Tuyển Việt Nam mất 5 năm để có trung phong như Tiến Linh
Sau thời của Lê Công Vinh, tuyển Việt Nam mới lại có một chân sút mang đến sự tin cậy như Nguyễn Tiến Linh.
Sau AFF 2016, Công Vinh tuyên bố chính thức giã từ sự nghiệp quần đùi áo số. Kể từ đó, tuyển Việt Nam loay hoay tìm người thay thế tiền đạo quê Nghệ An nhưng không mấy khả quan.
“Đỏ mắt” tìm tiền đạo cắm ở tuyển Việt Nam
Trong giai đoạn 2014-2016, tuyển Việt Nam không cần tìm thêm những tiền đạo cắm mới bởi Công Vinh thi đấu quá xuất sắc. Anh gần như là tiền đạo nội duy nhất có thể cạnh tranh sòng phẳng với các ngoại binh trong màu áo câu lạc bộ.
Sau AFF 2016, khi Công Vinh giải nghệ, bài toán tìm tiền đạo cắm cho tuyển Việt Nam trở nên hóc búa. Ở vòng loại Asian Cup 2019, HLV tạm quyền Mai Đức Chung buộc phải mời Nguyễn Anh Đức, người đã nói lời chia tay đội tuyển quốc gia, trở lại.
Đến thời HLV Park Hang-seo, Anh Đức cũng nhiều lần xin nghỉ đội tuyển quốc gia. Tuy nhiên, chiến lược gia người Hàn Quốc vẫn thường xuyên điền tên chân sút sinh năm 1985 vào danh sách tập trung.
Không chỉ vậy, HLV Park cũng thường xuyên than phiền về chất lượng tiền đạo nội. Đất diễn cho các chân sút Việt Nam tại V.League không nhiều bởi các câu lạc bộ chủ yếu sử dụng ngoại binh.
Ông Vũ Tiến Thành, cựu HLV đội Sài Gòn, từng lý giải rằng các ngoại binh người Brazil hoặc gốc Phi được ưa chuộng nhờ khả năng hoạt động độc lập, dựa trên kỹ thuật và sức mạnh. Đó là điểm vượt trội của họ so với các tiền đạo nội.
Những năm qua, nhiều nhân tố mới được gọi lên tuyển như Hà Minh Tuấn, Nguyễn Việt Phong, Đinh Thanh Bình, Hồ Tuấn Tài… để thử sức. Tuy nhiên, không ai trong số họ có thể chiếm được niềm tin của HLV Park.
Đó cũng là lý do HLV Park buộc phải sử dụng Công Phượng ở vị trí tiền đạo cắm ở Asian Cup 2019 khi Anh Đức không góp mặt. Đức Chinh là một tiền đạo cắm khác được HLV Park triệu tập và cho ra sân khá nhiều nhưng anh chưa bao giờ được đánh giá cao ở khả năng dứt điểm.
5 năm qua, tuyển Việt Nam không tìm ra một nhân tố mang lại sự tin cậy, ổn định ở vị trí tiền đạo cắm.
Video đang HOT
Tiến Linh được kỳ vọng tỏa sáng như những gì anh đã thể hiện trước UAE trên sân Mỹ Đình hôm 14/11/2019. Ảnh: Việt Linh.
Tiến Linh thăng hoa
ỞV.League 2021, Tiến Linh thuộc nhóm đầu trong danh sách ghi bàn với 6 pha lập công. Điều đáng nói, 5 trong số đó mang về những điểm số quan trọng cho CLB Bình Dương.
Tiến Linh ghi bàn ấn định chiến thắng 2-1 cho CLB Bình Dương ngay trên sân của đội Hà Nội. Anh lập hat-trick giúp đội nhà thắng CLB Nam Định 4-3 đầy kịch tính. Trước CLB Đà Nẵng, anh ghi bàn duy nhất giúp Bình Dương giành trọn 3 điểm.
Những bàn thắng của Tiến Linh mang về 9 điểm cho CLB Bình Dương. Trong thất bại 1-3 trước CLB Viettel, bàn thắng của tiền đạo quê Hải Dương cũng mang ý nghĩa quan trọng. Anh ghi bàn gỡ hòa, thắp lên hy vọng có điểm cho đoàn quân của HLV Phan Thanh Hùng.
So với mùa giải trước, Tiến Linh tạo ra tầm ảnh hưởng lớn hơn ở CLB Bình Dương. Anh đang đóng góp đến 43% số bàn thắng của đội nhà. Con số này ở mùa giải 2020 chỉ là 23%.
