“Tuyệt chiêu” đơn giản để nhận biết mật ong nguyên chất
Để nhận biết đâu là mật ong nguyên chất không quá khó, chỉ cần một chút tinh ý sẽ giúp bạn phân biệt được mật ong nguyên chất 100% với hàng pha trộn.
Mật ong có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và cực tốt cho sức khỏe cũng như việc làm đẹp của chị em, giúp tăng cường sức khỏe, chữa được nhiều bệnh….
Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại mật ong giả mà không phải ai cũng biết cách phân biệt. Ngon Sạch Lạ xin tổng hợp lại 10 mẹo giúp bạn nhận biết mật ong nguyên chất:
1. Dùng que diêm nhúng vào mật ong rồi quẹt thử. Nếu diêm cháy thì đây chính là mật thật còn nếu diêm không cháy được thì đây là mật ong đã bị làm giả (vì có nhiều nước nên diêm mới không cháy được).
2. Lấy 1 phần mật ong và 5 phần nước quấy đều rồi đậy lại, để một ngày, nếu không thấy có chất lắng xuống thì đó là mật ong nguyên chất. Tạp chất lắng xuống càng nhiều, mật ong càng kém chất lượng.
3. Lấy một chút mật ong cho vào chảo nóng, để lửa nhỏ liu riu sên lên. Nếu mật ong giả có pha đường sau khi sên cạn sẽ thấy đường vón cục lại còn nếu là mật ong nguyên chất có sên cạn khô cũng không thấy vón đường.
Video đang HOT
4. Mật ong nguyên chất dùng đũa khuấy lên thấy rất mềm, dùng ngón tay sờ thử không có cảm giác sàn sạn, bỏ vào miệng thì tan rất nhanh. Còn mật ong giả khuấy lên có cảm giác hơi cứng, dùng ngón tay sờ thử có cảm giác sàn sạn và khi nếm thì rất khó tan trong miệng.
5. Cho chai mật vào ngăn đá tủ lạnh. Sau 2h-3h, nếu mật đông cứng lại như đá chứng tỏ mật toàn là nước đường. Nếu đông nửa chai thì đó là mật pha nước đường hoặc là mật ong nuôi cho ăn đường. Mật đông lại nhưng ở dạng gen, sờ vào dẻo quánh chứ không phải cứng đơ như đá là mật ong thật nhưng thu hoạch non, đại trà, ong thợ chưa quạt hết nước ra khỏi mật hoặc thu hoạch vào vụ mưa. Mật không đông là mật ong nguyên chất, thu hoạch già ngày, ong thợ đã quạt hoàn toàn hết nước và đóng mũ ong lại. Hiện tại loại này khá hiếm vì trên thị trường phần lớn là ong nuôi nên được thu hoạch đại trà, tỉ lệ nước trong mật còn nhiều, nhưng nước đó hoàn toàn là nước nguyên chất nên bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng.
6. Dùng phần lá của cọng hành tươi nhúng vào mật ong và để khoảng 5 – 7 phút. Mật ong nguyên chất sẽ làm cọng hành bị héo đi, lên màu xanh đậm còn mật ong giả thì không.
7. Nhỏ một giọt mật ong vào ly nước, nếu giọt mật ong xé tan màn nước chạy thẳng xuống đáy ly thì đây chính là mật ong thật. Mật ong giả gặp nước sẽ bị hòa tan ngay.
8. Bạn có thể lấy lòng đỏ trứng gà ra bát (chỉ sử dụng lòng đỏ). Từ từ đổ mật ong lên bề mặt lòng đỏ trứng gà sao cho mật ong vừa đủ phủ kín hết bề mặt lòng đỏ trứng. Nếu là mật ong nguyên chất thì lòng đỏ trứng sẽ thay đổi dần màu sắc và bị mật ong làm chín từ từ. Để khoảng 6 tới 8 tiếng, lòng đỏ trứng gà sẽ được mật ong làm chín (bị cô đặc cứng lại, không còn màu đỏ tươi của lòng đỏ trứng sống nữa).
