Tuyệt chiêu chạy và cướp của bóng đá Việt
Chương trình hài Táo Quân hồi Tết rồi có mô tả mấy sự kiện “đổ xô” trong năm cũ. Đó là cảnh cha mẹ phụ huynh đạp đổ cả cổng để tràn vào xin bằng được cái đơn nhập học cho con ở trường thực nghiệm, cảnh đổ xô đi mua – bán vàng vì có tin độc quyền, đổ xô đi mua vé tàu về quê dịp Tết…
Thực ra là không đủ.
Có lẽ nỗi ám ảnh bao cấp còn vương đậm tới bây giờ nên vẫn còn tâm lý là khi xếp hàng sợ không đến luợt mình, sợ không có được thứ đang chờ dù biết chắc rằng còn nhiều và còn đủ để chia.
Thế mới biết, có những thứ chưa bao giờ được gọi là đủ như tài, lộc, quan chức thì độ “khao khát” còn đến mức nào.
Cứ nhìn cảnh vật vã, chen lấn, xô đẩy để “cướp” được cái ấn đền Trần mới thấy nhu cầu được thăng quan tiến chức, nhu cầu được “đạp” lên đầu người khác của dân ta lớn đến mức nào?
Khốn khổ cảnh xin ấn đền Trần
Video đang HOT
Thực tế thì câu chuyện chen nhau, xô đẩy để lấy ấn ở đền Trần khó có thể coi là một nét văn hóa nhất là khi người ta chuyển từ việc phát “miễn phí” sang thu phí, nghĩa là có yếu tố kinh doanh, có yếu tố “chợ” ở đây rồi.
Suy cho cùng, cuộc vật lộn tranh cướp ấn đền Trần là minh chứng sinh động cho cuộc vật lôn tranh cướp âm thầm nhưng quyết liệt không kém diễn ra… quanh năm. Đó là chuyện chạy chức, cướp ghế.
Cũng không biết là việc chạy và mất 50 ngàn cho một tờ giấy in lưới được gọi là “ấn” mệt hay việc chạy để có một “suất” công chức đâu là thật, đâu là ảo.
Phụ huynh thì lo chạy cho tương lai của con, người có tiền lo chạy giữ tiền, người có chức lẫn chưa có chức chạy để mong có được lá ấn may mắn, lớp trẻ thì chạy theo cái gọi là cuồng K-pop…
Tất cả những điều trên có thể là một gợi ý cho tinh thân thê thao của dân tôc Viêt, cho bóng đá Viêt.
Nêu người Anh nôi tiêng với món “chạy và sút” (Kick and rush) thì có lẽ bóng đá Viêt nên là lôi chơi “chạy và cướp”. Biêt đâu nói lại là lôi chơi mang lại thương hiêu cho bóng đá Viêt.
Câu chuyên chen lân sân cỏ, lại khiên nhiêu người yêu bóng đá nhớ lại môt thời xưa cũ của bóng đá Viêt: chen nhau mua cho bằng được tâm vé vào sân, những cuôc đâu đây tự trọng giữa Công an Hà Nội – Thê Công chât kín khán giả, xe đạp gửi rợp môt góc Hà Nôi. Nó còn là câu chuyên riêng của môt nhân vât trong bô phim “Phút 89″ với tiêng loa “Anh Trân Văn Say vê ngay vợ đẻ”.
Cái gọi là chen lân, xô đây từng là câu chuyên của những tâm vé khi ĐT Việt Nam đá AFF Cup, Sea Games, ĐT Việt Nam đá với U.23 Brazil…
Rõ ràng không phải sự tranh giành nào cũng bôc lô sự thiêu tích cực.
Ông Tanabe – chuyên gia người Nhât khi sang Viêt Nam và được hỏi là mục tiêu cao nhât của ông là gì, chỉ nói rât đơn giản: “ Tôi sẽ cô gắng đê khán giả đên sân nhiêu hơn”.
Nói thì đúng là đơn giản nhưng đê làm lại là chuyên không dê bởi nó phải biên bóng đá nôi thành môt thứ nhu câu thât sự của người hâm mộ chứ không phải là những phát biêu suông.
Nhân chuyên phát ân đền Trần lại mong bóng đá có môt cơn khát bằng môt cơn khát danh lợi của dân mình thay vì môi trân bóng đá là nôi ám ảnh của…Chùa Bà Đanh.
