Tuyển Việt Nam thất thủ trước Oman: Không chỉ là đáng tiếc
Tuyển Việt Nam lẽ ra phải giành được kết quả tốt hơn trước Oman, nhưng đáng tiếc nỗ lực của thầy trò Park Hang Seo lại trở nên bất thành.
1. Dù đứng trên tuyển Việt Nam trong bảng xếp hạng FIFA và từng đánh bại thầy trò HLV Park Hang Seo ở trận lượt đi nhưng rõ ràng Oman không hẳn là đối thủ quá mạnh.
Thực tế cho thấy đội bóng đến từ Tây Á chơi không nhỉnh hơn so với đoàn quân của HLV Park Hang Seo trong cuộc đọ sức ở sân Mỹ Đình.
Điển hình của việc không nhỉnh hơn ấy là thông số về cơ hội, cú sút, hay các đường chuyền thành công so với tuyển Việt Nam… ở cuộc tái đấu. Vấn đề then chốt là Oman vẫn chiến thắng khi biết tận dụng cơ hội hiếm hoi mà họ tạo ra.
2. Nhìn những gì xảy ra, rõ ràng tuyển Việt Nam không đáng thua. Nhưng ngược lại, thật khó để gieo thêm niềm tin đánh bại được Oman khi các học trò HLV Park Hang Seo bộc lộ ra quá nhiều điều bất ổn.
Oman không hay hơn so với tuyển Việt Nam
Không ngạc nhiên khi tuyển Việt Nam trình diễn bộ mặt khác biệt lớn so với chiến thắng Trung Quốc trước đó, bởi đội bóng của HLV Park Hang Seo liên tục phải xáo trộn lực lượng và mất người… trong giai đoạn chạy đà cho cuộc đọ sức với Oman.
Ở tình thế phải sử dụng một đội hình chắp vá, những gì mà các học trò của HLV Park Hang Seo thể hiện ít nhiều là đáng khen. Có điều chừng ấy là chưa đủ để một lần nữa mang về niềm vui cho người hâm mộ như chờ đợi.
Không khoan thủng được mảnh lưới Oman, chỉ một sai lầm ở phòng ngự sau tình huống cố định mong muốn có điểm trước Oman đã tan thành mây khói.
HLV Park Hang Seo có thể nuối tiếc nhiều, vì giả dụ tuyển Việt Nam có Hoàng Đức ở trung tâm hàng tiền vệ hay hàng phòng ngự không mất những nhân tố chủ chốt thì mọi chuyện sẽ khác hơn rất nhiều. It nhất tuyển Việt Nam có thể giữ được điểm thay vì trắng tay như thực tế.
3. Tuyển Việt Nam không đáng thua là chắc chắn, bởi các học trò của HLV Park Hang Seo có sự khởi đầu trong cả 2 hiệp đấu đều tốt với sự chủ động cao nhất.
nhưng vẫn khiến đội chủ nhà ôm hận trong tiếc nuối lẫn cả thất vọng
Đội bóng áo đỏ dồn ép Oman vào thế chống đỡ khá vất vả, đặc biệt sau giờ nghỉ giữa hiệp. Nhưng như thế là chưa đủ khi những đường chuyền hay tình huống quyết định cuối cùng luôn thiếu hợp lý, chính xác.
Một thất bại thực sự là tiếc nuối khi tuyển Việt Nam có đủ nỗ lực vượt khó, đối thủ không trội hơn, cũng như cả cơ hội để ghi bàn gỡ hòa thậm chí vươn lên chiến thắng.
Thất bại của tuyển Việt Nam càng thêm đắng bởi mất Thành Chung cho chuyến đi Nhật Bản vì nhận đủ thẻ, cũng như dấu hỏi với đôi chân của Tiến Linh khi phải rời sân bằng cáng.
Kết quả thất vọng là đương nhiên. Tuy nhiên, thất bại cũng chưa đáng buồn bằng việc HLV Park Hang Seo gần như không mang đến sự thử nghiệm nào đáng kể về nhân sự, lối chơi trong một trận cầu mà lẽ ra nên có nhiều đột.
Điều mong đợi không xảy ra, tuyển Việt Nam chắp vá và không mới về nhân sự nên thất bại âu cũng dễ hiểu, dù tiêu hóa trận thua kiểu vậy luôn gây ra nhiều hụt hẫng.
