Tuyệt chiêu chăm sóc bàn chân ngày hè
Phụ nữ thường chỉ quan tâm chăm sóc da mặt, dưỡng da toàn thân mà đôi khi bỏ quên đôi gót ngà. Việc chăm chút đôi bàn chân rất quan trọng bởi nó không chỉ ảnh hưởng tới yếu tố thẩm mỹ mà còn tác động trực tiếp tới sức khỏe. Một số tuyệt chiêu chăm sóc bàn chân ngày hè sẽ giúp cho gót hồng của chị em thêm phần mềm mại
Ngâm chân bằng nước nóng pha muối
Nếu đi bộ cả ngày, chân bạn sẽ cảm thấy rất mỏi và đau nhức. Bạn có thể hòa muối vào nước nóng để ngâm chân khoảng 10-15 phút. Cách này sẽ giúp chăm sóc bàn chân của bạn rất tốt, vì có thể làm giảm cảm giác đau mỏi cho chân bạn, thúc đẩy lưu thông máu tới mắt cá chân và bắp chân, kéo căng dây chằng, làm giảm cảm giác tê cứng chân. Sau khi ngâm chân xong, nếu chân còn cảm thấy đau nhức thì bạn có thể tự massage chân. Trước tiên, thoa 1 lớp kem dưỡng da lên 2 tay và chân rồi dùng 2 ngón cái miết qua miết lại lòng bàn chân. Chú ý đừng xoa bóp vị trí bị đau trên bàn chân.
“Vật lý trị liệu” đơn giản tại nhà
Đối với người bệnh bị tổn thương dây chằng, vật lý trị liệu phục hồi chức năng luôn hỗ trợ bình phục nhanh hơn thuốc chữa trị.
Bạn có thể thực hiện bài tập chân đơn giản sau:
Dẫm nhẹ bàn chân lên một quả bóng (có thể dùng quả bóng bàn), dùng lực gót chân nhẹ nhàng lăn quả bóng. Làm như vậy có thể massage và kích thích các huyệt vị ở lòng bàn chân, thậm chí có thể làm căng cơ bắp chân. Nếu bệnh tình của bạn nặng hơn, bạn nên đến bệnh viện làm trị liệu chuyên nghiệp để nâng cao hiệu quả.
Video đang HOT
Đi dép xỏ ngón nhiều nhất là 1 tiếng đồng hồ
Nói rằng dép xỏ ngón có thể gây hại cho chân bạn không có nghĩa bảo các bạn vĩnh viễn đừng đi dép xỏ ngón. Có điều đừng đi chúng trong thời gian quá lâu. Đi bộ với dép xỏ ngón khoảng 1 tiếng thì bạn nên nghỉ. Thế nên khi đi du lịch, bạn không nên đi dép xỏ ngón. Ngoài ra, bạn nên chú ý dép xỏ ngón cũng giống như giầy thể thao, đi khoảng 3-4 tháng thì nên thay. Nếu đế dép xuất hiện vết mòn hoặc vẹt nghiêng thì chắc chắn càng phải thay.
Đi giầy vừa vặn ngăn ngừa chai chân
Người đã bị chai chân nên chú ý đừng đi giầy quá rộng hoặc quá chật, đi giầy nhất thiết phải đi bít tất, có thể đặt thêm miếng lót mềm trong giầy. Nên đặt miếng lót trong mũi giầy để bảo vệ ngón chân, gót chân chịu sức nặng của cơ thể cũng nên đặt miếng lót ở gót giầy. Hàng ngày nên massage và chữa trị vết chai chân. Còn có thể bôi thêm 1 lớp kem làm mềm da có tác dụng giữ ẩm. Cách này sẽ làm mềm vết chai chân. Nếu vết chai chân quá dầy sẽ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và đi lại hàng ngày, Tốt nhất bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để xử lý.
Theo Hồng Ánh
SKĐS
Những thói quen có hại cho đôi chân của bạn
Ngày hè nóng nực, các cô gái thành phố thường thích mặc váy và đi giầy cao gót không tất vào mùa hè. Nhưng điều ấy lại không hề tốt vì mùa hè là mùa bùng phát bệnh ở chân.
Sức nóng của ngày hè không chỉ làm nở lỗ chân lông mà còn đổ mồ hôi nhiều hơn khiến chân gặp những vấn đề như bị sưng, bị viêm, nấm chân...Các chuyên gia y tế cảnh báo rằng nhiều thói quen có hại cho đôi chân của bạn như đi giầy hè không tất, thường xuyên làm móng...
