Tuyệt chiêu biến chồng lười thành con ong đảm
Nghệ thuật nâng cao vị thế của chồng, khen ngợi, giả nai… đều là những tuyệt chiêu biến anh chồng lười chảy thây thành con ong thợ đảm việc nhà.
Để chàng vào bếp (Ảnh minh họa).
Nghệ thuật giả nai
- Tâm sự của chồng: “Anh thấy em không biết nũng nịu gì cả, chí ít cũng phải giả vờ để anh còn được thể hiện chứ”.
Ông khác: “Vợ tôi đúng kiểu liễu yếu, đào tơ, đi đâu không có chồng là lạc, làm gì không có chồng nhúng tay vào cũng hỏng…
Tôi không thể không quan tâm, lo lắng giúp đỡ vợ được”.
- Chiêu của vợ: “Anh ơi, sinh tố hoa quả làm thế nào anh nhỉ, anh thử biểu diễn cho em một cốc đi!”. Tất nhiên muốn chồng biểu diễn được, vợ phải mua sẵn những hoa quả cần thiết,
để anh ấy tự gọt và cho vào máy xay. “Anh ơi, món bít tết làm thế nào hả anh. Hay anh xem sách dạy nấu ăn rồi bảo em với…”.
Dĩ nhiên trước đó bạn đã mua quyển sách ấy rồi. Để anh ta đọc một lúc rồi làm cho bạn xem. Có khi chẳng thua gì nhà hàng. Xưa nay các đầu bếp giỏi đều là đàn ông đấy thôi.
- Lưu ý: Nếu hàng ngày bạn vẫn đang… sồn sồn với chồng thì khi áp dụng chiêu này cần chuyển trạng thái một cách từ từ, đừng làm đối phương sốc, hoặc nghi ngờ bạn có mưu mô gì mà bỗng thay đổi 360 độ vậy.
Video đang HOT
Khen ngợi chồng (Ảnh minh họa).
Nghệ thuật nâng cao vị thế của chồng
- Tâm sự của chồng: Cô ấy cái gì cũng giỏi giang, từ việc thay bóng đèn, lắp ăng-ten cả đấu điện luôn, khi tôi làm, cô ấy bảo: “Khéo lại giật, trông lóng nga, lóng ngóng.
Thôi đứng lên em làm”, hoặc: “Gọi thợ vào cho nhanh”.
Cô ấy nói gì cũng đúng, trước mặt bạn bè tôi cô ấy làm tôi nhiều phen bẽ mặt. Đành rằng cô ấy hiểu biết, thông minh, nhưng bên cạnh vợ, tôi thấy mình thừa thãi, vô tích sự”.
- Chiêu của vợ: “Anh ơi, anh mua dây về, hai vợ chồng mình tự thay ăng-ten cho đỡ tốn tiền” hoặc “Việc này, chỉ có anh ra tay mới xong…”.
Người vợ thông minh luôn biết khẳng định giá trị đàn ông, vị thế người cha, người chồng trong gia đình, biết lui về làm “sân sau” cho chồng là trụ, là cột, là vách.
Nếu chồng chưa đạt 5/10 thì chiêu này của vợ chắc chắn sẽ khiến chồng luôn cố gắng hết sức để trở thành cây tùng, cây bách che chở cho vợ con.
Có chồng cùng làm việc nhà thấy nhẹ hẳn(Ảnh minh họa).
Nghệ thuật khen ngợi
- Tâm sự của chồng: “Có làm mấy cũng chỉ nhận được cái nhìn hờ hững, hoặc ánh mắt nghi ngờ của vợ: “Anh làm liệu có ổn không”, hoặc: “Tưởng gì, mới làm có tí tẹo đã khoe”.
Tôi chưa bao giờ có được lời khen ngợi, động viên mỗi khi làm việc nhà”.
- Chiêu của vợ: “Có chồng cùng làm việc nhà thấy nhẹ hẳn” (dù việc nhà cũng không nặng nhọc mấy), “Anh làm đẹp thế này thì cánh thợ thất nghiệp mất thôi” (dù làm nham nham nhở nhở)
hay “Món này anh nấu rất… lạ miệng”(dù rất dở, nên khen “ngon” thì hơi bị ngượng mồm, đành nói là… “lạ”)…
Tâm lý đàn ông xét ở mặt nào đấy rất giống trẻ con. Bạn cứ khen đi, có mất gì đâu mà tiết kiệm. Làm thế nào để chồng luôn “gặt hái được thành công” trong lĩnh vực nào thì anh ta sẽ bị cuốn hút vào đó ngay vì đinh ninh là mình có năng khiếu.
- Lưu ý: Với những ông suốt ngày ngồi ôm máy vi tính thì làm các việc lặt vặt không khác gì thường xuyên tập thể dục. Hãy tỉ tê nói cho chồng biết “theo khảo sát đàn ông tích cực việc nhà đều có sức khỏe tốt hơn.
Theo VNE
Chồng làm giám đốc vẫn rửa bát như thường
Phụ nữ bây giờ nhiều người giỏi hơn đàn ông. Không phải chỉ đàn ông mới có trách nhiệm kiếm tiền và chỉ đàn ông mới kiếm được tiền.
