Tuyên vô tội chủ doanh nghiệp bị đại tá Nguyễn Văn Quý khởi tố
Việc khởi tố, truy tố, xét xử một chủ doanh nghiệp máy phát điện ở TP.HCM đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự, vi phạm nghiêm trọng Bộ luật Hình sự.
Ngày 10.2, Ủy ban thẩm phán TAND Cấp cao tại TP.HCM xét xử giám đốc thẩm đã tuyên hủy hai bản án của TAND huyện Bình Chánh và TAND TP.HCM, đình chỉ vụ án đối với ông Nguyễn Văn Thành (59 tuổi, ngụ quận 5, TP.HCM) do ông Thành không phạm tội.
Trước đó, xử sơ thẩm ngày 25.9.2014, TAND huyện Bình Chánh xử phạt ông Thành một năm tù nhưng cho hưởng án treo về tội “Kinh doanh trái phép” do bán 17 tổ máy phát điện. Buộc ông Thành nộp phạt bổ sung số tiền 10 triệu đồng sung vào công quỹ Nhà nước; trả lại cho bị cáo 12 tổ máy phát điện.
Sau khi bản án được tuyên, Viện trưởng VKSND huyện Bình Chánh đã kháng nghị tịch thu 12 tổ máy phát điện. Xử phúc thẩm ngày 11.11.2015, TAND TP.HCM tuyên không chấp nhận kháng nghị, giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Ông Nguyễn Văn Thành được tuyên không phạm tội.
Ông Thành là chủ doanh nghiệp Trường Thành (xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP.HCM) chuyên mua bán máy công nông ngư, máy phát điện, thiết bị xây dựng, mô tơ bơm nước…
Ngày 19.3.2013, Công an huyện Bình Chánh kiểm tra hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh Trường Thành phát hiện trong kho bãi có 12 tổ máy phát điện đã qua sử dụng (được định giá là 2,72 tỷ đồng). Ông Thành khai nhận số máy này mua của người không rõ lai lịch, không có hóa đơn chứng từ về sửa lại bán kiếm lời.
Video đang HOT
Công an huyện Bình Chánh lập biên bản tạm giữ 12 máy phát điện, đại tá Nguyễn Văn Quý (nguyên Trưởng Công an huyện Bình Chánh) đã ký quyết khởi tố ông Thành tội “Kinh doanh trái phép”. Trong quá trình điều tra vụ án, ông Thành không thừa nhận hành vi bán 12 tổ máy phát điện mà công an đã kiểm tra thu giữ mà cho rằng chỉ để sử dụng cho thuê.
Sau khi tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung làm rõ hành vi phạm tội của ông Thành, Công an huyện Bình Chánh xác định được từ năm 2006 đến thời điểm bị kiểm tra phát hiện, ông Thành đã nhiều lần mua bán tổ máy phát điện và búa rung, trong đó có 16 lần bán 16 tổ máy phát điện có giá trị trên 100 triệu đồng, 1 lần bán tổ máy phát điện trên 300 triệu đồng.
Chi cục Thuế huyện Bình Chánh có công văn cung cấp toàn bộ hồ sơ kê khai, quyết toán thuế của hộ kinh doanh Trường Thành, trong đó có hồ sơ thuế về việc bán 17 tổ máy phát điện nêu trên. Đồng thời ban hành các văn bản gửi Công an huyện Bình Chánh xác định hộ kinh doanh Trường Thành có đăng ký kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu và không thuộc trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các máy phát điện đã bán trước đó.
Bản án hình sự sơ thẩm số 255/2015/HSST ngày 25.9.2014 TAND huyện Bình Chánh tuyên bố bị cáo Nguyễn Văn Thành phạm tội “Kinh doanh trái phép” đối với hành vi bán 17 tổ máy phát điện nêu trên.
Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, ngày 1.6.2016, Viện trưởng VKSND TP.HCM báo cáo đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm đối với vụ án Nguyễn Văn Thành phạm tội “Kinh doanh trái phép”.
Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp cao tại TP.HCM nhận định, về thủ tục tố tụng, Cơ quan CSĐT Công an huyện Bình Chánh khởi tố vụ án, khởi tố bị can và đề nghị truy tố ông Thành về tội “Kinh doanh trái phép” đối với 12 tổ máy phát điện nhưng hành vi này không bị xét xử vì không đủ căn cứ.
Sau khi Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung, phát hiện trong thời gian tháng 11.2008 đến tháng 11.2012, ông Thành có hành vi mua bán 17 tổ máy phát điện có giá trị trên 100 triệu đồng, VKSND huyện Bình Chánh đã truy tố và TAND huyện Bình Chánh đã xét xử ông Thành. Nhưng hành vi mua bán 17 tổ máy phát điện chưa được Cơ quan CSĐT Công an huyện Bình Chánh khởi tố vụ án hình sự. Như vậy việc truy tố, xét xử ông Thành đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự.
Trong số 17 tổ máy phát điện mà Thành bán, có tổ máy Thành đã bán ngày 17.11.2008 (hóa đơn số 76784), tính đến ngày bị phát hiện (ngày 8.4.2014) đã quá 5 năm, là hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng VKSND và TAND huyện Bình Chánh vẫn truy tố, xét xử hành vi này là vi phạm nghiêm trọng Bộ luật Hình sự.