Theo TTVH
Công Vinh Tâm điểm của các vụ chém gió, tung bom
Chưa biết tương lai của tiền đạo Công Vinh sẽ đi đâu, về đâu, mùa tới đá đội nào, còn giờ đây, ngôi sao nổi tiếng nhất của bóng đá Việt Nam đang trở thành tâm điểm, thành nhân vật của những vụ...chém gió.
Thị trường chuyển nhượng bóng đá Việt vẫn là một cái thị trường rất "ảo", với những thông tin nhiều khi là mang đầy tính "chém gió", những vụ việc mà người trong cuộc hoặc cố tình giấu nhẹm đi, hoặc thổi phồng lên, thậm chí là nói không thành có.
Một lãnh đạo một đội bóng từng nói: "Có mất gì đâu, kệ cho người ta nói đội bóng chúng tôi mua ai thì mua", đôi khi còn được lợi trong việc quảng bá thương hiệu.
Thông tin chuyển nhượng nhiều khi chỉ mang tính chất... "chém gió" cho vui, cứ một tiền đạo hết hợp đồng là anh ta có thể về đến cả tá CLB. Mà nhìn lại, cứ có ngôi sao nào đình đám dính đến chuyển nhượng, là lập tức có thông tin đội bóng Bình Dương có ý định mua cầu thủ đó, đến mức ông GĐ ĐH Trần Văn Đường của đội bóng này cũng từng phát biểu:
"Tôi suốt ngày phải giải thích, xác nhận xem đội bóng của chúng tôi có ý định mua cầu thủ này hay cầu thủ kia hay không, hình như sao số nào cũng có thể về Bình Dương hay sao ấy, thiệt lạ."
Ngay sau khi đội bóng CLB BĐ Hà Nội còn chưa biết có tham gia mùa giải mới hay không, có đến cả rừng thông tin về Công Vinh. Có thông tin, SLNA muốn đưa cầu thủ cũ của mình về lại quê hương.
Nhưng ngay sau đó, phía đội bóng SLNA khẳng định rất ngắn gọn "Tiền đâu mà mua Công Vinh", và bản thân Công Vinh cũng nói: "Không hề có chuyện tôi về lại Nghệ An". Sau đó thì đến chuyện Bình Dương cũng muốn có Công Vinh. Ai cũng biết, Bình Dương đã quá dư thừa về lực lượng, cũng chẳng thiếu tiền đạo giỏi.
Rồi sau đó, dù chả liên quan gì, chẳng có động thái gì, nhưng có lẽ để cho không khí thêm...vui vẻ, ông bầu Nguyễn Văn Đệ "nổ" một câu: "Có cho không Công Vinh chúng tôi cũng không thèm nhận." Một phát biểu, nói như cư dân facebook, là mang đầy tính...dìm hàng.
Đội bóng V Ninh Bình đã mua Văn Quyến, với một bản hợp đồng không phí chuyện nhượng, không tiền lót tay, và chỉ nhận lương theo tuần. Thậm chí, có người nói đây là hành động mang tính "từ thiện" của đội bóng đất Cố đô Hoa Lư, cứu vãn cho sự nghiệp thần đồng một thời của bóng đá Việt Nam, để Quyến "Béo" khỏi thất nghiệp.
Nói gì thì nói, dù khó đá bóng đỉnh cao được nữa, cái tên Văn Quyến vẫn còn đôi chút sức hút. Năm ngoái, Xuân Thành Sài Gòn mượn Văn Quyến nửa mùa, mang về cho ngồi ghế dự bị. Nói thẳng ra, đội bóng này cũng chỉ muốn có Văn Quyến, đúng hơn là có cái tên Văn Quyến, để kéo thêm được phần nào sự chú ý của khán giả.
V Ninh Bình mùa này mua Quyến, hẳn tính chất chuyên môn không nhiều, mà chuyện thu hút khán giả, phần nào đó là kết hợp "làm thương hiệu". Bóng đá Việt, các CLB, vẫn cứ là một thứ "công cụ" để giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu.
Và giờ thì lại có thêm thông tin V Ninh Bình muốn mua Công Vinh, muốn tái hợp bộ đôi Văn Quyến - Công Vinh ở đất Ninh Bình luôn. Cái giá để có sự phục vụ của tiền đạo ngôi sao hàng đầu của bóng đá Việt Nam chỉ là 500 triệu đồng/ 1 năm.