Đọc câu chuyện &'đàn ông không bao giờ rửa bát, quét nhà' của một anh chồng, mà tôi cảm thấy bức xúc vô cùng. Tôi thật sự không hiểu anh suy nghĩ thế nào mà lại phát biểu rằng, mình sẽ không bao giờ rửa bát, quét nhà vì việc đó là việc của đàn bà. Thật sự không hiểu nổi, đàn ông các anh nghĩ gì mà lại ấu trĩ như thế? Chẳng lẽ, đàn bà không kiếm tiền?
Đứng ở cương vị một người phụ nữ, tôi bác bỏ quan điểm của anh chồng trong câu chuyện trên. Anh nói, người đàn ông sẽ không rửa bát quét nhà vì anh đã làm tròn trách nhiệm kiếm tiền của mình. Nhiều người đàn ông giống như anh, họ coi nhẹ vai trò của người vợ. Họ chỉ nghĩ đến việc đi làm, kiếm tiền rồi đưa đủ cho vợ là xong. Họ nghĩ, người vợ của họ chỉ cần tiền, cần có cái chi tiêu là được. Nhưng đàn ông họ không biết, vợ của họ có lo toan cho gia đình cũng là vì cả chồng, vì con mà thôi.
Phụ nữ bây giờ nhiều người giỏi hơn đàn ông. Không phải chỉ đàn ông mới có trách nhiệm kiếm tiền và chỉ đàn ông mới kiếm được tiền. Suy nghĩ như vậy thật đáng cười cho các đấng mày râu.
Những ngày cuối tuần, quét nhà, lau nhà cũng là phụ nữ, con thì khóc, chồng thì đòi ăn. Nói chung, với phụ nữ, việc gia đình là việc trọng đại và quá vất vả rồi. (ảnh minh họa)
Đứng ở cương vị người vợ, một người chồng như vậy, người làm vợ như tôi không bao giờ chấp nhận. Vợ đi làm cả ngày, về tới nhà cũng mệt bở hơi tai. Đó là chưa nói đến chuyện con cái cứ quấn mẹ. Có ai đảm bảo ông bố nào cũng chăm được con, cho được con ăn, dạy con học, trông con ngủ? Toàn là những ông bố chỉ biết ăn xong thì vắt chân lên ghế và tự cho mình cái quyền được xem tivi, được nghỉ ngơi, được uống nước chè trong khi vợ phải dọn dẹp bếp núc, rửa bát quét nhà. Sau đó còn giặt giũ quần áo rồi phơi phong.
Những ngày cuối tuần, quét nhà, lau nhà cũng là phụ nữ, con thì khóc, chồng thì đòi ăn. Nói chung, với phụ nữ, việc gia đình là việc trọng đại và quá vất vả rồi. Nhưng cái việc mà đàn ông nói chỉ có họ mới làm được là kiếm tiền thì phụ nữ vẫn phải làm.
Dù là chồng có đưa cho vợ bao nhiêu tiền thì người vợ cũng không thích. Bởi cái cảm giác bị coi là ăn bám chẳng khiến ai thoải mái bao giờ. Lấy được một người chồng giàu có là điều mà phụ nữ nào cũng mong muốn. Nhưng dù chồng có giàu cỡ mấy thì họ vẫn muốn kiếm cho mình một công việc, muốn tự mình kiếm tiền để chi tiêu. Ngửa tay xin tiền chồng mãi, người ngoài dị nghị, bản thân cũng không cảm thấy thanh thản gì.
Nếu là đàn ông mà luôn nghĩ, tiền là quan trọng nhất, còn vợ là người phục vụ chồng, thì đừng lấy vợ mà lấy ô-sin còn hơn. (ảnh minh họa)
Nói ra thì có người lại bảo tôi khoe khoang, chứ thú thực sự, tôi cảm thấy mình là người phụ nữ quá may mắn. Chồng làm giám đốc mà mỗi ngày về nhà, chồng thấy vợ vất vả đều vào bếp phụ giúp vợ. Riêng quần áo sơ mi, chồng mặc cả tuần rồi để đó, vứt vào sọt rồi cả tuần chồng mang vào tự giặt, tự phơi. Chồng không cho tôi động vào, bảo là để áo sơ mi giặt một mẻ cho dễ và đỡ hỏng.
Còn việc nhà cửa, chồng cũng giúp tôi mỗi cuối tuần. Chồng bảo, việc nhà phải chia sẻ với nhau thì mới vui, với lại đàn ông sức dài vai rộng, vài việc lặt vặt có là gì. Chồng rửa bát thì vợ quét nhà, chồng trông con thì vợ dọn dẹp. Tôi cảm thấy tự hào về chồng mình. Thú thực, tôi cũng cứ lo lấy chồng giầu thì sẽ bị áp lực này kia, rồi sống phụ thuộc nhà chồng nhưng may thay, chồng tôi rất tâm lý. Anh ấy chưa bao giờ càu nhàu chuyện tiền nong và cũng không bao giờ khó chịu mỗi khi bị vợ sai.
Nếu là đàn ông mà luôn nghĩ, tiền là quan trọng nhất, còn vợ là người phục vụ chồng, thì đừng lấy vợ mà lấy ô-sin còn hơn.
Theo VNE
Là đàn ông, không bao giờ tôi rửa bát, quét nhà Tôi sinh ra là đàn ông và nhiệm vụ của tôi là kiếm tiền, làm tròn trách nhiệm là trụ cột trong gia đình. Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ vào bếp dọn dẹp, quét nhà hay nấu nướng gì cả. Nếu ai đó nói, đàn ông yêu vợ thương con là phải vào bếp nấu nướng cho vợ, dọn dẹp nhà...