cảnh thuận lợi để hoàn thành trách nhiệm này.
Tuy nhiên, gánh nặng trách nhiệm gia đình đối với nam giới không hoàn toàn đến từ áp lực của người phụ nữ. Nặng nề hơn, nó lại xuất phát từ sự nhận thức rập khuôn vai trò giới tính ở chính phái nam. Đối với nhiều đấng mày râu, thà phải chịu đựng vất vả, phải lao tâm khổ tứ còn hơn bị coi là "ăn bám", hay "bám váy vợ"... Chính nam giới tự đặt lên vai mình trách nhiệm mà họ đã cảm nhận như là gánh nặng, là "nợ đời". Vì vậy họ phải dằn vặt và gồng mình để tiếp nhận áp lực đó.
Chuyên gia tâm lý Hoàng Nhân, Trung tâm tham vấn tâm lý Hoàng Nhân (Hà Nội) cho rằng, thường vợ thất nghiệp ít bị áp lực hơn chồng và điều này liên quan đến các giáo dục truyền thống, trong đó ước lệ rằng đàn ông là trụ cột. Đó là một trong những sự khác biệt và khi chồng thất nghiệp hay kém hơn vợ về kinh tế thì áp lực sẽ đến từ ngoại cảnh như sự không hài lòng của vợ, người thân, bạn bè. Ngoài ra, chính bản thân người đàn ông cũng có những mặc cảm, ức chế, dồn nén dễ dẫn đến việc hay cáu bẳn, nổi khùng, thậm chí chơi bời bê tha.
"Tôi từng thấy có những người chồng lương chỉ đủ chi trả xăng xe và sinh hoạt tối thiểu của bản thân trong khi vợ lương cao và sau 2 năm bị vợ chì chiết thì họ chia tay. Còn các trường hợp vợ chồng giày vò nhau, nói những lời gây áp lực dẫn đến xung đột khi người đàn ông thất nghiệp thì rất nhiều", ông Nhân chia sẻ.
Theo nhà tâm lý, mấu chốt vấn đề là vợ chồng không thực sự hiểu nhau, không đặt cái chung lên trên cái riêng. Nhiều trường hợp chia tay rất đáng tiếc bởi không phải do bản thân người chồng không chăm lo cho gia đình mà bởi họ gặp sự cố, bất lực trong việc kiếm tiền. Nếu được người vợ cảm thông, yêu thương thì có thể hai vợ chồng sẽ nghĩ được giải pháp chung. Còn nếu chỉ vì những áp lực bên ngoài mà hoảng sợ thì cả hai dễ xung đột, càng lo âu, cáu giận và bế tắc.
Từng trải qua thời kỳ khó khăn khi chồng thất nghiệp suốt một năm, chị Hoa (Thụy Khuê, Hà Nội) chia sẻ, vợ chồng chị cũng từng có thời điểm căng thẳng liên miên do khó khăn kinh tế và chồng luôn tự ti, sợ bị so bì với vợ. Thấy chồng chịu áp lực nặng nề và rất cần mình, chị Hoa tránh nói về chuyện anh thất nghiệp. Thay vào đó, chị cố gắng tìm ra nhiều việc có thể nhờ chồng làm trong thời gian này, từ đưa mẹ mình đi khám tới lo thủ tục cho con đi học... Chị cũng ghi lại các khoản chi tiêu, ngân sách gia đình đang có để chồng biết rõ tình hình, đồng thời động viên và cùng anh tìm các cơ hội việc làm.
"Bản thân mình có lúc cũng từng phải nghỉ việc hay đi làm lương thấp hơn hẳn chồng thì thấy hoàn toàn bình thường, nhưng nam giới lại bị rất nhiều sức ép khi rơi vào tình huống này. Nếu cùng nhau vượt qua được chặng đường ghập gềnh đó, vợ chồng sẽ thêm hiểu, gắn bó và tin tưởng nhau hơn", chị Hoa bày tỏ.
Theo VNE
Chồng đêm nào cũng hùng hục trên gác xép, vợ đòi giúp thì chồng không cho để rồi một hôm.. Thấy chồng mình đêm nào cũng hùng hục lên gác xép đến mệt lử, vợ đòi lên giúp thì chồng không cho để rồi 1 hôm lén lên xem mới thấy điều không tưởng này. (Ảnh minh họa) Chẳng phải mọi cuộc hôn nhân cuối cùng cũng sẽ đi đến cái kết hạnh phúc như những gì mà chúng ta muốn. Cuộc hôn...