Tuyệt chiêu bắt lươn giữa cao ốc
Không ngờ, giữa những tòa nhà cao ốc cao chót vót hàng chục tầng ngay tại Thủ đô Hà Nội, người đàn ông ấy vẫn có thể bắt được vài cân lươn mỗi sáng.
Địa điểm đặt trúm của ông Sáng là những ao chuôm giữa những tòa nhà chung cư của Hà Nội.
Chuyện về lươn hổ mang
Người đàn ông chúng tôi nhắc tới ở trên là ông Nguyễn Huy Sáng, quê ở thôn Đan Thê, xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, Hà Nội. Nghe người dân xã Sơn Đà đồn đại rất nhiều về khả năng bắt lươn của ông, nay tình cờ gặp ông ra trung tâm Thủ đô thăm con cháu kết hợp đánh lươn, chúng tôi có dịp chứng kiến ông trổ tài.
Gặp ông sống cùng con cháu trong căn nhà trọ nhỏ ngay phía sau trụ sở của Bộ Công an trên đường Phạm Văn Đồng, chúng tôi cảm nhận rất rõ tính chất phác của người đàn ông ngoại lục tuần này.
Nở một nụ cười trên gương mặt sạm đen vì sương gió, ông Sáng cho biết mình làm nghề đặt trúm lươn đã 34 năm nên mọi đặc tính của loài lươn ông đều thuộc lòng. Theo đó, thời điểm để đặt trúm lươn tốt nhất là sau Tết Trung thu (do khoảng tháng 5 là thời gian loài lươn đẻ và nuôi con nên rất gầy, phải đến trung tuần tháng 8 lươn con mới lớn và lươn mẹ mới béo, thịt thơm ngon).
Trong câu chuyện với chúng tôi, thi thoảng ông Sáng có nhắc đến loài lươn hổ mang khiến tôi chợt nhớ đến câu chuyện cổ tích “Rắn giả lươn” nói về tài xử án của ông quan Bùi Cầm Hổ dưới thời vua Lê Nhân Tông khi minh oan cho một người đàn bà vô tình ra chợ mua lươn về nấu cháo cho chồng ăn nhưng lại mua nhầm rắn khiến ông chồng lăn quay ra chết.
Ông Sáng chuẩn bị đồ nghề đi bắt lươn.
Nghe câu chuyện đó, ông Sáng cười bảo rằng mọi tình tiết trong câu chuyện đều đúng, riêng tình tiết người chồng ăn phải lươn giả rắn bị đột tử chỉ là truyện cổ tích.
Ông Sáng phản bác lại nội dung trong câu chuyện cổ tích rằng, trong 34 năm làm nghề đặt trúm ông đã bắt được không biết bao nhiêu là lươn hổ mang, cứ 10 phần lươn bắt được có tới 3 phần là lươn hổ mang. Ông khẳng định, lươn hổ mang hoàn toàn ăn được, thậm chí ăn rất ngon chứ không có chuyện ăn vào chết bất đắc kỳ tử như trong truyện, chúng chỉ khác nhau về hình dáng.
“Bình thường khi bò, lươn đều chúi đầu xuống đất, riêng lươn hổ mang lại ngóc đầu lên như rắn. Một đặc điểm khác để nhận ra lươn hổ mang là trên lưng chúng có 3 chấm vàng như hạt ngô chạy dài từ đầu đến đuôi. Lươn hổ mang chỉ ở những nơi ao, đầm tù 5-7 năm, xung quanh cỏ rậm rạp, um tùm nên mỗi khi bắt được đa phần là lươn to”, ông Sáng cho hay.
Mặc dù minh oan tội “mưu sát” cho lươn hổ mang, song ông Sáng lại khẳng định đây là loài lươn rất hung dữ bởi ông đã nhiều lần bị chúng cắn và đặc biệt là lần chứng kiến loài lươn này tấn công và ăn thịt vịt con.
Chả là ngày còn đánh lươn ở quê, một hôm ông bạn hàng xóm than vãn rằng, không hiểu vì sao đàn vịt một ngày tuổi mà ông mua buổi sáng 20 con thả xuống, đến chiều chỉ còn lại 15 con. Nghi ngờ có thủ phạm ẩn mình dưới đáy ao, ông Sáng mang 4 ống trúm lươn đặt 4 góc ao và kêu ông bạn tạm thời nhốt vịt lại. Sáng hôm sau khi thu trúm, ông Sáng bắt được 4 con lươn hổ mang, mỗi con nặng trên 3 lạng.
