Tuyển Việt Nam sa sút
Ngoài sự trỗi dậy của các đối thủ trong khu vực, yếu tố khiến tuyển Việt Nam trở thành cựu vương AFF Cup chính là sự suy yếu của đội.
Sau chức vô địch AFF Cup 2018, tuyển Việt Nam liên tục phải căng sức cho 2 vòng loại khắc nghiệt của World Cup 2022. Được khoác lên mình tấm áo tầm cỡ châu lục là vinh quang và niềm tự hào lớn nhất Đông Nam Á, nhưng cũng là nguồn gốc khiến lực lượng trong tay huấn luyện viên (HLV) Park Hang-seo sứt mẻ trầm trọng.
Khi bão chấn thương càn quét
So với giải đấu mà chúng ta lên ngôi vô địch 3 năm trước, ông Park mất đi quá nửa đội hình tinh nhuệ. Nguyễn Anh Đức giải nghệ, Nguyễn Huy Hùng không còn nằm trong kế hoạch, những trụ cột vốn dĩ không thể thiếu như thủ môn Đặng Văn Lâm, đôi cánh Đoàn Văn Hậu – Nguyễn Trọng Hoàng, trục dọc Trần Đình Trọng – Đỗ Hùng Dũng vì các dạng chấn thương khác nhau đều đã xa rời đội tuyển.
Người vắng mặt thì nhiều, người thay thế hầu như không có hoặc nếu có cũng không thể bù đắp về chuyên môn. Nguồn lực ngoại kiều như thủ thành Filip Nguyễn hay tiền đạo Alexander Đặng không thành hiện thực, nguồn lực từ lứa U23 đôn lên chưa thể sử dụng được ngay (Nguyễn Văn Toản, Lê Văn Xuân, Bùi Hoàng Việt Anh hay Nguyễn Thanh Bình).
Trong khi đó, V.League và hạng Nhất không giới thiệu được cho ông Park những nhân tố mới. Hệ thống giải quốc nội bị gián đoạn vì dịch bệnh, nhưng ngay cả khi đích thân ông Park đến từng sân để xem giò cầu thủ, ông cũng chỉ bất đắc dĩ “chấm” được vài gương mặt như Cao Văn Triền, Tô Văn Vũ, Nguyễn Hữu Tuấn… với tác dụng chính là gọi lên tuyển để trao thêm cơ hội rèn quân, rồi trả về khi gút danh sách.
Vì vậy, xoay quanh tất cả mặt trận, tuyển Việt Nam còn khoảng hơn 20 cầu thủ gần như bất di bất dịch. Trong số đó, 15-16 người luân phiên cày ải hết trận này sang trận khác.
Ông Park trao cơ hội ra sân cho ít cầu thủ nhất trong 4 đội vào bán kết. Đồ họa: Minh Phúc.
Trong khu vực, Thái Lan cũng không hẳn đã “thay máu” đội tuyển của mình. Trụ cột hiện nay của họ vẫn là những người từng đến Mỹ Đình làm mưa làm gió hồi tháng 10/2015 như Chanathip, Theerathon, Sarach…, thậm chí tiền đạo Dangda cùng thời Lê Công Vinh vẫn còn đang đá chính. Nhưng điều khác biệt là lịch thi đấu của họ không quá dày đặc như tuyển Việt Nam.
Thái Lan cùng dự vòng loại thứ 2 World Cup với chúng ta, nhưng khi họ dừng lại thì chúng ta có thêm 10 trận nữa của vòng loại thứ 3 (đã thi đấu xong 6 trận), đều là các trận khốc liệt đến mức hao sức, thiệt quân. Từ trận gần nhất ở đấu trường này (gặp Saudi Arabia ngày 26/11), thầy trò ông Park có 20 ngày vừa dưỡng sức vừa luyện tập để bước vào AFF Cup (6/12 đã gặp Lào).
20 ngày đó là không đủ để hồi phục với những người đang bị chấn thương hành hạ. Bùi Tiến Dũng, Nguyễn Thành Chung, Đỗ Duy Mạnh đều đau ở những mức độ khác nhau, Nguyễn Tuấn Anh chưa bao giờ sung sức, Nguyễn Tiến Linh sát giờ khai cuộc vẫn còn phải tập riêng, Trần Đình Trọng sớm chia tay giải.