Video Việt Nam 0-1 Oman:
Tuyển Việt Nam: Quyết vô địch AFF Cup, củng cố 'ngai vàng' Đông Nam Á
Chuỗi 6 trận thua liên tục ở vòng loại cuối World Cup 2022 sẽ không khiến vị thế của tuyển Việt Nam ở Đông Nam Á lung lay, nhưng thành tích ở AFF Cup 2020 thì khác.
Bốn năm sau khi HLV Park Hang Seo đặt chân tới Việt Nam, ĐTQG đang lùi dần về thứ hạng cũ trên bảng xếp hạng FIFA.
Thời điểm nhà cầm quân người Hàn Quốc ký hợp đồng, tuyển Việt Nam đứng hạng 130. Ông đặt mục tiêu đưa đội vào nhóm 100 đội mạnh nhất và quả thực đã làm được. Song, sáu trận thua ở vòng loại thứ ba đẩy đội tuyển rơi xuống hạng 99.
Bốn trận còn lại, tuyển Việt Nam gặp Nhật Bản, Australia, Trung Quốc và Oman. Hai đội đầu thường xuyên dự World Cup và có lợi thế sân nhà ở lần gặp tới, còn Oman, Trung Quốc đều đang khát điểm đua vé play-off. Nguy cơ rơi khỏi top 100 của tuyển Việt Nam là rất lớn.
Tuyển Việt Nam thua sáu trận liền ở vòng loại thứ ba World Cup 2022. (Ảnh: Hồng Nam)
Tất nhiên, tuyển Việt Nam có rơi 10, 20 bậc do vòng loại thứ ba World Cup, đấy cũng không phải thảm họa.
Thầy trò HLV Park Hang Seo có thể trở lại những ngày nằm ngoài top 100, đổi lại, các cầu thủ tích lũy kinh nghiệm mà dùng tiền chưa chắc đã mua được. Nếu không phải vì vòng loại World Cup, cùng lắm bốn, năm năm một lần, tuyển Việt Nam mới được gặp Nhật Bản, Australia.
Dù vậy, tuyển Việt Nam có thể lùi dần về chỗ đứng cũ, tức là trở lại thời bất lực ở châu Á, rồi chật vật ở Đông Nam Á, nếu không nhanh chóng lấy lại đẳng cấp ở AFF Cup.
Bài học của Thái Lan ở vòng loại World Cup 2018 được nhắc lại nhiều lần, như cạm bẫy bất cứ đội tuyển mới nổi nào cũng có thể vấp phải. Sau những trận thua liên tiếp cách đây bốn năm, Thái Lan đoạn tuyệt với HLV Kiatisak Senamuang. Nhà cầm quân Thái Lan buộc phải từ chức khi bị lãnh đạo gây áp lực.
Nhưng, sa thải Kiatisak không phải quyết định sai lầm duy nhất của Liên đoàn bóng đá Thái Lan (FAT). Tại AFF Cup 2018, tuyển Thái Lan không triệu tập bốn ngôi sao đang chơi ở J-League, gồm Chanathip Songkrasin, Theerathon Bunmathan, Teerasil Dangda và Kawin Thamsatchanan.
Đội bóng xứ Chùa vàng chơi với đội B, kết cục là bị loại ở bán kết với quả phạt đền hỏng ở phút cuối của Adisak Kraisorn - tiền đạo sẽ không có suất đá chính nếu Thái Lan kiên quyết gọi Dangda.
Thái Lan gọi lại Chanathip (thứ hai từ phải qua) và Theerathon để đá AFF Cup.
Thất bại ở AFF Cup 2018 để lại nhiều hệ lụy hơn so với tưởng tượng của FAT. Cầu thủ mất niềm tin vào HLV Rajevac. Hai tháng sau, Thái Lan bị loại ở vòng 1/8 Asian Cup, còn HLV Rajevac bị sa thải sau trận thua 1-4 trước Ấn Độ.
Tuyển Việt Nam nên chơi AFF Cup với thái độ nào? Đây là câu hỏi nhiều người đặt ra khi đội lọt vào vòng loại cuối. Nhiều người cho rằng, thầy trò ông Park nên tập trung cho vòng loại World Cup, còn AFF Cup là nơi rèn quân trẻ. Lý do, tuyển Việt Nam vô địch giải này hai lần, không cần đặt nặng vấn đề thành tích.