Chiến lợi phẩm thu về.
Tưởng đã quét sạch kẻ thù của đàn vịt chíp, ông bạn hàng xóm mới lùa lũ vịt xuống ao thì bất ngờ thấy một con vịt kêu thảm thiết, chốc chốc lại bị kéo thụp xuống nước. Nhìn kỹ, ông Sáng và người hàng xóm thấy rõ một chú lươn hổ mang đang cắn chân vịt con lôi xuống nước.
Video đang HOT
Tối hôm đó, ông Sáng tiếp tục mang ống trúm sang đặt và bắt nốt chú lươn “ranh ma” còn lại. Từ sau bận đó, đàn vịt của ông hàng xóm không bị mất thêm con nào nữa. Khi đàn vịt lớn, ông bạn hàng xóm sang tận nhà tặng ông Sáng một cặp vịt thay lời cảm ơn.
Ra phố bắt lươn
Cùng với quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa nông thôn, đặc biệt là chủ trương dồn điền đổi thửa đã lấp dần và lấp hết ao chuôm tại các làng quê. Thời còn nhiều ao đầm, mỗi chiều đi đặt trúm ông Sáng bắt được 2-3 kg lươn. Nhân lên với giá khoảng 180.000 – 200.000 đồng/kg, mỗi ngày công của ông lên tới 360.000 – 600.000 đồng, nói chung là thoải mái chi tiêu hằng ngày.
Nay, khi ao chuôm ngày một bị thu hẹp, mỗi ngày đặt trúm ông Sáng bắt được vài con lươn nhỏ, chỉ đủ ăn nên ông tính chuyển địa bàn đặt trúm vì cái nghề nó đã ăn sâu vào máu, ông không thể bỏ được.
Qua gợi ý của anh con rể, ngoài trung tâm Hà Nội hiện nay có vô số khu vực bỏ hoang do quy hoạch treo nằm giữa các tòa nhà cao tầng có thể có nhiều lươn nên ông Sáng quyết định mang đồ nghề ra trung tâm Thủ đô.
Ông Sáng tâm sự, làm nghề đặt trúm lươn 34 năm qua, điều ông nhớ nhất là một lần bắt được con lươn nặng tới 1 kg và một lần khác bắt phải rắn cạp nong khiến ông sợ hãi đến tận bây giờ.
Sau khi dành nhiều ngày đi khảo sát địa hình, ông Sáng cho biết các khu vực như các quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, huyện Thanh Trì có khá nhiều lươn song kích cỡ chỉ ở mức trung bình. Hơn nữa, giá lươn tại Hà Nội không hiểu sao lại thấp hơn quê khi kịch trần lái buôn mua có 150.000 đồng/kg. Từ khi ra Hà Nội đến nay, bình quân mỗi ngày ông sáng bắt được 1-2 kg lươn đem giao bán tại chợ Đồng Xa và chợ Mỹ Đình.
Theo chia sẻ của ông Sáng, việc đánh lươn tại Hà Nội có khác và khó khăn hơn ở quê rất nhiều. Trong khi ở quê dùng ống trúm bằng tre nứa, khi ra Hà Nội, ông Sáng phải dùng đến ống trúm bằng ống nhựa để dễ vận chuyển được nhiều. Nhưng khó khăn nhất với ông Sáng khi “tác nghiệp” tại Thủ đô là việc tìm chỗ để đào giun làm mồi.
Những đứa cháu của ông Sáng thích thú xem ông đổ lươn.
“Giun ở quê và ở trung tâm Hà Nội rất khác nhau. Giun ở trung tâm Hà Nội toàn giun rễ chuối rất nhỏ, ít mùi nên độ nhạy của mồi không cao như giun khoang ở quê. Chính vì thế mà ngày nào tôi cũng phải đi đào giun một lần.
Mà cái giống lươn không có giun rất khó để dụ chúng vào trúm. Dù lượng lươn đánh được không nhiều song tôi vẫn thấy rất vui vì được làm nghề mình yêu thích”, ông Sáng tâm sự.
Để chứng kiến tài nghệ của ông Sáng, tôi tháo giầy, đeo ủng theo ông Sáng đi đặt trúm khi mặt trời bắt đầu xuống sau những tòa nhà cao tầng.