Không giống Thái Lan khi có cơ hội vươn ra châu lục trở nên thờ ơ với ao làng, chúng ta vẫn tập trung hết mức cho cả 2 giải đấu, thậm chí lấy vòng loại World Cup làm bàn đạp tầm cao cho AFF Cup. Chiến lược đó đi kèm những hệ lụy về quân số, nó khiến đội bóng của HLV Park Hang-seo trở nên què quặt và sa vào thế nhỡ nhàng.
HLV Park kiên định hay bảo thủ
Một vài giải đấu thất bại không làm lung lay vị thế của HLV Park Hang-seo, nhưng để bóng đá Việt Nam đừng đổ vỡ dây chuyền, chúng ta cần chung tay giúp ông khắc phục những hạn chế đang tồn tại.
HLV Park Hang-seo từng được coi là thầy phù thủy biến những điều không thể thành có thể. Nhưng sau hơn 4 năm, chiếc đũa thần của ông cũng dần mất đi sự màu nhiệm, vì không bột chẳng thể gột nên hồ.
Càng khó khăn về lực lượng, thầy Park càng chọn giải pháp an toàn, nghĩa là đặt niềm tin tuyệt đối vào nhóm cầu thủ quen dùng. Nguyễn Hoàng Đức từ chỗ là phát hiện của vòng loại World Cup, đã bị trưng dụng hết công suất, ngay cả ở những trận đấu không nhiều ý nghĩa của bảng B. Cùng với anh là Nguyễn Quang Hải, Nguyễn Công Phượng, Nguyễn Tiến Linh, Nguyễn Tuấn Anh, Phan Văn Đức – những cái tên mà đối thủ không cần dò xét cũng biết họ sẽ ra sân.
Ở vị trí điển hình cần sáng tạo và tươi mới, Phan Văn Đức luôn được ưu tiên bất chấp phong độ sa sút trong giai đoạn thật dài. Nhiều nhà chuyên môn đã phải lên tiếng về trường hợp của Văn Đức, nhưng thầy Park vẫn không thay đổi quan điểm về cầu thủ SLNA.
Văn Đức hay Tiến Linh đều không có phong độ tốt tại AFF Cup.
Bộ khung quá dễ đoán tất yếu mang đến lối chơi không còn tính bất ngờ. Lào cũng có thể làm khó chúng ta khi lùi sâu phòng ngự. Indonesia khiến mọi giải pháp trở nên bế tắc.
Thầy Park khiến tất cả ngạc nhiên khi chơi chiến thuật cũ mòn ở những trận đấu vòng bảng, nhưng lại chủ động phiêu lưu trong cuộc đấu bán kết sống còn. Có thể hiểu là ông muốn rũ bỏ cái mác bảo thủ của bản thân và tạo sự bất ngờ cho người Thái, nhưng đó là lựa chọn không hợp lý khi chính ông dường như cũng không nhận thức được năng lực thật của đối phương.
Xưa nay, thứ làm nên thương hiệu và thành công cho ông Park là lối chơi cửa dưới, rình rập, phản công. Ông bỏ sở trường đi tìm sở đoản, khiến chính các cầu thủ cũng bỡ ngỡ theo. Và cái cách ông biện bạch về Công Phượng, Văn Toàn thực hiện sai chiến thuật khi lao vào giữa 3 trung vệ kềnh càng của Thái đã nói thay tất cả về sự bối rối, mất phương hướng, thiếu liên lạc giữa ban huấn luyện với cầu thủ trên sân.
Yếu tố tinh thần vốn dĩ đã là thách thức với thầy Park, khi chuỗi thất bại ngoài châu lục khiến ông chịu nhiều phản biện. Sức ép phải khẳng định mình, khẳng định ngôi vị cho tuyển Việt Nam đôi khi làm ông đưa ra những quyết định bất thường, toan tính những nước đi phá vỡ nguyên tắc an toàn, và sai số là điều không thể tránh.
Chúng ta lại thua người Thái, mất ngôi AFF, đứng trước nguy cơ lớn sẽ trắng tay ở vòng loại cuối cùng World Cup và tương lai bảo vệ HCV SEA Games cũng thật khó khăn. Làm sao để ngăn đà tụt dốc của bóng đá Việt Nam, bài toán ấy một mình ông Park không thể nào giải nổi.
Highlights AFF Cup 2020: Thái Lan 0-0 Việt Nam Thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo chơi lấn lướt, nhưng không thể chọc thủng lưới Thái Lan ở trận bán kết lượt về AFF Cup tối 26/12.