9. Nhỏ một giọt mật ong lên miếng giấy hoặc vải. Nếu giọt mật ong không hề thấm trên vải, vẫn giữ nguyên hình dáng như giọt nước thì đây chính là mật ong thật, nguyên chất. Nếu giọt mật ong mà thấm vào miếng vải thì đó là mật ong giả, kém chất lượng.
10. Dùng phần bấc của cây nến (phần dây bên trong được làm bằng vải cotton) nhúng ngập vào mật ong và châm lửa. Nếu bấc cháy, mật ong dùng thử chính là mật ong nguyên chất. Nếu bấc không cháy có nghĩa người bán đã pha rất nhiều nước vào mật ong, đó chính là mật ong kém chất lượng, hay mật ong giả.
Theo Danviet
Thực hư thông tin 85% mật ong Cà Mau không nguyên chất
Theo ngành chức năng tỉnh Cà Mau, thông tin 85% mật ong trên thị trường tỉnh không còn nguyên chất là sai sự thật. Thực tế, đến nay Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh chưa có một đợt kiểm tra nào chuyên về mật ong và cũng chưa có thống kê cụ thể.
Thông tin sai sự thật
Trưa nay (12.8), trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Lưu Văn Quốc - Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Cà Mau, cho biết: Thông tin 85% mật ong trên địa bàn tỉnh không còn nguyên chất là không chính xác. Phía QLTT chỉ có những đợt kiểm tra hàng hóa chung, còn kiểm tra riêng về mật ong thì chưa có. Bên cạnh đó, thông tin "Chi Cục QLTT tỉnh đã yêu cầu các cơ sở mua bán mật ong phải đăng ký cam kết bán mật ong nguyên chất" cũng không đúng.
"Ngay chiều hôm qua (11.8) chúng tôi đã có báo cáo UBND, để có chỉ đạo cho Sở Thông tin và Truyền thông can thiệp, làm rõ. Cần làm rõ vì thông tin này làm ảnh hưởng đến người sản xuất mặt hàng mật ong, thiệt hại đến sự phát triển của ngành hàng này, khiến người tiêu dùng hoang mang. Bên cạnh đó, mật ong là đặc sản của tỉnh, khách du lịch đến thì rất hay tìm mua, có thông tin như vậy thì rất thiệt thòi cho Cà Mau" - ông Quốc thông tin.
Khai thác mật ong trong rừng U Minh Hạ (Ảnh: Huỳnh Lâm)
Cũng theo ông Quốc, từ năm 2011, sản phẩm mật ong rừng U Minh Hạ được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu tập thể. Đến nay, từ các Sở quản lý chuyên ngành như Sở NNPTNT, Sở Khoa học Công nghệ và bộ phận nông dân quản lý nhãn hiệu tập thể này chưa có ý kiến hay báo cáo nào về việc mật ong đang bị pha trộn nước đường với mức độ 85% như vậy.
Thông tin với chúng tôi, lãnh đạo Chi cục QLTT tỉnh Cà Mau khẳng định: "Đơn vị chưa tiếp cơ quan báo chí nào đến làm việc chính thức về vấn đề này. Đồng thời, Chi cục QLTT có những đợt kiểm tra toàn diện nhưng kiểm tra riêng về mặt hàng mật ong là chưa có và cũng chưa có thống kê".
Còn ông Nguyễn Văn Vững - Giám đốc Hợp tác xã 19/5 (huyện U Minh), cho hay: Thông tin mà báo chí đưa về mật ong của U Minh Hạ như vậy là sai sự thật, với giá 100.000 đồng/lít được đề cập cũng không đúng. Nói chung mật ong của Cà Mau thì cũng đa số là nguồn mật ong rừng U Minh Hạ, thông tin như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến thương hiệu mật ong của tỉnh. Các hộ khai thác mật ong trong hợp tác xã luôn đảm bảo mật ong nguyên chất, không bao giờ có tình trạng pha trộn, khi khai thác xong thì có mối từ các cửa hàng ở TP.Cà Mau đến tận nơi thu mua, có bao nhiêu bán hết bấy nhiêu.
