Tuyệt chiêu giúp bạn tự làm dịu cơn nóng giận
Khi nóng giận, bạn tìm một chỗ gần mặt đất nằm nghiêng người sang phải, có cái gối ôm càng tốt và tưởng tượng hít thở bằng thân trái.
Huấn luyện viên Soul Yoga hướng dẫn cách hít thở, cách ăn uống và tập luyện để sống vui, dịu bớt sự nóng nảy.
- Tập thở đơn giản bằng cách nằm ngửa trên giường, lấy một cái gối nhỏ hoặc mền gấp lại, đặt ngang lên người từ phần xương sườn đến bụng. Tưởng tượng mình hít vào cái gối, thở ra cái gối. Hít vào cái gối tự nâng lên, thở ra cái gối lại chìm xuống. Hít vào dưỡng khí, thở ra vướng mắc.
- Tránh ăn ớt và uống nước có ga, đặc biệt khi ăn cay và uống nước ngọt cùng một lúc. Bạn thử tưởng tượng một ngọn lửa bị gió thổi vào thì bùng lên cỡ nào? Ớt là lửa, nước có ga mang gió. Hai thứ kết hợp khiến cơ thể như phát hỏa, nóng trong người, mất nước.
Hít thở có ý thức và tỏa năng lượng tích cực để vui sống. Ảnh: Soul.
Video đang HOT
- Yêu một người lành tính. Ở bên cạnh những người dễ chịu, có năng lượng tích cực giúp bạn thấy thoải mái hơn.
- Lúc nào phát hiện mình đang nóng tính, nóng bức, nóng gan, kiếm một chỗ gần mặt đất, nằm nghiêng về phía bên phải, tưởng tượng mình chỉ hít thở bằng toàn bộ thân người trái. Có một cái gối ôm nữa là tuyệt vời.
- Xoa vùng bụng, dạ dày theo vòng tròn thuận và ngược kim đồng hồ. Thực hiện sau khi ăn trưa và trước khi đi ngủ.
- Uống nước đủ, thêm một chút xíu muối hầm như muối thô, không iốt, hoặc muối hồng Himalaya vào ly nước thông thường khi uống. Loại nước này đặc biệt hữu ích sau khi tập thể thao ra nhiều mồ hôi.
- Hạn chế tập lập đi lập lại cùng một bài tập liên tục trong tuần.
Và cuối cùng, đã làm, thì phải kiên trì, thường xuyên để đạt kết quả lâu dài, bền vững.
Khánh Ly
Theo Vnexpress
Bị bệnh cao huyết áp chỉ vì nóng tính?
Tôi có tật dễ nóng tính và gần đây phát hiện có những lúc huyết áp lên rất cao. Lẽ nào chỉ vì sự thiếu kiềm chế mà tôi đã tự gây bệnh cao huyết áp?
Ảnh minh họa
Bạn đọc Trần Văn Hà (nam, 30 tuổi, Long An), hỏi: Từ hồi mười mấy tuổi mỗi lần giận ai là mặt tôi đỏ gay, nóng bừng. Nay tôi 30 tuổi và vẫn chưa bỏ được tật nóng tính. Vừa qua, tôi tình cờ mua máy đo huyết áp loại tự động, đo cho mẹ tôi và thử đo cho mình; rất nhiều lần tôi phát hiện khi tôi có chuyện gì buồn bực, huyết áp tăng cao, nhiều lần lên đến 14/9, 15/9. Bình thường thì là 12/8. Thể hình tôi hơi mũm mĩm, thừa mỡ bụng nhưng chỉ hơi quá cân, hơi ít vận động vì làm việc văn phòng. Xin bác sĩ cho hỏi vậy có nguy hiểm không, có phải tôi bị bệnh cao huyết áp rồi không?
Bác sĩ chuyên khoa II Trương Quang Anh Vũ, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Thống Nhất (TP HCM), trả lời:
Huyết áp được đo chính xác nhất khi nghỉ ngơi. Nếu anh đi vào bệnh viện khám mà ngay trước đó có gặp tình huống xúc động hoặc mới vận động mạnh (ví dụ đạp xe đến bệnh viện, đi cầu thang...), bác sĩ sẽ yêu cầu anh ngồi nghỉ ít nhất 15-30 phút rồi mới đo huyết áp. Khi tự đo huyết áp tại nhà, anh cũng nên làm tương tự.
Anh nói rằng khi nghỉ ngơi, huyết áp của anh là 12/8, tức 120/80 mmHg, là mức bình thường. Khi gắng sức hoặc xúc động, huyết áp sẽ tăng lên, đó cũng là lý do huyết áp anh tăng cao mỗi khi nóng giận. Nếu tình trạng xảy ra quá thường xuyên, nhiều lần tăng quá cao, khiến anh mệt nhiều, anh có thể đến các chuyên gia tim mạch để được theo dõi Holter huyết áp 24 giờ.
Hiện tại vấn đề của anh không phải là huyết áp. Vấn đề của anh là nóng tính và thừa cân do ít vận động. Đúng như anh lo ngại, đây là các vấn đề có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp sau này, khi anh ngày một lớn tuổi hơn. Và đến lúc mắc bệnh mà còn hay nóng tính thì có thể sự nóng tính sẽ gây nguy hiểm cho anh.
Vì vậy, tuy hiện tại chưa mắc bệnh, anh vẫn nên sớm thay đổi lối sống. Đầu tiên là tập kiểm soát cảm xúc bản thân. Tập yoga, thiền định có thể giúp anh thư thái. Ngoài ra, thể dục, thể thao nói chung cũng rất cần cho anh để giữ cân nặng khỏe mạnh, giảm mỡ thừa. Hãy chọn lựa bất cứ môn nào anh thích và cố gắng tập thường xuyên. Về chế độ dinh dưỡng, anh nên lưu ý tránh nêm nếm mặn, giảm ăn dầu mỡ.
Anh Thư
Theo Người lao động
Cảnh báo: Một phút nóng giận của mẹ gây những hậu quả khôn lường cho thai nhi Khi mang thai mẹ bầu rất nhạy cảm nhưng nếu hay nóng giận mẹ bầu đang gián tiếp gây hại đến con mình đấy nhé. Mẹ nóng giận khi mang thai, trẻ dễ bị tăng động Khi mẹ bầu bị nóng giận hay căng thẳng, cơ thể liên tiếp sản sinh ra cortisol và dolpamine. Hai loại hoóc-môn gây ảnh hưởng đến hệ...