Thiếu Văn Lâm không phải nỗi lo của HLV Park
Bài học từ quá khứ cho thấy mỗi khi tuyển Việt Nam thiếu vắng trụ cột, HLV Park Hang-seo sẽ lập tức tìm được giải pháp thay thế.
Lần đầu tiên sau 3 năm dẫn dắt tuyển Việt Nam, HLV Park Hang-seo không còn Đặng Văn Lâm trong khung gỗ. Cựu thủ môn CLB Hải Phòng được trọng dụng từ trận gặp Jordan ở vòng loại Asian Cup 2019, sau đó chiếm luôn suất bắt chính.
Cùng với Văn Lâm, tuyển Việt Nam giữ sạch lưới trên 50% số trận ở 3 giải đấu, gồm AFF Cup (62,5%), Kings Cup (50%) và vòng loại World Cup (80%). Asian Cup là giải đấu tuyển Việt Nam thủng lưới nhiều nhất, nhưng Văn Lâm vẫn chơi rất hay.
Mọi chiến lược gia đều lo lắng khi thiếu một cầu thủ như vậy. Tuy nhiên, đây không phải lần đầu HLV Park đối diện với cảnh vắng trụ cột.
Văn Lâm bắt chính ở mọi giải đấu cấp độ ĐTQG dưới thời HLV Park Hang-seo. Thủ môn Việt kiều giữ sạch lưới quá nửa số trận ở hầu hết giải đấu nói trên. Ảnh: Minh Chiến.
Lời giải cho bài toán Văn Lâm
HLV Park Hang-seo đã lường trước khả năng Văn Lâm không thể góp mặt. Ở đợt tập trung tháng 5, ông gọi 4 thủ môn và có nửa tháng để đánh giá năng lực học trò. Trước ngày lên đường, khi biết tin Văn Lâm hoãn ngày sang UAE, HLV Park lập tức đưa Nguyễn Văn Hoàng vào danh sách.
"Vé vớt" của Văn Hoàng cho thấy HLV Park luôn có kế hoạch dự phòng. Trong tay chiến lược gia người Hàn Quốc là Nguyễn Văn Toản, Bùi Tấn Trường và Nguyễn Văn Hoàng. Ngoại trừ Văn Hoàng, hai cái tên còn lại từng bắt chính ở cấp độ quốc tế.
Tấn Trường là một trong không nhiều thủ môn kinh qua đủ 3 cấp độ: U19, U23 và tuyển Việt Nam. Cựu thủ thành Đồng Tháp bị chỉ trích trong quá khứ, nhưng việc điền tên Tấn Trường vào danh sách đi UAE cho thấy HLV Park Hang-seo có niềm tin với học trò. Niềm tin ấy độc lập hoàn toàn với sự vắng mặt của Văn Lâm và không bị tác động bởi sai lầm của Tấn Trường trước đây.
"Xét về phong độ, thể hình, kinh nghiệm của Tấn Trường, anh là lựa chọn rất tốt hiện nay. Tuổi 35, các vị trí khác sẽ gặp khó, nhưng thủ môn thì khác. Ở bên kia sườn dốc sự nghiệp, Tấn Trường đang chứng minh được giá trị ở CLB Hà Nội. Tấn Trường từng bắt ở các giải lớn. Dù những trận đấu ấy diễn ra từ 8, 9 năm trước, nhưng thủ môn này vẫn có độ va chạm và kinh nghiệm.
BLV Quang Huy và Quang Tùng nhận định thủ môn Tấn Trường có cơ hội bắt chính cho tuyển Việt Nam trong phần còn lại của vòng loại thứ hai World Cup 2022. Ảnh: Y Kiện.
Sự xuất hiện của Tấn Trường gần giống màn trở lại của Nguyễn Anh Đức. Hai cầu thủ này khác nhau về vị trí, nhưng đều là gừng càng già càng cay, tức là ở điểm cuối sự nghiệp, họ mới đạt tới sự hoàn thiện.
Tấn Trường trước đây có vấn đề về tâm lý, song hiện tại, có thể thủ môn này sẽ khắc phục được thiếu sót. Chúng ta nên nói đến những thứ tích cực, đừng lo lắng về quá khứ. Khi ban huấn luyện đã tin tưởng Tấn Trường, nghĩa là họ có giải pháp", BLV Ngô Quang Tùng phân tích với Zing .