Dù bóng đá đang ở thời điểm khó khăn, nhưng chỉ nhìn qua con số này thôi đã thấy phi lí, khi Công Vinh chỉ đáng giá ngang với một cầu trẻ trẻ đá ở giải hạng Nhì. Nói gì thì nói, dù đang đứng trước nguy cơ thất nghiệp, dù một thời gian dài không tập luyện và thi đấu sau 1 giải đấu AFF Cup 2012 kém về phong độ và chơi cực thất vọng, cái giá của Công Vinh cũng chẳng thể rẻ đến thế.
Công Vinh là người bị nghi nhiều nhất nằm trong danh sách đen của VFF
Phía CLB Hà Nội xác nhận thông tin, nhưng cũng đưa ra thông điệp luôn rằng sẽ không bán Công Vinh chỉ với 1 tỷ cho 2 năm còn lại của hợp đồng. Mùa năm ngoái, kí 3 năm, số tiền lót tay không được tiết lộ, chỉ là một con số "bí ẩn" mà Công Vinh và bầu Kiên biết với nhau, nhưng đã rò rì ra ngoài là rơi vào một con số "khủng", đến hơn chục tỉ. Hơn chục tỉ cho 3 năm, giờ thử hỏi, có ai dại đến mức bán lỗ còn hơn bán nhà chung cư chậm tiến độ, chỉ 1 tỉ cho 2 năm còn lại.
Thông tin thật ảo lẫn lộn, nhưng điều kì lạ là HLV trưởng của V Ninh Bình Nguyễn Văn Sĩ đã đưa ra phát biểu rằng: "Tôi cũng chỉ mới biết thông tin V Ninh Bình mua Công Vinh qua...báo chí".
Ở một đội bóng, HLV trưởng là người quyết định về chuyên môn, khi ông bầu muốn mua ai, ít ra cũng phải trao đổi với HLV trưởng của mình rằng liệu có cần cầu thủ đó không. Vậy mà một thương vụ đình đám (nếu giả sử là có thật) như mua Công Vinh, mà HLV Nguyễn Văn Sĩ chẳng biết gì, chỉ đọc qua báo chí, thì kể cũng lạ.
Công Vinh cứ thành tâm điểm của những vụ chuyển nhượng, những thông tin chuyển nhượng "ảo", trở thành nhân vật cho những cuộc "chém gió", "nổ bom" cho vui, mà những người liên quan chẳng mất gì, lại được thêm tính quảng bá, làm thương hiệu cho đội bóng của mình.
Cả rừng thông tin như vậy, hết đội bóng nọ đến đội bóng kia, cả trong nước lẫn ngoài nước muốn mua, có ý định mua, nhưng nhân vật chính là tiền đạo Công Vinh thì còn đang bận chăm con, và chưa hề có một phát biểu nào.
Thời gian trước, Công Vinh có nói: "Làm gì đã có những cuộc tiếp xúc chính thức nào, tôi cũng đâu trực tiếp phát biểu điều gì về tương lai của tôi.", và giờ đây thì Công Vinh né tránh, từ chối đưa ra bất cứ phát biểu nào.
Không chỉ chuyện đá với CLB nào, đến cả chuyện có được triệu tập ĐTQG hay không, Công Vinh cũng là tâm điểm, dù không trực tiếp. Cái "danh sách đen" cứ mập mờ, và Công Vinh thì thành người bị "nghi vấn" nhiều nhất.
Cũng chả biết cái danh sách này có thật hay không, hay cũng lại là một câu chuyện kiểu... "tung bom", còn Công Vinh thì phản pháo lại đại ý rằng "xin đừng đưa tôi ra làm bia đỡ đạn".
Cũng đã từng có lần, khi có những thông tin Công Vinh sẽ về đội bóng này đội bóng kia, tiền đạo ngôi sao của bóng đá Việt Nam lắc đầu, rồi cũng khá vui và cả là...nản, buông một câu cảm thán: "Toàn chém gió".
Theo TTVH
Sao bóng đá Việt xả hơi thời bão giá Hầu hết đội bóng V-League chưa tập trung trở lại, các cầu thủ tranh thủ đi du lịch hay tổ chức đám cưới, nhưng đều rất... tiết kiệm. Sau đợt tập trung tuyển quốc gia, Công Vinh bay luôn vào miền Nam để ở bên bạn gái - nữ ca sĩ Thủy Tiên đang mang bầu. Không như các đợt nghỉ mùa giải...