Dù vậy, những thất bại dù tâm phục khẩu phục hay tiếc nuối ở "biển lớn" World Cup, cũng cho thấy khoảng cách của tuyển Việt Nam với những đội tuyển hàng đầu châu lục. Ranh giới chia cách giữa bóng đá Việt Nam và Ả Rập Xê Út lớn hơn một bàn mong manh từ quả đánh đầu ngược của Yahya Al-Shehri.
Hiện World Cup vẫn là giấc mộng với tuyển Việt Nam, mà mục tiêu thiết thực nhất, với HLV Park Hang Seo là làm thế nào để góp mặt ở vòng loại cuối thêm nhiều lần trong tương lai.
Video: Tuyển Việt Nam thua tối thiểu trước Nhật Bản
Tuyển Việt Nam đang ở trạng thái mông lung: đứng đầu Đông Nam Á, nhưng còn kém quá xa tốp đầu châu Á. Bốn năm trước, Thái Lan hời hợt với AFF Cup để đuổi theo giấc mộng châu Á. Điều này không cho thấy con đường của người Thái là sai.
Tuy nhiên, phải mất nhiều thời gian, tiền của và nỗ lực để thu hẹp cách biệt với nhóm các đội hàng đầu châu Á, nhưng chỉ cần một giải đấu, thậm chí một trận đấu tai hại như cách Thái Lan sụp đổ trước Malaysia năm 2018 để trở về số 0.
Thái Lan muốn sửa sai ở giải này với hai cuộc đàm phán để Theerathon, Chanathip về đá AFF Cup, cùng bản hợp đồng ngắn hạn với HLV Alexandre Polking, chỉ nhằm phục vụ giải đấu từng coi là "ao làng".
HLV Polking được giao nhiệm vụ giúp Thái Lan vô địch AFF Cup.
Quang Hải cùng đồng đội là đương kim vô địch AFF Cup. Bốn năm qua, không đội Đông Nam Á nào hơn Việt Nam về thành tích. Song, cục diện khu vực có thể thay đổi chỉ sau một, hai cú sẩy chân, nếu đội bóng của HLV Park Hang Seo thiếu tập trung.
Nhìn rộng ra, hai trận gần nhất với Thái Lan, Việt Nam đều hòa và không ghi bàn. Ba trận gặp Malaysia, Việt Nam chỉ thắng tối thiểu. Đấy là khi HLV Park Hang Seo có lực lượng mạnh nhất, khác xa tình cảnh chắp vá chằng chịt hiện tại. Chưa kể, lối đá của tuyển Việt Nam với từng ấy bài vở, con người đã bị mổ xẻ kỹ.
Nhà cầm quân người Hàn Quốc hiểu điều này và cũng không đánh giá thấp các đối thủ ở AFF Cup. Hôm 19/11, ông gọi 33 cầu thủ, gồm 27 cầu thủ đội một và sáu cái tên giỏi nhất của U23. Những cầu thủ được gọi là trụ cột ĐTQG ở vòng loại World Cup, hoặc đã đá đủ hai trận cùng đội U23 ở vòng loại châu Á.
HLV Park Hang Seo còn định gọi cả Đỗ Hùng Dũng lên đội. Tức là về mặt con người, ông đã vét cạn tài nguyên của bóng đá Việt Nam. Chuyến tập huấn 10 ngày ở Vũng Tàu - nơi có khí hậu tương đồng Singapore, cùng cách tuyển quân của ban huấn luyện cho thấy tuyển Việt Nam sẽ đá AFF Cup bằng tất cả những gì tốt nhất.
Tuyển Việt Nam sẽ chơi mọi đấu trường bằng tất cả khả năng. Đó là thái độ cần thiết với những đội tuyển đang chơi vơi giữa những chông chênh tham vọng.
Vé xem tuyển Việt Nam đấu Nhật Bản cao nhất 1,2 triệu đồng VFF phát hành bốn mệnh giá vé cho hai trận đấu sân nhà của tuyển Việt Nam tháng 11, cao nhất 1,2 triệu đồng, thấp nhất 500.000 đồng. Sân Mỹ Đình sẽ đón khoảng 12.000 CĐV khi tuyển Việt Nam đấu với Nhật Bản và Saudi Arabia ở vòng loại cuối World Cup 2022 tháng 11. Ảnh: Đương Phạm Bốn mệnh giá vé...