Ngồi trên chiếc xe đạp cũ kỹ, ông Sáng chở 30 ống trúm lươn đến điểm đã khảo sát từ hôm trước nằm sau chợ Đồng Xa (quận Bắc Từ Liêm). Vừa dọn chỗ đặt trúm, ông Sáng cho biết, Hà Nội dù có rất nhiều ao hồ, nhưng đa phần bị ô nhiễm nên ít lươn trú ngụ, chỉ những khu vực đọng nước mưa, nước tương đối sạch sẽ, nhiều cây cỏ mọc mới có lươn sinh sống.
Đặt trúm xong, 5 giờ sáng hôm sau tôi có mặt tại căn nhà trọ của con gái ông Sáng để cùng ông đi thu trúm khi người dân Hà Nội bắt đầu tập thể dục buổi sáng. Do khu vực ông Sáng đặt trúm tối qua mới hình thành được vài năm nay nên số lươn ông thu được chỉ vào khoảng 1,5 kg.
Tuy nhiên, trên đường đem chiến lợi phẩm về nhà trọ, ông Sáng vẫn vui như Tết bởi mấy đứa cháu ngoại của ông gần một tháng nay có thói quen đợi ông về mỗi buổi sáng để được xem ông đổ lươn từ trúm ra chậu và chọn cho mình một con to nhất.
THEO NÔNG NGHIỆP VN
Cậu bé mồ côi ăn ốc bươu vàng thay cơm
Loại ốc bươu vàng người ta thường bắt để vứt đi hoặc mang về cho gà, vịt ăn. Nhưng với ông bà Lim và đứa cháu nhỏ mồ côi, lâu nay đó lại là nguồn thức ăn chính trong các bữa cơm gia đình.
Về thôn Tăng Cấu, xã Đồng Thái, huyện Ba Vì, Hà Nội hỏi ông Lim "ốc" ai cũng biết. Sở dĩ ông có biệt danh ấy là bởi ngày nào cũng vậy, không kể trời nắng hay trời mưa, người ta đều thấy ông lăn lộn khắp các ao hồ hay đồng ruộng để bắt ốc bươu vàng về ăn. Những hôm bắt được nhiều, ông còn kiếm được chút ít tiền nhờ việc mang bán lại cho những nhà chăn nuôi gia cầm ở quanh đó.
Ông Lim và đứa cháu nhỏ ngày ngày lặn lội ở các cánh đồng bắt ốc bươu vàng.
Cuộc sống của vợ chồng ông bà Lim vào hệ "khổ nhất vùng" bởi cả hai người con trai đều qua đời, một vì bệnh não, một vì tai nạn lao động. Nhớ lại quãng thời gian đó, ông Lim vẫn không khỏi rùng mình, sợ hãi: "Năm 2008, con trai út của tôi là Phùng Văn Vinh qua đời vì bệnh não. Đến tháng 06/2009, con trai thứ của tôi là Phùng Văn Hưng cũng qua đời vì tai nạn lao động khi đang đi làm thuê ở Hà Nội. Vợ nó ở nhà quanh năm chỉ bám vào đồng ruộng nên chẳng có đồng nào lo ma chay cho chồng nên tôi đã đứng lên vay lãi của người ta mấy chục triệu đến nay chưa trả được".
Bố mất vì tai nạn, mẹ bỏ đi để lại cậu bé Việt ở với ông bà nội trong cảnh nghèo túng.
Con mất, cả hai ông bà vẫn chưa hết bàng hoàng thì cô con dâu lại bỏ đi không lâu sau đó để lại đứa cháu nhỏ lúc đó đang học lớp mẫu giáo lớn. Không hiểu chuyện gì đã xảy ra, cậu bé Việt suốt ngày hỏi ông sao mẹ đi đâu không thấy về khiến "hai cái thân già" chỉ biết im lặng mà gạt nước mắt.
Ông Lim còn cho biết thêm những hôm trời mưa to, cháu hay giật mình không ngủ được, lại ôm ông mà gặng hỏi: "Bao giờ mẹ sẽ về" khiến ông nghẹn cứng lưỡi không trả lời được. Bố thằng bé không còn, nay mẹ lại bỏ đi nốt, thành ra suốt ngày chỉ có một mình cháu lầm lũi nhìn đến tội.
Ngoài giờ đi học, Việt thường ra đồng bắt ốc cùng với ông.