Cũng theo ông Vững, hiện có khoảng 26 xã viên hành nghề gác kèo ong, mỗi năm thu nhập trung bình khoảng 100 triệu đồng/hộ. Mỗi năm các hộ này khai thác được khoảng 4.000 lít mật ong, trung bình khoảng 150 lít/hộ/năm, hộ làm nhiều nhất là khoảng 250-300 lít/năm.
Ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu
Nhiều người hành nghề gác kèo ong ở rừng U Minh Hạ cho biết: Mỗi năm có 2 mùa khai thác mật ong, mùa hạn từ đầu tháng 10 đến nửa tháng 3 âm lịch và mùa nước (mùa mưa) từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 8.
Ông Trần Văn Nhì (ngụ ấp 1, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh) người có hơn 40 năm trong nghề gác kèo ong trong rừng, chia sẻ: Hiện nay mỗi năm tôi khai thác được khoảng 600-800 lít. Mấy năm nay tôi thường bán cho những cơ quan Nhà nước, các đoàn du lịch hoặc người quen có nhu cầu mua, chỉ bán một lượng nhỏ cho những cửa hàng bên ngoài vì tôi sợ họ mua về sẽ pha trộn làm mất uy tín mình. Ở đây tôi bán với giá 270.000 đồng/lít ở mùa nước (mùa mưa), 350.000 đồng/lít ở mùa hạn.
Nói về thông tin 85% mật ong trên thị trường tỉnh Cà Mau không còn nguyên chất, ông Nhì bức xúc: "Đây là thông tin sai sự thật, không bao giờ có chuyện đến 85% mật ong bị pha trộn".
"Mật ong là một phần sản phẩm của rừng U Minh Hạ, là sản phẩm đặc sản của tỉnh. Mỗi năm ở đây có khoảng 3.000-4.000 lít mật ong. Mật ong thật rừng U Minh Hạ có mùi thơm của bông tràm rất đặc trưng, ở mùa hạn mật có màu đỏ vàng do ong ăn bông tràm, còn ong ăn bông sậy thì mật ngả màu đỏ" - ông Hiếu cho hay.Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Văn Hiếu - Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ, cho rằng: Thị trường mật ong thì bán rất nhiều nguồn, còn mật ong của chúng tôi đã được Cục sở hữu trí tuệ cung cấp thương hiệu. Thương hiệu của chúng tôi đã được người tiêu dùng đánh giá chất lượng từ lâu nên chúng tôi không sợ gì cả. Hiện chỗ chúng tôi đang bán với giá 350.000 đồng/lít, còn người tiêu dùng ham rẻ mua các hàng trôi nổi trên thị trường thì họ phải chịu.
Đồng quan điểm, ông Trần Văn Thức - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau nhấn mạnh: "Chỉ có một số người họ mua về rồi pha chế kiếm lời, chứ mật ong ở rừng tràm thì đảm bảo nguyên chất, không nguyên chất là do con người. Mật ong trên địa bàn tỉnh phần lớn là từ rừng tràm U Minh Hạ, nói đến mật ong Cà Mau thì người tiêu dùng nghĩ ngay đến nhãn hiệu mật ong U Minh Hạ, đưa thông tin như vậy thì gây ảnh hưởng lớn tới thương hiệu".
Theo Danviet
Nông dân phố trồng rau cũng phải "ủ mưu, cân não" Nếu người đi ngủ cần dùng màn để tránh muỗi thì rau cũng cần được áp "chiêu" mắc màn để tránh sâu bọ, côn trùng phá hoại... Đó là bí quyết siêu "độc" của chị Đặng Thu Dung (Thanh Xuân, Hà Nội) để có được vườn rau xanh tốt um, đồng thời thoát được sự "tấn công" của sâu, chuột bọ phá vườn....