Khả năng dứt điểm của Tiến Linh cũng đang dần hoàn thiện hơn qua các mùa giải. Anh đang có những phẩm chất tốt của một trung phong là tốc độ, kỹ thuật, dứt điểm ít chạm và cả sút xa.
Trong cuộc đối đầu Hải Phòng ở V.League 2020, Tiến Linh có pha xâu kim hậu vệ đối phương trước khi dứt điểm hạ gục Nguyễn Văn Toản. Đến trận gặp CLB Sài Gòn, anh có pha bứt tốc từ giữa sân rồi thực hiện cú lốp bóng qua đầu thủ môn. Đó là những tình huống thể hiện kỹ thuật và khả năng xử lý bóng của Tiến Linh.
Tiến Linh không thường xuyên sút xa, nhưng mỗi khi ra chân, chất lượng của cú dứt điểm là rất tốt dù anh cứa lòng hay sút bằng mu chính diện. Pha lập công duy nhất vào lưới UAE ở vòng loại World Cup 2022 trên sân Mỹ Đình là một ví dụ. Mùa này, Tiến Linh đã giúp CLB Bình Dương vượt qua Đà Nẵng bằng một siêu phẩm ngoài vùng cấm.
Tiến Linh đang dần tạo ra tầm ảnh hưởng lớn hơn ở CLB Bình Dương. Đồ họa: Hải Phúc.
Sự lựa chọn số 1 của thầy Park?
Trong danh sách tập trung tuyển Việt Nam, 6 tiền đạo được điền tên là Tiến Linh, Anh Đức, Đức Chinh, Công Phượng, Văn Toàn và Văn Đức. Trong đó, đối thủ của Tiến Linh ở vị trí tiền đạo cắm là đàn anh Anh Đức và người bạn Đức Chinh.
Trong quá khứ, Tiến Linh từng là “kép phụ” của Đức Chinh ở các giải trẻ như U19 châu Á, U20 World Cup. Ở CLB Bình Dương, tiền đạo sinh năm 1997 được Anh Đức dìu dắt.
Nhưng ở thời điểm này, Tiến Linh phải là sự lựa chọn số 1 của HLV Park Hang-seo khi anh có những màn trình diễn ấn tượng hơn 2 “đối thủ”. Đức Chinh đang không có phong độ cao khi anh chỉ mới có 2 bàn sau 11 pha lập công.
“Lão tướng” Anh Đức có phong độ cao với 5 bàn thắng sau 5 trận trong màu áo CLB Long An ở giải hạng Nhất. Đây là yếu tố giúp cựu tiền đạo CLB Bình Dương được gọi lên đội tuyển quốc gia và có thể ra sân ở một số thời điểm nhưng anh khó lòng giành suất đá chính với Tiến Linh.
Bởi lẽ, ngoài Indonesia, 2 đối thủ còn lại của tuyển Việt Nam là Malaysia và UAE đều khỏe, sở hữu lối chơi giàu tốc độ, sức mạnh. Nguồn năng lượng mà Tiến Linh có thể tạo ra chắc chắn nhiều hơn Anh Đức.
Thể hình, sức mạnh của Tiến Linh cũng là một lợi thế để giúp anh có thể trở thành một “điểm neo” cho đồng đội. Anh có thể làm tường, thu hút hậu vệ đối phương để tạo khoảng trống cho các đồng đội như Văn Đức, Văn Toàn, Công Phượng băng xuống 2 biên.
Bên cạnh đó, cơ hội đá chính cao của Hồ Tấn Tài ở tuyển Việt Nam cũng có thể giúp Tiến Linh hưởng lợi. Khi vắng Trọng Hoàng, HLV Park có thể sử dụng Tấn Tài ở vị trí hậu vệ phải và đưa Vũ Văn Thanh sang chơi ở hậu vệ trái.
Khi đó, sự ăn ý của Tấn Tài và Tiến Linh sẽ được phát huy. Trong quá khứ, bộ đôi này nhiều lần tìm thấy nhau. Hai bàn thắng của Tiến Linh trong chiến thắng 2-0 của U22 Việt Nam trước U22 Trung Quốc đều được kiến tạo bởi Tấn Tài.