Em thường lấy mảnh gạch vỡ đập vỏ ốc để lấy ruột chế món ăn với cơm.
Cuộc sống vất vả, khó khăn là thế, bà nội của Việt là Chu Thị Hoạch (65 tuổi) lại đổ bệnh nên nằm liệt giường bao nhiêu năm nay, không đi lại được. Ở lưng của bà còn nổi lên một khối u lớn khiến những cơn đau nhứt cứ liên miên không ngớt .
Vợ bệnh, cháu thơ, bản thân ông Lim không còn cách nào khác để duy trì cuộc sống nên hàng ngày phải lăn lộn ở khắp các cánh đồng để mò ốc thay thức ăn. Thứ ốc mềm mềm, nhơn nhớt ban đầu thằng bé Việt cũng "kinh lắm" nhưng lâu dần thành quen nên ăn với cơm một cách ngon lành. Vừa dùng một mảnh gạch vỡ đập vỏ ốc, em vừa toe toét cười khoe: "Ốc của ông đi bắt được ăn cũng ngon lắm cô ạ. Cháu có thể ăn cả ngày được mà không chán ạ".
Bà nội ốm nằm liệt giường nhiều năm nay nên không giúp được việc gì cho hai ông cháu.
Thương bà nội nhưng Việt còn quá nhỏ không thể làm được gì ngoài việc ngồi quạt cho bà khi trời nóng.
Nghe thằng bé nói, ông Lim dường như "xấu hổ" nên quay mặt vào phía trong. Đôi mắt già nua, nhăn nheo bắt đầu hoe đỏ và cái ánh nhìn tồi tội của một người ông không thể lo được đủ đầy cái ăn cho cháu. Bản thân ông cũng muốn lắm có được miếng thịt, miếng cá cho Việt nhưng không có tiền mua nên ông đành chịu, phải bắt ốc ăn qua ngày. Ngay cả bà Hoạch, ốm đau liên miên nhưng cũng không có gì ngoài bữa cơm độn ốc bao năm nay.
Thương Việt, bản thân ông Lim chỉ biết cố gắng chăm chỉ đi bắt ốc kiếm cái ăn và chút tiền bán được để mua sách vở cho cháu.
Hiện tại cậu bé Việt đã làm học sinh lớp 4 trường Tiểu học Đồng Thái với sức học khá và đặc biệt em rất ngoan. Ngoài những buổi đến trường, em vẫn thường theo ông đi bắt ốc ở các cánh đồng nên gần như lúc nào người ta cũng nhìn thấy cậu bé với bộ dạng lấm lem, áo quần sộc xệch và rách bẩn. Ấy thế nhưng khi được hỏi, Việt vui lắm, em khoe: "Cháu đi cầm xô cho ông, có lúc cũng bắt được cả ốc nữa để ông được về nhà sớm chứ nhiều hôm tối mò rồi ông vẫn còn chưa về nhà".
Nỗi lo đứa cháu thơ thất học luôn thường trực trong suy nghĩ của ông Lim khiến ông sợ hãi.
Lời nói thật thà của đứa cháu nhỏ khiến ông Lim không cầm lòng được, lấy tay quệt ngang dòng nước mắt. Nhìn cháu, ông lại ngước lên bàn thờ nhìn di ảnh đứa con xấu số mà bật khóc: "Tôi già rồi, cũng không mong ước điều gì cả, chỉ mong sao lo được cho Việt ăn học thành người để cháu đỡ thiệt thòi. Thằng bé mất bố rồi, mẹ cũng bỏ nó đi mất, rồi sẽ đến lúc tôi và bà nó về với đất, không biết lúc đó cháu sẽ ra sao nữa?".
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1230: Ông Phùng Văn Lim và bà Chu Thị Hoạch (thôn Tăng Cấu, xã Đồng Thái, huyện Ba Vì, Hà Nội) Số ĐT: 01669.460.481 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Phạm Oanh - Lê Nhung
Theo Dantri
Vợ lập mưu sát hại chồng vì ghen tuông Nghi ngờ chồng có bồ, vợ mua thuốc chuột, thuốc ngủ chờ thời cơ ra tay, sau đó dùng dao đâm chồng. Người vợ lĩnh án tù 11 năm. Ghen tuông, người vợ mua dao để âm mưu giết chồng (ảnh minh họa). Nên vợ thành chồng gần chục năm, đã có với nhau hai mụn con kháu khỉnh, nhưng sau những lần...