BLV Vũ Quang Huy cũng đánh giá: "Ban huấn luyện đã lường trước sự vắng mặt của Văn Lâm. Tuyển Việt Nam có lực lượng thủ môn tốt. Bên cạnh Văn Lâm, các thủ môn còn lại có phong độ tốt và tập luyện khá kỹ lưỡng. Cuộc đua sẽ diễn ra giữa Tấn Trường và Văn Toản. Tấn Trường có kinh nghiệm, phong độ tốt, thể hình lý tưởng và phát bóng cực ổn".
Các HLV trên thế giới thường thuộc về một trong hai trường phái huấn luyện. Một là đứng ngoài quan sát toàn cục, trao việc huấn luyện chuyên môn cho trợ lý. Hai là trực tiếp tham gia vào từng bài tập trên sân. HLV Park là trường hợp đặc biệt, khi ông giao việc giám sát chuyên môn cho trợ lý, nhưng vẫn "can thiệp" để điều chỉnh động tác cho học trò khi cần, kể cả vị trí thủ môn, vốn đòi hỏi việc huấn luyện chuyên biệt.
Ở U22 Việt Nam, HLV Park từng dành tới 5 phút để dạy thủ môn Y Êli Niê cách bắt bóng bổng đúng động tác. Trong buổi tập đầu tại UAE, ông Park phản ứng rất mạnh khi thấy Văn Hoàng xử lý hỏng ở tình huống bóng bổng. Chiến lược gia người Hàn Quốc yêu cầu sự tỉ mỉ tối đa ở kỹ thuật của các học trò, dù là buổi tập.
Vị trí thủ môn càng được HLV Park quan tâm hơn, khi sai lầm ở vị trí này, đơn giản là không thể sửa chữa. Do đó, để có mặt tại UAE, Tấn Trường, Văn Toàn và Văn Hoàng đã vượt qua quá trình sàng lọc kỹ lưỡng và được chuẩn bị đầy đủ về tâm lý, bất chấp cả ba đều có khuyết điểm riêng. Việc không có người gác đền số 1 có khi lại là điềm lành, bởi khi cơ hội ra sân được chia đều, những thủ môn còn lại có động lực cố gắng hơn, đồng thời luôn ở trạng thái sẵn sàng.
HLV Park Hang-seo đã lường trước sự vắng mặt của Văn Lâm, nên gọi tới 3 thủ môn (chưa tính Văn Lâm) sang UAE. Tấn Trường, Văn Toản, Văn Hoàng đều là những gương mặt tiềm năng để thay thế. Ảnh: Y Kiện.
Thầy Park luôn có phương án
Ởcác giải lớn, HLV Park Hang-seo thường tin tưởng vào một bộ khung duy nhất. 5 trận đầu ở vòng loại World Cup 2022, ông dùng một đội hình, chỉ thay đổi trong trường hợp bất khả kháng như trụ cột chấn thương hoặc suy giảm thể lực. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa ông Park chỉ có một lựa chọn.
Thực tế quá khứ chứng minh: mỗi khi các cầu thủ đội hình chính gặp vấn đề, ban huấn luyện tuyển Việt Nam luôn có giải pháp thay thế. Đôi khi, cầu thủ thế vai còn chiếm luôn suất đá chính của người cũ.
Ở VCK U23 châu Á 2018, Đoàn Văn Hậu dính chấn thương ở vòng bảng, HLV Park lập tức đẩy Vũ Văn Thanh sang cánh trái, rồi tạo cơ hội cho Phạm Xuân Mạnh đá lấp vào vị trí của Văn Thanh. U23 Việt Nam vẫn chơi trơn tru, thuận lợi khi vượt qua U23 Iraq, U23 Qatar để tạo nên lịch sử.
Tại ASIAD, Đỗ Hùng Dũng dính chấn thương ngón chân cũng ở vòng bảng. Lương Xuân Trường tái xuất, đá cặp với Nguyễn Quang Hải ở tuyến giữa. Khi Trần Đình Trọng không góp mặt, Văn Hậu được kéo về đá trung vệ, còn Đức Huy đá thay ở cánh trái.
Đến AFF Cup, chấn thương của Văn Thanh vô tình trở thành cơ hội để Nguyễn Trọng Hoàng được trọng dụng. Từ vị trí tiền vệ biên, Trọng Hoàng đá hậu vệ và tỏa sáng rực rỡ, để rồi giành danh hiệu Quả bóng Đồng năm 2019.
HLV Park khai phá được Trọng Hoàng cho vị trí chạy cánh phải sau khi Văn Thanh dính chấn thương. Ảnh: Minh Chiến.