Theo Phạm Dũng (Người Lao Động)
Tàu cá Hàn Quốc bốc cháy, 3 lao động Việt Nam may mắn thoát nạn
Ba lao động Việt Nam làm việc trên một tàu cá Hàn Quốc đã may mắn thoát nạn khi tàu cá này bất ngờ bốc cháy ngay tại cảng. Sau khi sự việc xảy ra, các thuyền viên đã gọi điện về thông báo tin vui cho gia đình.
Chiều ngày 30/12, anh Phạm Mạnh Quý, một lao động trên tàu cá Hàn Quốc mang số hiệu Chu Giong Ho NO.33 cho biết, vào trưa ngày 28/12 (theo giờ Việt Nam), con tàu này đã bất ngờ bốc cháy khi đang neo đậu tại cảng Guryongpo thuộc tỉnh Pohang (Hàn Quốc), khiến 15 thuyền viên trên tàu hoảng loạn thoát thân. Trong số 15 thuyền viên trên tàu có 3 người Việt Nam, rất may tàu đang neo tại cảng nên tất cả thuyền viên đều an toàn, chiếc tàu đã bị ngọn lửa thiêu rụi.
Các lao động Việt Nam làm việc trên tàu cá này gồm: Nguyễn Hữu Định (SN 1994), Phạm Mạnh Quý (SN 1993), cùng trú huyện Bố Trạch và Nguyễn Văn Thanh trú tại thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.
Bà Lê Thị Kỷ vui mừng khi nhận được điện thoại của con trai đang lao động tại Hàn Quốc. (Ảnh Tiến Thành)
Trao đổi với PV Dân trí, anh Phạm Mạnh Quý cho biết, đây không phải lần đầu tiên con tàu này gặp hỏa hoạn. Mặc dù được lực lượng chữa cháy đã kịp thời ứng cứu nhưng con tàu vẫn bị hư hỏng nặng.
"Cách đây một tháng tàu của chúng tôi cũng bị cháy một lần rồi nhưng chỉ cháy nhỏ nên sau hai ngày khắc phục đã có thể ra khơi trở lại, còn lần này cháy lớn. Khi thấy lửa bốc lên từ hầm máy, chúng tôi đã tháo chạy lên cảng, hiện tại cơ quan chức năng tại Hàn Quốc vẫn đang điều tra nguyên nhân cháy tàu", anh Quý nói.
Anh Quý cũng cho biết, vì tàu bị hư hỏng nặng nên những ngày qua, các lao động cũng như chủ tàu đang cố gắng sửa chữa, khắc phục, tuy nhiên vẫn chưa thể biết lúc nào có thể ra khơi trở lại. Sau khi sự việc xảy ra anh Quý cùng hai lao động Việt Nam khác cũng đã gọi điện về thông báo cho gia đình để tránh người nhà lo lắng.
"Tui cũng nghe nó gọi về nói tàu bị cháy nhưng anh em trên trên tàu không ai can chi cả nên tui cũng yên tâm phần nào. Đi xuất khẩu lao động đã vất vả, làm nghề biển lại càng nguy hiểm hơn, cách đây một tháng Quý vừa mới nói tàu bị cháy, giờ lại cháy nữa nên cũng lo cho con lắm", bà Lê Thị Kỷ, mẹ anh Quý chia sẻ.
Được biết, do ảnh hưởng từ sự cố môi trường, nghề đi biển tại Quảng Bình đã phải gánh chịu nhiều thiệt hại nặng nề, khó khăn trong việc làm kinh tế, bà Kỷ đã phải vay mượn hơn 300 triệu đồng để cho con sang Hàn Quốc lao động, làm ăn với thời hạn hợp đồng 5 năm với hy vọng cuộc sống đỡ vất vả hơn.
Nghề đi biển tại Quảng Bình khó khăn nên bà Lê Thị Ngưu đã phải vay mượn tiền để cho con sang Hàn Quốc lao động. (Ảnh Tiến Thành)
Cũng như bà Kỷ, bà Lê Thị Ngưu (SN 1971), trú tại thôn 9, xã Lý Trạch cũng đã vay mượn gần 300 triệu để cho con trai là anh Nguyễn Hữu Định đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc, bà cho biết mỗi tháng con trai bà cũng gửi về được gần 20 triệu đồng để ba mẹ trả nợ.
Chưa hết lo lắng trước thông tin tàu cá mà con trai làm việc bất ngờ bốc cháy, bà Ngưu tâm sự: "Ở nhà khó khăn nên đành phải để con sang Hàn lao động, đi biển, nghe tin tàu cháy tui lo lắm, may mà Định nó không sao cả. Nghĩ đến lại thương con nơi đất khách quê người".
Hiện tại, các thuyền viên Việt Nam trên tàu cá Hàn Quốc bị cháy vẫn đang nghỉ chờ con tàu được khắc phục, sửa chữa để tiếp tục ra khơi.Họ cũng cho biết, mặc dù không thể làm việc nhưng chủ tàu phía Hàn Quốc vẫn sẽ trả công cho các lao động trên tàu theo hợp đồng lao động.
Tiến Thành
Theo Dantri
Người 4 lần bị tuyên án tử hình được trả tự do Ông Hàn Đức Long từng bị Công an tỉnh Bắc Giang cáo buộc các tội danh giết người, hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em và 4 lần bị tuyên án tử hình. VKSND tỉnh Bắc Giang hôm qua ra quyết định trả tự do cho ông Hàn Đức Long (57 tuổi, ở xã Phúc Sơn, huyện Tân Yên) sau 11 năm bị bắt...