Ở SEA Games 30, hậu vệ của CLB Bình Định cũng có một đường kiến tạo cho Tiến Linh. Khoảng thời gian làm đồng đội ở CLB Bình Dương cũng như đội tuyển quốc gia các lứa giúp 2 cầu thủ này ăn ý với nhau hơn.
“Ở CLB Bình Dương, tôi thi đấu rất ăn ý với Tiến Linh. Khi tôi có bóng, Tiến Linh biết di chuyển sao cho hợp lý. Đó là lý do tôi thường xuyên kiến tạo cho cậu ấy”, Tấn Tài chia sẻ với Zing trong một buổi phỏng vấn.
5 năm qua, tuyển Việt Nam luôn tìm kiếm một tiền đạo có thể chơi bóng thông minh, dứt điểm sắc bén như Lê Công Vinh. Giờ đây, Tiến Linh có thể là câu trả lời cho “bài toán” khó đó.
Vì sao thầy Park triệu tập lão tướng Anh Đức?
Việc lão tướng Anh Đức có tên trong danh sách đội tuyển Việt Nam chuẩn bị cho ba trận đấu cuối bảng G vòng loại thứ 2 World Cup 2022 khu vực châu Á đã gây không ít bất ngờ.
Việc 3 cầu thủ mới trở lại sau chấn thương như Văn Hậu, Tuấn Anh, Trọng Hoàng được HLV Park triệu tập ít nhiều vẫn có thể giải thích. Tuy không thể ra sân nhưng ông cần họ tạo đồng lực cho đồng đội trong quá trình tập luyện, để khi cần có thể lắp vào đội hình thi đấu ngay.
Nhưng nhìn Anh Đức, 36 tuổi có phần đuối sức ở các bài tập thể lực của đội tuyển trong những ngày đầu không khỏi boăn khoăn. Các tiền đạo cùng thời như Công Vinh, Việt Thắng đã giải nghệ từ lâu nhưng Anh Đức vẫn làm HLV kiêm cầu thủ cho đội hạng Nhất Long An. Giới chuyên môn thắc mắc là có lý khi Tiến Linh, Văn Toàn, Công Phượng đang có phong độ cao, liệu có cần lão tướng này không. Chưa kể Văn Đức, Quang Hải, Xuân Trường, Minh Vương cũng đang làm tốt nhiệm vụ hộ công và ghi bàn.
Ông Park sẽ dùng tiền đạo 36 tuổi này vào những thời điểm ngắn, tận dụng kinh nghiệm và khả năng không chiến trước các hậu vệ to cao của đối thủ. Ảnh LÀC
Ba trận đấu tới, ngoại trừ trước đối thủ quá yếu như Indonesia, còn 2 trận đối đầu với Malaysia hay UAE, Việt Nam chắc chắn chỉ chơi với 1 trung phong, cơ hội cho Anh Đức không nhiều. Không khó cũng có thể biết được Tiến Linh đương nhiên được ưu tiên ở vị trí trung phong cắm và đôi cánh hỗ trợ khả năng cao là Văn Toàn - Văn Đức.Phương án 2 chắc sẽ giành cho Hà Đức Chinh hay Công Phượng tùy tình hình và đối thủ trên sân.
Vậy ông Park triệu tập Anh Đức lên tuyển để làm gì? Đang chơi ở hạng Nhất trong màu áo Long An, Anh Dức cũng đã có 5 bàn thắng nhưng anh ít di chuyển, chủ yếu "mắc võng" chờ bóng. Trong khi đó, từ trước đến nay dù đá với sơ đồ nào thì điều kiện tiên quyết của ông thầy Hàn quốc là các cầu thủ phải liên tục di chuyển và bắt buộc phải tham gia phòng ngự.
Phải chăng là với mật độ ba trận đấu trong vòng 10 ngày đội tuyển phải có rất nhiều phương án tấn công. Ông Park sẽ dùng tiền đạo 36 tuổi này vào những thời điểm ngắn, tận dụng kinh nghiệm và khả năng không chiến trước các hậu vệ to cao của đối thủ.
Những mũi nhọn lợi hại ở tuyển Việt Nam HLV Park Hang-seo luôn ưu tiên những học trò cũ từng lên các đội tuyển quốc gia dưới thời ông, đặc biệt rất khó hoặc không thay đổi ở hàng tiền đạo. Dĩ nhiên, ông Park cũng gây ra tranh cãi khi loại Văn Quyết và tái triệu tập lão tướng Anh Đức 36 tuổi mà chưa chịu chia sẻ với ông về...