Đi giầy hè không tất
Mùa hè có rất nhiều người đi giầy hè không tất vì nghĩ như vậy sẽ giúp chân thoáng bớt đồ mồ hôi. Thực ra, thói quen đi giầy hè không tất đã gây tổn hại cho chân của bạn.
Đi giầy hè không tất sẽ làm cho da bạn bị "cháy xém" trực tiếp dưới ánh mặt trời. Tia cực tím UV trong ánh nắng sẽ kích thích da sản sinh ra một lượng lớn tế bào ôxy hóa gốc tự do, phá hỏng tổ chức tế bào của da, đẩy nhanh sự hình thành của sắc tố đen, làm cho màu da tối đi, thô ráp, mất độ đàn hồi, giảm sức đề kháng của da. Thậm chí có nghiên cứu còn chỉ ra rằng, phần da chân trực tiếp bị ánh nắng mặt trời chiếu vào ở người đi giầy hè không tất sẽ có nguy cơ bị ung thư da.
Ngày hè, bàn chân con người vốn rất dễ đổ mồ hôi. Nếu đi giầy hè không tất, đặc biệt là đi những đôi giầy hè bằng da, bằng cao su, thậm chí giầy thể thao có đặc tính thấm hút không phải là tốt. Giầy sẽ làm cho da chân trực tiếp bị ngâm trong mồ hôi, tạo thành môi trường ẩm nóng thuận lợi cho vi khuẩn nấm phát triển, dẫn đến bệnh nấm chân.
Ảnh minh họa
Thường xuyên cắt gọt chai chân
Không có bít tất bảo vệ, chân và giầy thường cọ sát sẽ khiến lớp da ngoài của những vị trí thường xuyên tiếp xúc với giầy như gót chân, ngón chân bị dầy lên, tăng khả năng làm chai chân, thậm chí là bệnh mắt cá chân.
Rất nhiều người thích làm cho chân mình được thoải mái bằng cách dùng dao hoặc kìm bấm cắt gọt chai chân. Thực ra làm như vậy sẽ không chỉ gây ra sự mất cân bằng chỉnh thể của da nơi bị gọt cắt và còn làm cho chai chân dầy hơn và cứng hơn. Vì lớp da bị chai mất sẽ mọc lại và lại cần cắt gọt. Thường xuyên cắt gọt chai chân sẽ kích thích sừng hóa làm cho tốc độ chai chân trở lại nhanh hơn.
Đi giầy quá chật
Trong mùa hè, bàn chân con người thường hay xuất hiện tình trạng sưng lên. Vì vậy, người ta sẽ cảm thấy những đôi giầy vốn rất vừa trở nên chật hơn. Giầy chật sẽ tạo thành lực ép lên rất nhiều xương và khớp ở chân. Gần 1/4 số khớp của cơ thể con người nằm ở chân. Nhiệt độ bên ngoài tăng cao sẽ làm sưng bàn chân tạo nên áp lực lên các khớp này, gây ra cảm giác đau đớn. Sau đó, áp lực này lại dồn ngược lại làm trầm trọng thêm các bệnh ở bàn chân. Chẳng hạn như xương ngón chân biến dạng và u ngón chân cái. Do xương khớp đã bị biến dạng không có nhiều chỗ trống để cử động nên áp lực từ bên ngoài sẽ gây càng làm tăng thêm cảm giác đau đơn.
Đi chân đất nơi công cộng
Đi chân đất nơi công cộng sẽ dễ dàng nhiễm một số bệnh ở chân. Chẳng hạn như nếu bạn đứng chân không trên thảm Yoga dùng chung ở phòng tập Yoga sẽ dễ bị nhiễm nấm chân. Vi khuẩn nấm ở chân sinh sôi nhanh chóng trong môi trường nóng ẩm mà thảm Yoga dùng chung mang theo rất nhiều loại vi khuẩn nấm chân. Chỉ cần chân bạn bị xước nhẹ cũng sẽ dễ dàng bị nhiễm nấm chân. Vì thế, mỗi khi đi tập Yoga, bạn nên mang theo thảm Yoga cá nhân sẽ tốt hơn nhiều.
Theo Bảo Ngân
Sức khỏe đời sống
65% nam giới bị lậu do mát xa kích dục "Ban đầu thì được xông hơi, sau đó có một nhân viên nữ vào mát-xa. Chỉ được vài ba phút đầu nghiêm túc, sau đó cô ta gạ tình, mát-xa lưng, cổ, vai, gáy và dương vật của cậu ta bằng tay và miệng". Từ bệnh khó nói đến bệnh khó chữa Là người chuyên xử lý các ca "khó" của Bệnh viện...