Tương tự, Đình Trọng phải phẫu thuật trước Asian Cup 2019, nhưng tuyển Việt Nam vẫn vào tới tứ kết nhờ "đá tảng" Quế Ngọc Hải ở trung tâm hàng phòng ngự. Ở vòng loại World Cup 2022, HLV Park cũng mất một cầu thủ quan trọng là Phan Văn Đức (chấn thương). Ông lựa chọn Nguyễn Văn Toàn thay thế.
Ở vị trí tiền đạo cánh, Văn Toàn đá tròn vai, làm tốt vai trò khuấy đảo để mở ra khoảng trống cho đồng đội. Văn Đức đã bình phục chấn thương và có 5 bàn ở V.League, nhưng cơ hội của anh và Văn Toàn là 50-50. Nguyễn Tiến Linh cũng bước ra ánh sáng sau khi Anh Đức từ giã đội tuyển. Các vị trí đều có sự tiếp nối và sở hữu ít nhất hai nhân tố với chất lượng đồng đều.
Nhờ đâu mà tuyển Việt Nam có những phương án thay thế hoàn hảo khi trụ cột dính chấn thương? Câu trả lời nằm ở sự chuẩn bị.
Tuyển Việt Nam chỉ đá trung bình 2, 3 giải lớn mỗi năm, với khoảng 3 đợt tập trung dài hạn. Ngoài quãng thời gian cầm quân chinh chiến, HLV Park Hang-seo và các trợ lý luôn dày công nghiên cứu màn trình diễn của các cầu thủ để lên phương án dự phòng cho mọi vị trí trên sân.
Trả lời phỏng vấn giữa năm 2020, HLV Park khẳng định có trong tay 100 lựa chọn, được sàng lọc, đánh giá rất kỹ. Đều đặn mỗi tuần, ông, các trợ lý Lee Young-jin, Kim Han-yoon hay Park Sung-gyun lại chia nhau đến các sân bóng để theo dõi màn thể hiện của những cái tên cụ thể.
Ở mùa 2020 và nửa đầu mùa 2021, ban huấn luyện tuyển Việt Nam đã phân tích 218 trận đấu. Nhờ mẫu phân tích lớn, nên ê-kíp của HLV Park Hang-seo hiếm khi bỏ sót nhân tài.
HLV Park Hang-seo cũng thường tập trung đội tuyển ngắn hạn ở nhiều đợt trong năm, mỗi đợt gọi số cầu thủ nhiều hơn gấp rưỡi danh sách chính thức, nhằm tạo động lực cho các vị trí, có thêm con người để thử nghiệm, và quan trọng hơn, là có thêm số liệu và đánh giá trong "kho tàng" dữ liệu cầu thủ ông đang âm thầm xây dựng. Nhờ vậy, tuyển Việt Nam hiếm khi bị động trước biến cố lực lượng.
Tuy nhiên, không phải ở khu vực nào, HLV Park cũng dồi dào nhân sự thay thế. Tuyến phòng ngự mang đến nỗi lo khi trong đợt tập trung này, số gương mặt mới không nhiều. Lê Văn Xuân, Nguyễn Thanh Bình, Đỗ Thanh Thịnh đều giàu tiềm năng, nhưng khó thay thế các trụ cột trong tương lai gần. Ngoài ra, khoảng trống Đỗ Hùng Dũng để lại ở tuyến giữa không hề nhỏ.
Các tiền vệ hiện tại không có sức chiến đấu, nguồn năng lượng dồi dào và đa năng như Hùng Dũng. HLV Park nhiều khả năng phải xoay đội hình về 3-5-2, tăng số lượng tiền vệ trung tâm để khỏa lấp thiếu sót. Dù vậy, hãy cứ tin HLV Park sẽ có giải pháp, dù Văn Lâm, Hùng Dũng hay cầu thủ nào. Ngôi sao là khả biến, chỉ có năng lực và sức mạnh tập thể là bất biến.
Không ngán đối thủ nào nhưng đây là yếu tố đội tuyển Việt Nam e ngại nhất Chướng ngại mà thầy trò HLV Park cần vượt qua tại Vòng loại World Cup 2022 sắp tới không chỉ đến từ các đối thủ mà còn từ trọng tài. Tuyển Việt Nam từng nhận bất lợi từ trọng tài Đội tuyển Việt Nam đang tích cực tập luyện hướng tới vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á. Mục tiêu của...